Trẻ bị sổ mũi kéo dài phải làm sao? Khi nào nên đưa bé đi khám?

Trẻ bị sổ mũi kéo dài phải làm sao? Khi nào nên đưa bé đi khám?

Trẻ bị sổ mũi kéo dài phải làm sao? Khi nào nên đưa bé đi khám?

Sổ mũi kéo dài ở trẻ em là tình trạng khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Nếu không được khắc phục kịp thời, việc trẻ bị chảy nước mũi lâu ngày có thể gây nhiều biến chứng có hại cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vậy trẻ bị sổ mũi kéo dài phải làm sao?

Bạn đang đọc: Trẻ bị sổ mũi kéo dài phải làm sao? Khi nào nên đưa bé đi khám?

Những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Kenshin sẽ giúp bạn biết được nên làm gì khi trẻ bị sổ mũi kéo dài.

Giải đáp thắc mắc: Trẻ bị sổ mũi kéo dài phải làm sao?

Để biết được câu trả lời cho vấn đề trẻ bị sổ mũi kéo dài phải làm sao, cần dựa trên nguyên nhân gây bệnh.

Bạn có thể xem thêm:

Bé bị sổ mũi kéo dài: 11 nguyên nhân ngỡ không quen mà quen khó ngờ

Sau khi tìm ra nguyên nhân gốc rễ khiến bé bị sổ mũi kéo dài, có thể áp dụng nhiều cách chữa bệnh khác nhau cho bé, bao gồm rửa mũi bằng nước muối sinh lý, cho bé uống thuốc, dùng thuốc xịt mũi hay thậm chí là phẫu thuật.

1. Trẻ bị sổ mũi kéo dài phải làm sao? Vệ sinh mũi cho bé

Vệ sinh mũi đúng cách là điều quan trọng cần làm đầu tiên khi trẻ bị sổ mũi kéo dài. Cách làm này đặc biệt hiệu quả nếu trẻ bị sổ mũi kéo dài do nhiễm trùng (cảm lạnh, cảm cúm…). Nếu không làm sạch mũi, vi trùng sẽ tiếp tục tồn tại và sinh sôi trong khoang mũi, khiến tình trạng sổ mũi không chỉ dai dẳng hơn mà còn nghiêm trọng hơn. Việc đường mũi được vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng cũng giúp thuốc phát huy tác dụng hiệu quả hơn.

Với trẻ nhỏ, bạn có thể hút mũi cho trẻ để loại bỏ các chất nhầy trong mũi. Đối với trẻ lớn hơn, việc dạy cho bé cách xì mũi là một gợi ý dành cho bạn. Sau đó, bạn có thể rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý.

Bạn có thể xem thêm:

Bật mí 5 cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh vừa nhanh vừa hiệu quả

2. Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống

Trẻ bị sổ mũi kéo dài phải làm sao? Khi nào nên đưa bé đi khám?

Không gian sống bị ô nhiễm không khí, nhiều bụi bặm, đầy khói, ẩm mốc hoặc quá khô… đều có thể khiến trẻ bị sổ mũi kéo dài. Do đó, vệ sinh môi trường sống thật sạch sẽ có thể giúp khắc phục vấn đề.

Có thể bạn quan tâm

Ô nhiễm không khí trong nhà đang gây hại cho sức khỏe như thế nào?

3. Trẻ bị sổ mũi kéo dài, ba mẹ nên làm gì? Bổ sung nhiều chất lỏng

Với các trẻ đã bước qua tuổi ăn dặm, việc cho trẻ uống nhiều nước hơn sẽ giúp chất nhầy trong mũi loãng ra, dễ dàng tống xuất ra ngoài hơn. Ngoài nước lọc, bạn cũng có thể cho bé uống sinh tố, nước trái cây… để tăng cường lượng chất lỏng trong cơ thể.

Với các bé còn nhỏ, mẹ nên tăng cữ bú cho bé để con có thể nhận được đủ lượng chất lỏng cần thiết.

4. Giữ ấm cơ thể bé

Thời tiết lạnh cũng là một nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi kéo dài. Do đó, khi trời trở lạnh, bạn nên mặc quần áo ấm và tắm nước ấm cho bé. Bổ sung những loại nước ấm như trà gừng cũng có thể giúp trẻ bị sổ mũi kéo dài cảm thấy khá hơn.

5. Dùng máy tạo độ ẩm để khắc phục tình trạng trẻ bị sổ mũi kéo dài

Tìm hiểu thêm: Bà bầu ăn nấm có ảnh hưởng gì đến mẹ lẫn con không?

Trẻ bị sổ mũi kéo dài phải làm sao? Khi nào nên đưa bé đi khám?

Ngoài vệ sinh sạch sẽ môi trường sống thì việc làm ẩm không khí trong phòng có thể giúp giảm tình trạng sổ mũi kéo dài do viêm mũi không dị ứng gây ra. Cần lưu ý rằng máy tạo độ ẩm rất dễ bị nấm mốc, cần vệ sinh sạch sẽ thường xuyên để tránh phát tán vi khuẩn, nấm mốc trong không khí.

6. Dùng các loại thuốc trị sổ mũi

Sử dụng thuốc trị nghẹt mũi, sổ mũi là một phương pháp điều trị nhắm vào các triệu chứng cụ thể ở mũi, giúp điều trị hiệu quả tình trạng nghẹt mũi kéo dài ở trẻ. Một số loại thuốc có thể kể đến là:

  • Thuốc kháng histamin: Trẻ em bị sổ mũi kéo dài nhưng triệu chứng còn nhẹ và thường do dị ứng gây ra, có thể dùng thuốc kháng histamin. Thuốc kháng histamin có thể làm giảm lượng chất nhầy trong mũi bé. Loại thuốc này ngăn chặn histamin, chất mà cơ thể tiết ra trong một phản ứng dị ứng, giúp hạn chế các triệu chứng khi bị dị ứng.
  • Thuốc xịt mũi corticosteroid: Loại thuốc này làm giảm viêm cùng các triệu chứng của dị ứng và viêm mũi không gây dị ứng. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc có thể làm co mạch máu khắp cơ thể, bao gồm cả niêm mạc mũi.
  • Thuốc nhỏ mũi: Thuốc nhỏ mũi ảnh hưởng trực tiếp lên niêm mạc mũi, từ đó làm giảm tình trạng sổ mũi kéo dài ở trẻ em.

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dùng bất kỳ loại thuốc nào. Lưu ý rằng, không được sử dụng thuốc kháng histamin và thuốc thông mũi cho trẻ em từ 2 tuổi trở xuống vì nguy cơ cao trẻ có thể mắc một số tác dụng phụ bao gồm tim đập nhanh và co giật. Thuốc ho và cảm lạnh không kê đơn cũng không được sử dụng ở bất kỳ trẻ em nào dưới 6 tuổi.

Ngoài ra, nếu trẻ bị sổ mũi kéo dài do viêm xoang, thì hầu hết các trường hợp không cần điều trị bằng thuốc kháng sinh. Trẻ có thể khỏi bệnh nhanh chóng dù không dùng thuốc và do đó có thể tránh được một số tác dụng phụ mà thuốc kháng sinh gây ra. Tuy nhiên, nếu trẻ bị nhiễm trùng xoang nặng, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc cho bé (ibuprofen, acetaminophen…) và khuyến khích trẻ uống nhiều nước. Không sử dụng aspirin để điều trị nhiễm trùng xoang cho bé. Aspirin không an toàn cho trẻ em ở mọi lứa tuổi do nguy cơ mắc hội chứng Reye, một tình trạng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng gây sưng não và gan.

Bạn có thể xem thêm:

Top 7+ loại thuốc trị nghẹt mũi, sổ mũi nhanh chóng, an toàn, hiệu quả

7. Trẻ bị sổ mũi kéo dài phải làm sao? Thay đổi thói quen ăn uống của trẻ

Trẻ bị sổ mũi kéo dài phải làm sao? Khi nào nên đưa bé đi khám?

>>>>>Xem thêm: Tổng quan về các loại viêm xoang thường gặp và cách phân biệt

Thói quen ăn uống không tốt có thể làm tăng sản xuất chất nhầy trong mũi. Do đó, bạn cần thay đổi chế độ dinh dưỡng và thói quen ăn uống hàng ngày của trẻ để giúp khắc phục tình trạng trẻ bị sổ mũi kéo dài, bao gồm:

  • Ngừng cho trẻ ăn vặt sau bữa tối và trước khi đi ngủ, đặc biệt, nếu bé có thói quen uống sữa hoặc thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo.
  • Hạn chế cho trẻ uống quá nhiều sữa, ăn quá nhiều thực phẩm chứa chất béo và đường.

Khi nào nên đưa bé bị sổ mũi kéo dài đi khám?

Mặc dù trẻ bị sổ mũi kéo dài có thể được điều trị tại nhà, trong một số trường hợp đặc biệt, bạn cần đưa bé đến bệnh viện để được khám và chữa trị kịp thời. Những trường hợp này bao gồm:

  • Trẻ bị sổ mũi kéo dài kèm sốt cao, phát ban, khó thở.
  • Trẻ bị đau tai, có thể kèm theo sốt và quấy khóc (đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng tai).
  • Trẻ bị mẩn đỏ, lở loét và đóng vảy da quanh mũi và miệng.
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 4 tháng tuổi, bị sốt, không thuyên giảm trong vài ngày hoặc trở nên trầm trọng hơn.

Bạn có thể xem thêm:

Trẻ bị sổ mũi lâu ngày có nguy hiểm không? Những biến chứng không ngờ

Hy vọng những thông tin trên đã cho bạn câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề trẻ bị sổ mũi kéo dài phải làm sao.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *