Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ nhỏ. Vì không có thuốc điều trị đặc hiệu nên nhiều phụ huynh muốn tìm cách làm cho các triệu chứng mau thuyên giảm, giúp con cảm thấy dễ chịu hơn. Một trong những biện pháp hỗ trợ chữa trị tay chân miệng là dùng tắm lá cho bé. Vậy, trẻ bị tay chân miệng tắm lá gì?
Bạn đang đọc: Trẻ bị tay chân miệng tắm lá gì? 4 loại nước lá tắm hiệu quả, an toàn nhất
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Nếu chẳng may bé yêu mắc phải căn bệnh này, ngoài việc áp dụng các hướng dẫn điều trị từ nhân viên y tế, cha mẹ có thể nấu nước lá tắm cho bé. Để biết trẻ bị tay chân miệng tắm lá gì, mời bạn tham khảo bài viết tổng hợp thông tin dưới đây của Kenshin.
Nội Dung
Trẻ bị tay chân miệng tắm lá gì?
1. Lá trà xanh
Câu trả lời đầu tiên cho vấn đề “Trẻ bị tay chân miệng tắm lá gì?” là lá trà xanh (chè xanh). Theo Đông y, lá chè xanh có tính hàn, vị chát, đắng, hơi chua. Loại thảo mộc này không độc, đi vào ngũ tạng: tâm, can, tỳ, phế, thận; giúp thanh nhiệt cơ thể, thải độc, trừ phong thấp, sát khuẩn, làm lành các vết thương.
Theo Tây y, lá trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh, được chứng minh có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm. Không những thế, hợp chất tanin có trong lá chè xanh còn giúp se niêm mạc, làm khô vết thương hở.
Những lợi ích trên cho thấy việc dùng lá trà xanh tắm cho trẻ bị tay chân miệng có thể mang lại nhiều hiệu quả tích cực.
Cách sử dụng lá trà xanh tắm cho bé bị tay chân miệng như sau:
Lưu ý
Vì làn da của trẻ nhỏ vẫn còn mỏng manh, dễ kích ứng, nên phụ huynh cần chọn mua những lá chè tươi, sạch, không chứa hóa chất độc hại cho da.
2. Trẻ bị tay chân miệng tắm lá gì? Lá diếp cá
Diếp cá là một loại rau gia vị với mùi tanh đặc trưng. Theo y học cổ truyền, rau diếp cá có vị chua, tính hàn, giúp tán nhiệt, dùng để chữa phế ung. Khi sử dụng bên ngoài, diếp cá giúp chữa bệnh trĩ và các vết lở loét.
Theo y học hiện đại, lá diếp cá có tính mát và khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm sưng. Từ đó, có thể thấy, việc sử dụng lá diếp cá có thể mang lại hiệu quả tích cực đối với những mụn nước do bệnh tay chân miệng gây ra.
Nghiên cứu cũng cho thấy, chiết xuất nước diếp cá giúp ức chế đáng kể sự lây nhiễm của Enterovirus 71 (EV71) và có hoạt tính chống lại sự lây nhiễm Coxsackievirus A16 (CVA16) ở mức độ nhẹ. EV71 và CVA16 là tác nhân phổ biến gây ra bệnh tay chân miệng.
Cách sử dụng lá diếp cá tắm cho bé bị tay chân miệng như sau:
- Bước 1: Rửa sạch một nắm lá diếp cá rồi giã nát, sau đó thả vào nồi nước sôi.
- Bước 2: Pha loãng nước lá diếp cá rồi tắm cho trẻ bị tay chân miệng.
Đọc thêm
Bệnh tay chân miệng có lây không? Lây qua những đường nào?
3. Lá kinh giới
Nếu bạn vẫn đang loay hoay tìm lời đáp cho câu hỏi “Trẻ bị tay chân miệng tắm lá gì?”, hãy thử dùng lá kinh giới. Kinh giới là một loại thảo mộc có vị cay, hơi nồng, tính ấm, thường được dùng làm rau gia vị ăn kèm với nhiều món ăn.
Bên cạnh đó, hợp chất alkaloid có trong kinh giới còn có tính kháng viêm mạnh, giúp sát trùng, tiêu viêm, hỗ trợ điều trị mẩn ngứa, nhiễm độc ngoài da hiệu quả.
Cách sử dụng lá kinh giới tắm cho bé bị tay chân miệng như sau:
- Bước 1: Rửa sạch 100g lá kinh giới tươi rồi đun sôi với 5-7 lít nước.
- Bước 2: Để nước nguội xuống còn tầm 35-37 độ C rồi tắm nhẹ nhàng cho trẻ.
4. Trẻ bị tay chân miệng tắm lá gì? Lá bạc hà
Tìm hiểu thêm: Chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp: Bạn cần lưu ý gì?
>>>>>Xem thêm: Suy nhược cơ thể: Chữa sớm để bạn tận hưởng cuộc sống!
Bạc hà được nhiều người biết đến nhờ đặc trưng chứa nhiều tinh dầu. Không những thế, lá bạc hà còn chứa các chất chống oxy hóa và nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể. Vị thuốc này có công dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, thanh nhiệt và giải độc hiệu quả.
Bên cạnh đó, có nghiên cứu cho thấy rằng, mặc dù chiết xuất lá bạc hà không thể hiện hoạt động chống lại sự lây nhiễm EV71, nhưng nó lại có hoạt tính chống lại CVA16. Điều này cho thấy hiệu quả chữa trị của lá bạc hà đối với bệnh tay chân miệng do Coxsackievirus A16 gây ra.
Cách sử dụng lá bạc hà tắm cho bé bị tay chân miệng như sau:
- Bước 1: Rửa sạch 300g lá bạc hà tươi rồi đun sôi với nước trong 3-5 phút.
- Bước 2: Để nước nguội xuống còn tầm 35-37 độ C rồi tắm nhẹ nhàng cho trẻ.
Đọc thêm
Trẻ bị chân tay miệng kiêng gì để mau khỏi bệnh, tránh biến chứng?
Lưu ý gì khi dùng lá tắm cho trẻ bị tay chân miệng?
Với 4 loại lá đã được đề cập, câu trả lời cho vấn đề “Trẻ bị tay chân miệng tắm lá gì?” cũng đã được bật mí. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn cần lưu ý một số điều sau khi sử dụng thảo mộc tắm cho bé bị tay chân miệng:
- Chọn mua các loại lá sạch, tươi, được trồng theo chuẩn nông nghiệp sạch nhằm ngăn ngừa nguy cơ chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
- Cần rửa sạch lá trước khi sử dụng, sau đó đun sôi kỹ nước lá.
- Để nguội nước tắm ở nhiệt độ phù hợp rồi mới tiến hành tắm cho bé, tránh để trẻ bị bỏng.
- Trong quá trình tắm cần nhẹ nhàng, tránh làm trầy xước hay vỡ mụn nước.
- Khi tắm phải nhanh, tránh gió lùa hay ngâm nước quá lâu.
- Sau khi tắm, cần lau khô người bé nhẹ nhàng bằng khăn mềm, sạch.
Bạn có thể quan tâm:
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Trẻ bị tay chân miệng tắm lá gì?”. Trước khi dùng các loại thảo mộc trên để tắm cho bé, cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho con yêu nhé!