Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Mẹ chọn sữa gì cho bụng non nhạy cảm?

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Mẹ chọn sữa gì cho bụng non nhạy cảm?

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Mẹ chọn sữa gì cho bụng non nhạy cảm?

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa là tình trạng thường gặp do hệ tiêu hóa của con còn non nớt, chưa phát triển hoàn thiện. Do đó, trong những năm đầu đời, mẹ sẽ cần đặc biệt lưu tâm khi chăm sóc bé, nhất là đối với sữa mà bé bú. Với trẻ nhỏ, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất để bé tăng trưởng và phát triển. Thế nhưng, nếu không đủ điều kiện cho bé bú, mẹ cần chọn công thức sữa cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa như thế nào để phù hợp với bụng non nhạy cảm?

Bạn đang đọc: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Mẹ chọn sữa gì cho bụng non nhạy cảm?

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa – Nỗi “ám ảnh” thường trực của ba mẹ

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ và là tập hợp của nhiều vấn đề tiêu hóa khác nhau mà nguyên nhân chủ yếu đến từ việc chức năng tiêu hóa của bé chưa hoàn chỉnh [1], [2]. Trong đó, thường gặp nhất là:

Trớ, ọc sữa

Đây là hiện tượng trẻ bị trẻ bị trào một ít sữa (khoảng 5 – 10ml) qua miệng và/hoặc mũi sau khi bú. Theo thống kê, có đến 2/3 trẻ nhỏ bị nôn trớ trong những tháng đầu đời và tình trạng này gọi là nôn trớ sinh lý. Đối với bé dưới 6 tháng tuổi, việc bị nôn trớ vài lần mỗi ngày là bình thường nếu bé vẫn vui vẻ, lên cân tốt, không thở khò khè… Tuy nhiên, nếu trẻ trớ, ọc sữa quá thường xuyên thì có thể là biểu hiện của các vấn đề về đường tiêu hóa [2], [3]. 

Chướng bụng, đầy hơi

Bé bị chướng bụng, đầy hơi sẽ có dấu hiệu bụng bị căng và ợ hơi liên tục sau khi bú. Ngoài ra, bé cũng có thể quấy khóc sau khi ăn, lười bú hoặc bỏ bú. Chướng bụng, đầy hơi ở trẻ nhỏ cũng khá phổ biến và mẹ có thể giúp bé giảm nguy cơ gặp phải tình trạng này bằng cách vỗ ợ hơi cho bé, xoa bóp bụng bé nhẹ nhàng, cho bé nằm sấp khi bé thức… [2], [3].

Tiêu chảy

Tiêu chảy là tình trạng bé đi ngoài phân lỏng như nước trên 3 lần một ngày. Khi bé bị tiêu chảy, mẹ cần tiếp tục cho bé bú mẹ. Đồng thời, cần chú ý theo dõi các biểu hiện của bé. Nếu bé có các biểu hiện như môi khô, khóc không có nước mắt, số lần đi tiểu ướt tã dưới 6 lần/ ngày, sốt hoặc phân có lẫn máu hoặc chất nhầy thì cần đưa bé đi khám [2], [3].

Táo bón

Táo bón là tình trạng phân của bé cực kỳ khô, cứng, bé đi ngoài rất khó khăn nên mỗi lần đi ngoài là lại quấy khóc, đau đớn, khó chịu. Thông thường, trẻ bú sữa ngoài sẽ hay bị táo bón hơn trẻ bú mẹ. Táo bón ở trẻ nhỏ cũng là tình trạng phổ biến, có thể tự khỏi mà không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, với bé bú ngoài, mẹ có thể hạn chế tình trạng này bằng cách chọn cho con công thức sữa phù hợp cũng như pha sữa cho con theo đúng tỷ lệ được hướng dẫn [4]. 

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa phải làm sao? Mẹ nên chọn sữa gì cho bụng non nhạy cảm?

Tìm hiểu thêm: [Kiến thức mẹ bầu] Những điều cần biết khi mới mang thai lần đầu

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Mẹ chọn sữa gì cho bụng non nhạy cảm?

>>>>>Xem thêm: Mách bạn cách khắc phục các triệu chứng viêm đại tràng giảm bớt khó chịu

Để bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ, mẹ sẽ cần hết sức lưu tâm đến sữa bé bú vì với trẻ nhỏ sữa là nguồn dinh dưỡng chính giúp bé tăng trưởng và phát triển. Thế nhưng, trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên bú sữa thế nào để tốt cho tiêu hóa còn non nớt của con?

Ưu tiên hàng đầu cho bé trong giai đoạn đầu đời vẫn là sữa mẹ vì đây là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đặc biệt, đạm sữa mẹ còn dễ tiêu, dễ hấp thu nên rất phù hợp với hệ tiêu hóa còn non nớt của con [5]. Đối với những trường hợp mẹ không đủ điều kiện cho bé bú thì có thể nhờ đến sự hỗ trợ của công thức sữa. Tuy nhiên, khi chọn công thức sữa cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa, mẹ cần lưu ý đến đạm sữa và ưu tiên chọn những công thức sữa chứa đạm A2. 

Để hiểu hơn về công dụng của đạm A2, đầu tiên mẹ cần biết sữa sẽ được tạo thành từ 2 thành phần chính là đạm whey và đạm casein. Hai loại đạm này sẽ được hình thành từ rất nhiều đồng phân nhỏ. Đối với đạm casein, đồng phân sẽ β-casein chiếm tới 45% và có 2 biến thể là A1 và A2 [1]. 

Đối với A1 β-casein hay đạm A1 (thường có nhiều trong sữa bò được lấy từ giống bò đã qua lai tạo), khi được tiêu hóa ở ruột non, loại đạm này sẽ bị thủy phân thành β-casomorphin-7 (BCM-7), một peptide có thể làm giảm khả năng vận động, tăng thời gian vận chuyển của đường tiêu hóa. Và do đó, có thể gây ra rối loạn tiêu hóa cho bé với các triệu chứng như chướng bụng, đầy hơi. Trong khi đó, A2 β-casein hay đạm A2 (thường có trong sữa mẹ, sữa dê, sữa bò từ giống bò thuần chủng), khi tiêu hóa ở ruột non sẽ không tạo ra peptide BCM-7. Do đó, những loại sữa chỉ chứa đạm A2 sẽ giúp đường tiêu hóa hoạt động tốt, giúp bé ít gặp các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiêu hóa hơn so với đạm A1 [1]. 

Bên cạnh đó, sữa mẹ – loại sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng chỉ chứa đạm A2. Do đó, những công thức sữa chỉ chứa đạm A2 sẽ có cấu trúc tương tự như đạm sữa mẹ nên sẽ giúp mẹ dẹp bỏ nỗi lo bé bị táo bón [2].

Ngoài đạm “quý” A2, khi chọn công thức sữa cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa, mẹ cũng cần lưu ý đến những thành phần như:

  • Probiotics và prebiotics: Probiotics là các lợi khuẩn đường ruột, còn prebiotics là nguồn thức ăn cho lợi khuẩn. Việc bổ sung 2 thành phần này sẽ giúp bổ sung và nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột. Qua đó, giúp bé tiêu hóa dễ dàng và củng cố hệ tiêu hóa khỏe mạnh. 
  • Kẽm, vitamin D, vitamin B6 & B12: Đây là các vitamin, khoáng chất giúp bé củng cố và tăng đề kháng, bảo vệ con khỏi nguy cơ ốm vặt.
  • DHA, lutein, ​iod, sắt, vitamin A:​ Các dưỡng chất này giúp hỗ trợ phát triển trí não, thị lực cũng như giúp tăng cường trí nhớ cho bé.

Ngoài việc chọn công thức sữa theo thành phần dinh dưỡng, mẹ cũng hãy để ý đến nguồn gốc xuất xứ của sữa. Một trong những ưu tiên hàng đầu là những công thức sữa được sản xuất từ nguồn sữa được lấy từ giống bò thuần chủng, không qua lai tạo, chăn nuôi hoàn toàn từ phương pháp hữu cơ ở Úc và New Zealand, được cho ăn cỏ tự nhiên, không sử dụng hormone tăng trưởng. Bởi những giống bò thuần chủng được chăm sóc trong điều kiện tốt nhất này sẽ cho ra nguồn sữa chứa đạm A2 chất lượng. 

Bên cạnh vấn đề dinh dưỡng, mẹ cũng cần chú ý chăm sóc bé đúng cách để giúp bé cải thiện và phòng ngừa các vấn đề tiêu hóa trong những năm đầu đời. Cụ thể, mẹ sẽ cần cho bé bú đúng tư thế, vỗ ợ hơi cho bé sau khi bú, chia nhỏ các cữ bú, tránh cho bé bú quá nhiều một lần và cần cẩn thận khi cho bé dùng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *