Trẻ bị viêm phổi nặng do vi khuẩn Mycoplasma: Những thông tin cần biết!

Trẻ bị viêm phổi nặng do vi khuẩn Mycoplasma: Những thông tin cần biết!

Trẻ bị viêm phổi nặng do vi khuẩn Mycoplasma: Những thông tin cần biết!

Viêm phổi do mycoplasma là một bệnh nhiễm trùng ở phổi tương đối phổ biến. Bệnh do vi khuẩn mycoplasma pneumoniae gây ra và bùng phát thành dịch vào thời điểm giao mùa. Vậy viêm phổi do mycoplasma là gì, nguy hiểm như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu qua những thông tin mà Kenshin tổng hợp được trong bài viết sau! 

Bạn đang đọc: Trẻ bị viêm phổi nặng do vi khuẩn Mycoplasma: Những thông tin cần biết!

Ngày 26-6-2023, Bệnh viện Nhi Trung ương thông báo gần đây bệnh viện tiếp nhận nhiều ca bệnh nhi nhập viện do viêm phổi, đáng chú ý là trong số đó có nhiều trẻ bị viêm phổi do vi khuẩn mycoplasma với các triệu chứng không điển hình, dễ nhầm với cảm cúm thông thường. Theo các chuyên gia sức khỏe, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng, dẫn tới nguy cơ suy hô hấp và nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Viêm phổi do mycoplasma là gì?

Viêm phổi mycoplasma là một bệnh nhiễm trùng ở phổi khá phổ biến, do vi khuẩn mycoplasma pneumoniae gây ra. Bệnh thường bùng phát thành dịch vào thời điểm giao mùa, phát tán qua giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi.

Theo các chuyên gia sức khỏe, viêm phổi do mycoplasma là bệnh viêm phổi không điển hình vì có những triệu chứng không giống với những bệnh viêm phổi do nhiễm khuẩn thông thường khác, do đó, bệnh dễ bị nhầm với cảm lạnh, cảm cúm.

Bệnh thường lây qua đường hô hấp, khi bạn hít phải giọt bắn trong không khí do người mắc bệnh ho hay hắt hơi. Bệnh thường lây truyền nhanh chóng giữa những người tiếp xúc gần với nhau. Bất cứ ai thuộc mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc viêm phổi mycoplasma, trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh hơn cả.

Trẻ mắc viêm phổi mycoplasma sẽ có những triệu chứng gì?

Trẻ bị viêm phổi nặng do vi khuẩn Mycoplasma: Những thông tin cần biết!

Theo các chuyên gia sức khỏe, trẻ mắc viêm phổi mycoplasma thường có các triệu chứng tiến triển như sau:

  • Trẻ bị sổ mũi, viêm họng kèm sốt nhẹ (thường là dưới 39 độ C), đau đầu và mệt mỏi. Đây là những triệu chứng rất dễ  nhầm lẫn với bệnh cảm cúm, cảm lạnh thông thường.
  • Trẻ thường sốt nhẹ, đau đầu và ho nhiều hơn. Ban đầu trẻ có thể ho khan rồi chuyển sang ho có đờm. Trẻ có thể bị ho kéo dài 3-4 tuần kèm theo các triệu chứng như sốt ớn lạnh, sổ mũi, quấy khóc, chán ăn, tiêu chảy…

Ngoài ra, trong một số trường hợp trẻ bị viêm phổi do mycoplasma có thể gặp những biến chứng như:

  • Viêm kết mạc
  • Viêm tai 
  • Thiếu máu tán huyết, tình trạng không có đủ hồng cầu trong máu vì cơ thể đang phá hủy chúng
  • Phát ban trên da
  • Biến chứng tim mạch
  • Biến chứng đường tiêu hóa
  • Biến chứng đường tiết niệu.

 Thời gian ủ bệnh viêm phổi do mycoplasma là bao lâu? 

Trẻ bị viêm phổi nặng do vi khuẩn Mycoplasma: Những thông tin cần biết!

Theo các chuyên gia nhi khoa, sau trẻ nhiễm vi khuẩn mycoplasma pneumoniae, thời gian ủ bệnh có thể kéo dài khoảng từ 2 – 3 tuần. Sau thời gian ủ bệnh, bệnh viêm phổi do mycoplasma sẽ khởi phát với các triệu chứng như viêm đường hô hấp, hắt hơi, sổ mũi, sốt…

Trẻ em bị viêm phổi thường sẽ sốt nhẹ, sốt cao khi có biến chứng. Ngoài ra, trẻ có thể bị ho nhiều, ho từng cơn đi kèm triệu chứng khó thở, thở nhanh gấp. Trẻ lớn có thể có cảm giác đau ngực, đau đầu, đau cơ, cứng cơ…

Trẻ bị viêm phổi do vi khuẩn mycoplasma được chẩn đoán và điều trị như thế nào? 

Tìm hiểu thêm: Thuốc tăng cơ bắp cho người tập thể hình: Nên dùng hay không?

Trẻ bị viêm phổi nặng do vi khuẩn Mycoplasma: Những thông tin cần biết!

1. Chẩn đoán

Thực tế là qua thăm khám thông thường, các bác sĩ khó có thể xác định trẻ bị viêm phổi do mycoplasma hay viêm phế quản hoặc nhiễm trùng đường hô hấp khác hay không. Do đó, các bác  sĩ thường chỉ định trẻ thực hiện các xét nghiệm sau:

  • Công thức máu toàn bộ (CBC)
  • Chụp X-quang ngực hoặc chụp CT scan ngực
  • Lấy dịch mũi hoặc họng, đàm để kiểm tra vi khuẩn và virus
  • Đo nồng độ oxy và carbon dioxide trong máu
  • Nội soi phế quản (hiếm khi cần thiết)
  • Trong nhiều trường hợp, đôi khi các bác sĩ có thể không chờ các kết quả chẩn đoán cụ thể trước khi bắt đầu điều trị.

    2. Điều trị

    Theo các chuyên gia nhi khoa, về nguyên tắc điều trị là trẻ bị viêm phổi do mycoplasma sẽ được chỉ định nhập viện, điều trị theo nguyên tắc chống suy hô hấp, cho thở oxy, dùng kháng sinh đặc hiệu. Với các bệnh nhi có biến chứng ngoài phổi, việc hội chẩn với các bác sĩ có chuyên khoa liên quan để phối hợp điều trị hiệu quả là cần  thiết.

    Có thể phòng ngừa bệnh viêm phổi do vi khuẩn mycoplasma không? 

    Trẻ bị viêm phổi nặng do vi khuẩn Mycoplasma: Những thông tin cần biết!

    >>>>>Xem thêm: Nguyên nhân bị thủy đậu và các con đường lây truyền cần lưu ý

    Theo các chuyên gia sức khỏe, hiện chưa có vaccine phòng bệnh viêm phổi do mycoplasma cho trẻ. Do đó, để ngăn ngừa căn bệnh này, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau:

    • Cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần rửa tay bằng xà phòng sau khi ở ngoài về, trước khi chăm sóc trẻ, sau khi vệ sinh cho trẻ. Với trẻ lớn, cần rèn cho trẻ thói quen rửa tay đúng cách, hướng dẫn trẻ súc miệng, rửa mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên
    • Vệ sinh môi trường sống của trẻ sạch sẽ
    • Tránh để trẻ tiếp xúc với những trẻ/người lớn có những biểu hiện ho, sốt hay các bệnh về hô hấp
    • Không để trẻ đến gần những người hút thuốc lá, không đến những nơi có nhiều khói bụi ô nhiễm
    • Chủng ngừa cho trẻ đúng lịch và đầy đủ, bởi các chuyên gia khuyến cáo, trẻ bị viêm phổi do vi khuẩn mycoplasma thường bị đồng nhiễm thêm những vi khuẩn khác như phế cầu, Hip….
    • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đa dạng, phù hợp giúp tăng đề kháng cho trẻ như đảm bảo trẻ uống đủ nước, ăn đa dạng các loại thịt cá, trái cây – rau xanh.
    • Cho trẻ mang khẩu trang khi đi ra ngoài nhằm hạn chế nguy cơ hít phải khói bụi ô nhiễm, virus, vi khuẩn gây bệnh…

    Bệnh viêm phổi do vi khuẩn mycoplasma nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Do đó, các chuyên gia nhi khoa khuyến cáo, khi thấy trẻ có những biểu hiện như viêm long đường hô hấp, sốt cao, ho, khó thở nên đưa trẻ đi khám để được làm xét nghiệm chẩn đoán và điều trị sớm.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *