Hiện tượng vàng da thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thông thường, sau vài tuần tình trạng vàng da ở trẻ sẽ biến mất. Tuy nhiên, để quá trình điều trị nhanh chóng và hiệu quả, cha mẹ có thể áp dụng phương pháp dân gian tắm bằng lá cho trẻ. Vậy, trẻ bị vàng da tắm lá gì?
Bạn đang đọc: Trẻ bị vàng da tắm lá gì? Tắm bằng lá có giúp điều trị vàng da ở trẻ?
Những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Kenshin sẽ giải đáp thắc mắc trẻ bị vàng da tắm lá gì hay lá tắm chữa vàng da cho trẻ sơ sinh là những loại nào kèm những lưu ý trong quá trình tắm lá cho trẻ.
Nội Dung
Trẻ bị vàng da là do đâu?
Vàng da, là tình trạng tăng bilirubin trong máu, được định nghĩa là sự đổi màu vàng của mô cơ thể do sự tích tụ của bilirubin dư thừa. Bilirubin là một chất lỏng màu vàng cam được sản xuất trong gan thông qua quá trình phân hủy hồng cầu. Thông thường, bilirubin sẽ được bài tiết ra khỏi cơ thể qua phân. Việc dư bilirubin trong máu cho thấy hoặc là cơ thể gia tăng sản xuất bilirubin cao bất thường hoặc là chức năng bài tiết của gan bị suy giảm.
1. Trẻ bị vàng da sinh lý
Trẻ sơ sinh có tỷ lệ sản xuất bilirubin cao hơn so với người lớn. Thế nhưng, chức năng gan của trẻ vẫn chưa được hoàn chỉnh nên không chuyển hết bilirubin tự do thành bilirubin kết hợp dẫn đến tình trạng bilirubin ứ đọng trong máu. Đồng thời, thành mạch của trẻ trong giai đoạn này vẫn còn xốp, bilirubin tự do dễ thấm vào lớp mỡ dưới da, gây ra tình trạng vàng da sinh lý.
Vàng da sinh lý thường chỉ thoáng qua và có thể khỏi hoàn toàn sau 1 – 2 tuần mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, cần đảm bảo cho trẻ bú mẹ sớm và đầy đủ, kết hợp kèm một số biện pháp tự nhiên để điều trị các triệu chứng của vàng da.
2. Trẻ bị vàng da bệnh lý
Vàng da bệnh lý xảy ra khi có các rối loạn khác nhau như rối loạn nội tiết tố hoặc do bệnh truyền nhiễm, di truyền… Điều này khiến gan không kịp thời chuyển hóa bilirubin trong máu. Thông thường, nguyên nhân gây vàng da bệnh lý ở trẻ em là do rối loạn cấu tạo hồng cầu gây tan huyết tiên phát. Trẻ bị tan huyết thứ phát cũng có thể gặp phải tình trạng này.
Nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, vàng da bệnh lý có thể khiến trẻ bị biến chứng vàng nhân não. Trong trường hợp này, hầu hết trẻ bị tử vong, số trẻ có thể sống sót thường bị di chứng nặng về tinh thần và vận động kèm hội chứng bại não. Chính vì thế, khi phát hiện trẻ bị vàng da và tình trạng này ngày càng tăng nhanh, cần đưa trẻ đi khám ngay.
Có thể bạn cần biết:
Trẻ sơ sinh bị vàng da có tự khỏi không?
Tìm hiểu thêm Vàng da sơ sinh: Tất tần tật những điều mẹ cần biết!
Tắm lá cho trẻ bị vàng da hiệu quả như thế nào?
Việc tắm cho trẻ bị vàng da bằng một số loại thảo mộc tự nhiên là một trong những phương pháp dân gian được áp dụng lâu đời. Theo Đông y, việc sử dụng các loại lá để tắm cho trẻ không chỉ giúp điều trị nhiều bệnh khác nhau, mà còn có tác dụng trong việc giải độc gan, thanh nhiệt, kháng viêm, lợi tiểu và tăng sức đề kháng cho trẻ… Ngoài ra, việc tắm lá còn giúp hạn chế tình trạng trẻ bị dị ứng với hóa chất có trong sữa tắm. Từ đó, có thể thấy, phương pháp tắm lá theo dân gian là có lợi cho sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Đối với trẻ bị vàng da, việc tắm bằng một số loại lá có thể giúp thanh nhiệt và thải độc cho gan. Điều này giúp chức năng của gan sớm phục hồi, giúp quá trình đào thải bilirubin diễn ra bình thường. Điều này góp phần giảm các triệu chứng của vàng da, đồng thời đẩy nhanh quá trình điều trị tình trạng này. Vậy, trẻ bị vàng da tắm lá gì để nhanh khỏi bệnh? Câu trả lời ở ngay dưới đây.
Trẻ bị vàng da tắm lá gì?
Một số loại lá quen thuộc có thể dùng để tắm cho trẻ bị vàng da, mang lại kết quả điều trị tốt, hỗ trợ loại bỏ tình trạng vàng da. Vậy, trẻ bị vàng da tắm lá gì hay lá tắm chữa vàng da cho trẻ sơ sinh là những loại nào? Dưới đây là 2 loại lá được nhiều người tin dùng và được cho rằng rất hiệu quả trong điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
1. Trẻ bị vàng da tắm lá gì? Hãy tắm lá chè xanh
1.1. Công dụng của lá chè xanh trong việc điều trị vàng da ở trẻ
Lá chè xanh tươi được sử dụng khá phổ biến trong đời sống hằng ngày. Không chỉ được dùng làm thức uống giúp chống lão hóa da, lá chè xanh còn được sử dụng để tắm, đặc biệt là cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Theo y học cổ truyền, lá chè xanh có tính hàn, kháng viêm mạnh, vị chát ngọt hậu và không có độc tính. Ngoài ra, chè xanh còn có chức năng làm giảm khí tăng nghịch hành, thanh nhiệt, thải độc, sát khuẩn, hóa đờm, lợi tiểu, làm lành vết thương, tái tạo da mới.
- Theo Tây y, lá chè xanh chứa EGCG cùng các tinh chất khác như polyphenol, catechin… có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm, chống oxy hóa và thúc đẩy quá trình tái tạo da, tăng cường hệ miễn dịch trên da.
Nhờ có khả năng thải độc gan, lá chè xanh giúp hồi phục chức năng gan, từ đó làm cho quá trình chuyển hóa bilirubin trở nên dễ dàng hơn. Không những thế, các lợi ích của lá chè xanh đối với da còn làm giảm triệu chứng của bệnh vàng da. Vì vậy, câu trả lời cho thắc mắc “trẻ bị vàng da tắm lá gì?” chắc chắn không thể thiếu lá chè xanh. Việc tắm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bằng nước lá chè xanh không chỉ giúp điều trị bệnh vàng da mà còn ngăn ngừa tình trạng rôm sảy, mụn nhọt rất hiệu quả.
1.2. Cách tắm cho trẻ bị vàng da bằng lá chè xanh:
- Bước 1: Chọn lá chè xanh còn tươi tốt, nhặt bỏ lá sâu.
- Bước 2: Rửa sạch lá chè dưới vòi nước chảy, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn và hóa chất.
- Bước 3: Vớt ra, vẩy ráo, vò nát lá chè rồi bỏ vào nồi.
- Bước 4: Đổ nước vào nồi và đun sôi trong khoảng 5 phút.
- Bước 5: Khi lá chè xanh đã được nấu xong, tắt bếp.
- Bước 6: Đổ nước chè xanh đã đun ra thau, pha thêm nước để đạt được độ ấm phù hợp.
- Bước 7: Tắm cho bé bằng nước lá chè xanh.
- Bước 8: Bạn có thể tắm lại cho trẻ bằng nước ấm sạch. Lau người và mặc quần áo cho bé.
Lưu ý:
- Nên chọn lá chè xanh tươi thay vì lá chè khô để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Tắm lá chè xanh 2 – 3 lần mỗi tuần sẽ giúp cải thiện tình trạng vàng da ở trẻ.
2. Trẻ bị vàng da tắm lá gì? – Lá cỏ mần trầu
Tìm hiểu thêm: 2 cách làm bánh tráng nướng bằng chảo giòn rụm ngon khó cưỡng
>>>>>Xem thêm: Bệnh sốt do virus: Những nguyên nhân và triệu chứng cần để ý
2.1. Công dụng của lá cỏ mần trầu trong việc điều trị vàng da ở trẻ
Cỏ mần trầu là một loại thực vật thường mọc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cỏ có tính bình, vị ngọt chát, có tác dụng làm sạch, tiêu viêm, hạ nhiệt, trừ thấp… Bên cạnh đó, cỏ mần trầu còn hỗ trợ hệ thống bạch huyết giải độc cơ thể, từ đó giúp làm mát gan. Ngoài ra, loại cỏ này còn có tác dụng điều trị các bệnh về da như vàng da, chàm, vẩy nến, mẩn ngứa… và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng.
Từ đó, có thể thấy, cỏ mần trầu rất có ích trong việc điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu trẻ bị vàng da, mẹ có thể mua lá cỏ mần trầu về nấu nước tắm cho bé. Mỗi tuần, cha mẹ có thể tắm cho trẻ 2 – 3 lần để mang lại hiệu quả điều trị vàng da tốt nhất.
2.2. Cách tắm cho trẻ bị vàng da bằng lá cỏ mần trầu
- Bước 1: Chọn lựa lá cỏ mần trầu tươi, không bị hư hay sâu.
- Bước 2: Rửa sạch lá dưới vòi nước chảy.
- Bước 3: Ngâm lá với nước muối trong 10 phút để loại bỏ bụi bẩn…
- Bước 4: Vớt lá bỏ lá vào nồi, đổ nước và đun sôi.
- Bước 5: Lọc lấy nước.
- Bước 6: Pha thêm nước và nhẹ nhàng tắm cho trẻ.
Những lưu ý trong việc tắm lá cho trẻ bị vàng da
Mặc dù câu hỏi trẻ bị vàng da tắm lá gì hay lá tắm chữa vàng da cho trẻ sơ sinh là những loại nào đã được giải đáp, nhưng vẫn cần lưu ý một số điều sau để tránh các tác dụng phụ gây ra cho trẻ:
- Nên chọn mua những lá tắm chữa vàng da cho trẻ sơ sinh sạch, rõ nguồn gốc, không bị phun xịt hóa chất như thuốc trừ sâu.
- Cách điều trị vàng da bằng tắm lá chỉ phù hợp với trường hợp vàng da nhẹ. Những bé bị vàng da bệnh lý nên điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Không nên lạm dụng việc tắm lá cho trẻ để tránh gây ảnh hưởng không tốt đến bé.
- Nên kết hợp với các phương pháp khác mà bác sĩ chỉ định để đạt hiệu quả tốt nhất trong quá trình chữa bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giải đáp thắc mắc cho bạn về vấn đề “trẻ bị vàng da tắm lá gì?”, từ đó giúp bạn lựa chọn được loại lá thảo dược phù hợp để tắm cho bé.