Trẻ bị sôi bụng phải làm sao? 3 cách xử lý hiệu quả

Trẻ bị sôi bụng phải làm sao? 3 cách xử lý hiệu quả

Trẻ bị sôi bụng phải làm sao? 3 cách xử lý hiệu quả

Trẻ bị sôi bụng là vấn đề tiêu hóa thường gặp, không ít bậc cha mẹ lo lắng. Vậy, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị sôi bụng có ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé hay không?

Bạn đang đọc: Trẻ bị sôi bụng phải làm sao? 3 cách xử lý hiệu quả

Trẻ bị sôi bụng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thường xuất hiện ở trẻ trong độ tuổi từ 3 đến 18 tuần tuổi. Mặc dù đây không phải là bệnh nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe khiến trẻ ăn uống không ngon, ngủ không yên. Chính vì vậy, cha mẹ cần có cái nhìn cụ thể hơn về nguyên nhân sôi bụng ở trẻ để có các biện pháp chữa trị hiệu quả cũng như phòng tránh kịp thời.

Trẻ bị sôi bụng là như thế nào?

Sôi bụng là hiện tượng thường gặp ở trẻ từ 3-18 tuần tuổi. Tình trạng bụng trẻ sơ sinh sôi xảy ra do nhu động ruột tăng. Khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị sôi bụng, bạn có thể nghe thấy bụng của bé phát ra những âm thành “ùng ục”.

Sôi bụng có thể khiến trẻ nhỏ cảm thấy khó chịu. Do đó, cha mẹ cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân khiến trẻ bị sôi bụng, từ đó có biện pháp khắc phục thích hợp.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sôi bụng

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ bị sôi bụng, chẳng hạn như:

1. Thức ăn của mẹ

Với các bé bú mẹ, chế độ ăn uống của mẹ cũng có thể ảnh hưởng đến bé. Nếu mẹ không chú ý trong việc ăn uống, đặc biệt là ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, quá cay hay quá nóng cũng ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ và khiến cho trẻ sơ sinh dễ bị sôi bụng.

2. Trẻ bú không đúng cách

Tại sao bụng em bé sôi? Cách cho bé bú mẹ, bú bình chưa đúng cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng bụng trẻ sơ sinh bị sôi. Điều này là do bé nuốt phải nhiều không khí khi bú.

Trẻ bị sôi bụng phải làm sao? 3 cách xử lý hiệu quả

3. Có vấn đề với sữa công thức

Theo các chuyên gia, tình trạng bé sơ sinh bị sôi bụng có nguyên nhân chủ yếu do chế độ uống sữa của bé. Trong thời gian đầu đời, hệ tiêu hóa của bé vẫn còn khá yếu. Nếu mẹ cho con uống sữa bình quá sớm, bé sẽ khó tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng từ sữa ngoài.

Việc vệ sinh bình sữa, pha chế sữa không đúng cách cũng là yếu tố trực tiếp gây ảnh hưởng.

4. Trẻ quá đói hoặc quá no

Khi trẻ bú sữa, nhu động ruột của bé sẽ chuyển động. Nếu nhu động ruột chuyển động quá nhanh hay quá mạnh, bụng trẻ có thể phát ra âm thanh “òng ọc”, “ùng ục”. Đây chính là hiện tượng sôi bụng ở trẻ sơ sinh mà bạn thường nghe thấy sau khi trẻ ăn quá no.

Ngược lại, khi trẻ quá đói thì bụng cũng phát ra âm thanh báo hiệu rằng trẻ đã muốn bú và nên được cho bú càng sớm càng tốt.

5. Trẻ bị sôi bụng do không hấp thụ lactose

Sữa và những chế phẩm từ sữa có chứa đường lactose. Nếu cơ thể trẻ không sản xuất đủ enzyme tiêu hóa lactose thì bé có thể gặp phải tình trạng sôi bụng.

Đọc thêm

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng, chướng bụng: 4 nguyên nhân hàng đầu

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có nguy hiểm không?

Nếu trẻ ăn quá no bị sôi bụng thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu trẻ bị sôi bụng kèm theo các triệu chứng bất thường khác như chán ăn, đau bụng, tiêu chảy, đặc biệt là tình trạng trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài có bọt, phân có máu… thì nên đưa bé đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nên làm gì khi trẻ bị sôi bụng?

1. Đổi tư thế cho bé bú nếu bụng trẻ sơ sinh kêu

Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng sôi bụng là do bé nuốt phải nhiều không khí khi bú. Do đó, cách chữa sôi bụng ở trẻ sơ sinh là mẹ cần tránh những điều sau đây khi cho bé bú:

  • Mẹ hãy thay đổi tư thế cho con bú nếu bé quấy khóc khi đang bú, đồng thời lắng nghe thấy tiếng bụng sôi. Sau khi cho bé bú, mẹ cũng có thể bế bé ở tư thế vác vai rồi vỗ nhẹ lưng để bé ợ bớt hơi ra ngoài. Bạn cũng có thể đặt bé nằm ngửa rồi liên tục gập đầu gối chân của trẻ.
  • Nếu tập cho bé bú bình, mẹ cần cẩn thận cho bé ngậm vừa núm vú sẽ giúp cho bé không bị nuốt không khí vào trong gây tình trạng sôi bụng.

2. Lưu ý chế độ ăn uống của mẹ

Tìm hiểu thêm: Giá trị bảo hiểm là gì? Bảo hiểm dưới giá trị và bảo hiểm trên giá trị là gì?

Trẻ bị sôi bụng phải làm sao? 3 cách xử lý hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Xét nghiệm lipase

Mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống của mình nếu phát hiện thấy dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sôi bụng, xì hơi nhiều hay thường xuyên đi ngoài. Nếu con đang uống sữa mẹ, một số thực phẩm mẹ ăn sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của bé.

Chẳng hạn như việc mẹ tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, ăn cay, ăn nóng, hoặc ăn các món như cà chua, cam, quýt, cải bắp, súp lơ, các sản phẩm từ đậu nành cũng rất dễ làm trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng. Do đó, mẹ cần hạn chế dùng những thực phẩm này.

3. Đến bác sĩ chuyên khoa nếu trẻ sơ sinh sôi bụng trong thời gian dài

Hãy gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cách chữa trị nếu như tình trạng bị sôi bụng của bé kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm.

Phòng ngừa tình trạng trẻ sơ sinh bị sôi bụng

Hệ tiêu hóa của bé sẽ bị mất cân bằng khiến chức năng hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn bị giảm khi bé bị sôi bụng và đi ngoài. Do đó, bé sẽ bị sụt cân, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Để đảm bảo sức khỏe cho bé, mẹ nên tham khảo những cách phòng ngừa dưới đây:

  • Cho bé bú sữa mẹ liên tục vào 6 tháng đầu. Trong trường hợp sữa mẹ về bị hạn chế, mẹ nên thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm lợi sữa như ngũ cốc lợi sữa. Mặc khác, mẹ cũng có thể cho bé bú nhiều cữ để con nhận được nhiều sữa hơn.
  • Nếu mẹ không thể cho trẻ bú và phải uống sữa ngoài, mẹ cần lưu ý các thành phần của các loại sữa ngoài để tìm ra loại sữa phù hợp nhất với bé cũng như các kỹ thuật pha chế và đặc biệt luôn giữ vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ pha sữa.
  • Chế độ ăn uống của mẹ phải khoa học, đảm bảo sự cân bằng cụ thể như không chứa nhiều dầu mỡ, quá cay hay quá nóng… Đồng thời, mẹ nên chú ý bổ sung thêm những thực phẩm giàu chất xơ và có tính mát.
  • Trong lúc cho bé bú, mẹ nên vỗ lưng, xoa bụng, lắc nhẹ người giúp bé tránh bị sôi bụng.

Qua các thông tin hữu ích trên, hy vọng các mẹ có cái nhìn hiểu hơn nguyên nhân về tình trạng bị sôi bụng ở trẻ sơ sinh bị sôi bụng để có những cách phòng ngừa hiệu quả giúp bé đảm bảo sức khỏe cũng như sự phát triển của bé được tốt hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *