Việc trẻ con tức giận, nóng nảy, ăn vạ, quấy khóc mất kiểm soát có thể khiến ba mẹ cảm thấy khó chịu và xấu hổ, đặc biệt là khi đang ở nơi công cộng. Thực chất, cơn giận ở của trẻ nhỏ vốn là một biểu hiện của khủng hoảng cảm xúc (tantrum) trong 1 đến 3 năm đầu đời và thường giảm dần khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên, nếu ba mẹ không quan tâm, giáo dục, định hướng về cách kiểm soát cảm xúc cho trẻ ngay từ sớm, các phản ứng tiêu cực có thể trở thành thói quen hoặc một phần tính cách của trẻ khi trưởng thành.
Bạn đang đọc: Trẻ con tức giận, mất kiểm soát cảm xúc: Cách xử lý thế nào là đúng?
Trong bài viết sau, Kenshin sẽ tổng hợp những thông tin quan trọng giúp bạn có câu trả lời cho những vấn đề như vì sao trẻ mới biết đi hay nổi cơn nóng giận? Bạn nên xử lý như thế nào khi trẻ đang giận dữ? Làm sao để ngăn chặn vấn đề này và giúp trẻ biết cách điều tiết cảm xúc hiệu quả?
Nội Dung
- 1 Cơn giận dữ ở trẻ nhỏ biểu hiện như thế nào?
- 2 Vì sao trẻ con tức giận, dễ mất kiểm soát cảm xúc trong giai đoạn 1 đến 3 tuổi?
- 3 Bạn nên làm gì để hạn chế việc trẻ nổi giận hoặc mất kiểm soát về cảm xúc?
- 3.1 Xây dựng lịch sinh hoạt của trẻ sao cho phù hợp, nhất quán
- 3.2 Lên kế hoạch trước để đáp ứng nhu cầu của trẻ khi cần thiết
- 3.3 Cho bé quyền kiểm soát, lựa chọn trong những vấn đề nhỏ
- 3.4 Khen ngợi khi trẻ có hành vi tốt, ngoan ngoãn
- 3.5 Khi trẻ con tức giận, hãy dùng cách đánh lạc hướng con của bạn
- 3.6 Tránh các tình huống có thể “kích hoạt” cơn tức giận của trẻ
- 4 Bạn nên xử lý như thế nào khi trẻ đang trong cơn giận, quấy khóc, la hét?
- 5 Bạn nên làm gì sau cơn tức giận của trẻ?
- 6 Khi nào bạn nên nhờ đến sự hỗ trợ từ bác sĩ, chuyên gia?
Cơn giận dữ ở trẻ nhỏ biểu hiện như thế nào?
Hầu hết trẻ mới biết đi, thường trong khoảng từ 1 đến 3 tuổi, đều trải qua những cơn khủng hoảng cảm xúc. Hiện tượng này còn được biết đến là những cơn tantrum ở trẻ. Trong giai đoạn này, bạn có thể nhận thấy các bé dễ nổi cơn giận dữ biểu hiện qua việc trẻ la hét, quấy khóc, ăn vạ, đạp, đánh, cắn, vùng vẫy tay chân hoặc bỏ chạy.
Trong một số trường hợp, trẻ đang trong cơn tức giận cũng có thể phản ứng tiêu cực bằng cách nín thở, đập phá đồ đạc, tự làm tổn thương bản thân hoặc người khác. Trên thực tế, sự khủng hoảng cảm xúc ở trẻ mới biết đi thường phổ biến ở cả bé trai và bé gái. Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ nhỏ đều dễ nóng giận như nhau. Một số trẻ có thể cáu giận thường xuyên hơn trong khi có những bé ít rất khi nổi giận. Điều này có thể phụ thuộc vào tính cách và môi trường gia đình mà trẻ đang lớn lên.
Vì sao trẻ con tức giận, dễ mất kiểm soát cảm xúc trong giai đoạn 1 đến 3 tuổi?
Việc trẻ con tức giận (tantrum) thường xảy ra ở trẻ 1 đến 3 tuổi. Đây là giai đoạn mà trẻ đang phát triển về mặt xã hội, cảm xúc và ngôn ngữ. Điều này nghĩa là trẻ vẫn chưa thể bày tỏ tốt nhất mọi nhu cầu và cảm xúc của mình. Do đó, trẻ thường dễ cảm thấy khó chịu, thất vọng về một điều gì đó mà trẻ chưa thể nói rõ được và như vậy thì cảm giác này sẽ dẫn đến những cơn nóng giận.
Nói cách khác, trẻ con tức giận thường là một trong những cách mà trẻ thể hiện và kiểm soát cảm xúc. Đây cũng là cách mà trẻ đang cố gắng để thay đổi điều gì đó đang diễn ra xung quanh. Vì vậy, bạn có thể nhận thấy trẻ có biểu hiện giận dữ, quấy khóc, la hét… khi:
- Trẻ bị hạn chế, không có được thứ mình muốn như đồ chơi, bánh kẹo…
- Trẻ không thể làm một điều gì đó theo cách trẻ muốn
- Trẻ không thể thu hút sự chú ý của người lớn hoặc làm cho người lớn làm theo ý của trẻ
- Trẻ gặp khó khăn trong việc tìm ra điều gì đó hoặc không thể đối phó vấn đề nào đó, chẳng hạn như bị một đứa trẻ lớn hơn lấy mất đồ chơi
- Đôi khi, trẻ con tức giận, cáu gắt là vì trẻ đang cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, đói hoặc đang trải qua những kích thích về cảm xúc như lo lắng, xấu hổ và sợ hãi.
Thực chất, trẻ con tức giận ở độ tuổi mới biết đi không phải là một hành vi cố ý để khiến ba mẹ cảm thấy xấu hổ hoặc bực dọc. Đây chỉ là một cách mà trẻ thể hiện sự thất vọng của mình về một điều gì đó mà trẻ chưa xử lý được hoặc chưa diễn tả được trong giai đoạn phát triển đầu đời.
Trên thực tế, việc học cách đối phó với sự thất vọng là một kỹ năng mà trẻ nhỏ có thể học được theo thời gian. Hơn nữa, khi khả năng ngôn ngữ được hoàn thiện, những cơn giận ở trẻ thường có xu hướng giảm đi.
Bạn nên làm gì để hạn chế việc trẻ nổi giận hoặc mất kiểm soát về cảm xúc?
Việc trẻ con tức giận, mất kiểm soát cảm xúc ở giai đoạn 1 đến 3 tuổi là vấn đề khó tránh khỏi. Mặc dù không có giải pháp để ngăn chặn cơn nóng giận (tantrum) ở trẻ hoàn toàn, thế nhưng, một số giải pháp để hạn chế tình trạng này vẫn có thể giúp ích cho cả bạn và trẻ. Trong đó, bạn có thể tham khảo và áp dụng một số mẹo sau đây:
Xây dựng lịch sinh hoạt của trẻ sao cho phù hợp, nhất quán
Bạn nên thiết lập lịch sinh hoạt, thói quen hàng ngày để trẻ nhận biết được nhu cầu nào của mình sẽ được đáp ứng mỗi ngày. Hãy bám sát những gì đã lên kế hoạch càng nhiều càng tốt, bao gồm cả thời gian ngủ trưa và giờ đi ngủ của bé. Bởi vì một đứa trẻ có thể trở nên nóng nảy hơn nếu không có đủ thời gian nghỉ ngơi hoặc có đủ thời gian được yên tĩnh.
Lên kế hoạch trước để đáp ứng nhu cầu của trẻ khi cần thiết
Bạn nên ưu tiên nhu cầu của trẻ trước để hạn chế nguy cơ cơn nóng giận của trẻ bùng nổ. Ví dụ khi ở bên trẻ, bạn chỉ nên làm việc nhà hoặc bất cứ công việc cá nhân nào khi trẻ không đói hoặc mệt hay đang có nhu cầu được chơi cùng hay vỗ về. Trong một vài trường hợp đưa con đến nơi công cộng, chẳng hạn như đi siêu thị và phải xếp hàng chờ đợi, bạn nên mang theo đồ ăn nhẹ hoặc đồ chơi cho trẻ để đảm bảo con của bạn luôn trong trạng thái dễ chịu.
Cho bé quyền kiểm soát, lựa chọn trong những vấn đề nhỏ
Ba mẹ cần tránh nói không với mọi thứ mà trẻ mong muốn lựa chọn. Việc kiểm soát quá mức sẽ khiến trẻ tức giận và có phản ứng tiêu cực hơn. Thay vào đó, bạn hãy cho bé quyền được lựa chọn trong một số vấn đề nhỏ bằng cách đặt một số câu hỏi như “Con muốn mặc áo đỏ hay áo xanh?”, “Con muốn ăn chuối hay ăn táo?”… Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy mình được thể hiện tính độc lập và được làm theo ý muốn. Từ đó phần nào giúp hạn chế được những cảm xúc thất vọng, khó chịu và giận dữ mất kiểm soát ở trẻ.
Khen ngợi khi trẻ có hành vi tốt, ngoan ngoãn
Khi trẻ cư xử và làm theo những gì bạn hướng dẫn, chia sẻ thì đừng quên việc dành lời khen cho con và nói rằng bạn tự hào về trẻ như thế nào. Chẳng hạn như bạn có thể dành sự quan tâm nhiều hơn khi bé nghe lời và ngoan ngoãn. Bạn cũng có thể nói thêm những câu khích lệ như “Cảm ơn con đã chờ đợi mẹ pha sữa cho con” hoặc “Cảm ơn con đã chia sẻ đồ chơi với anh/chị/ bạn của con”… Điều này giúp trẻ hiểu rằng khi trẻ ngoan thì sẽ nhận được nhiều sự chú ý, quan tâm từ ba mẹ hơn.
Khi trẻ con tức giận, hãy dùng cách đánh lạc hướng con của bạn
Trẻ em trong độ tuổi mới biết đi thường dễ nổi giận, la hét, quấy khóc khi không có được thứ trẻ muốn hoặc không được làm điều trẻ muốn. Giải pháp cho vấn đề này là bạn có thể thử đánh lạc hướng trẻ bằng một hoạt động khác thú vị và gây tò mò hơn. Ví dụ như trẻ muốn nhảy nhót trên ghế sô pha, bạn có thể giả vờ nhờ trẻ giúp nấu ăn bằng cách đưa cho trẻ một hộp nhựa và một thìa gỗ.
Sau đó, bạn hãy khen ngợi trẻ vì đã giúp và làm theo hướng dẫn để trẻ quên đi điều mà trẻ đòi hỏi trước đó. Đôi khi, việc thay đổi môi trường, không gian cũng có thể hiệu quả trong việc đánh lạc hướng trẻ. Ví dụ như trẻ con tức giận, quấy khóc đòi món đồ gì đó không dành cho trẻ, bạn có thể bế con ra ngoài hoặc chuyển sang một phòng khác để chơi nhằm xoa dịu cơn giận của trẻ.
Tránh các tình huống có thể “kích hoạt” cơn tức giận của trẻ
Một đứa trẻ mới biết đi có thể rất dễ nóng giận và mất kiểm soát cảm xúc trong một số trường hợp nhất định. Vì vậy, chỉ cần tránh các tình huống đó thì bạn có thể ngăn trẻ “bùng phát” sự quấy khóc, khó chịu, chẳng hạn như:
Bạn nên xử lý như thế nào khi trẻ đang trong cơn giận, quấy khóc, la hét?
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện E Hà Nội
Khi trẻ con tức giận, để giúp trẻ bình tĩnh lại thì bạn cũng nên giữ được sự bình tĩnh trước tiên. Lời khuyên là bạn không nên lớn tiếng quát tháo trẻ vì như vậy có thể khiến trẻ “sao chép” lại hành vi của bạn. Thay vào đó, bạn nên thử một số mẹo vừa xoa dịu vừa định hướng lại hành vi của trẻ sau đây:
- Cố gắng đánh lạc hướng trẻ bằng một cuốn truyện/ sách, đồ chơi khác hoặc thay đổi địa điểm.
- Bình tĩnh và nói chuyện với trẻ bằng giọng nói nhỏ, chậm rãi.
- Nếu bạn yêu cầu trẻ làm điều gì đó trái với ý muốn của chúng, chính bạn cũng nên cùng với trẻ làm điều đó, chẳng hạn như bằng cách đề nghị giúp đỡ.
- Đừng cố gắng tranh cãi, nói lý lẽ với trẻ mà hãy giữ yên lặng cho đến khi con của bạn bình tĩnh lại. Sau đó, bạn có thể chạm vào con hoặc ôm con nếu đó là điều mà trẻ cần.
- Ba và mẹ nên nhất quán về việc không nhượng bộ trước cơn giận của trẻ. Bởi vì điều này sẽ giúp cho trẻ hiểu rằng cơn giận dữ không phải là cách để đạt được bất cứ điều gì mà trẻ muốn.
- Đối với trẻ có xu hướng làm tổn thương bản thân hoặc người khác trong cơn giận, bạn nên đưa trẻ đến một nơi yên tĩnh, an toàn để trẻ bình tĩnh lại. Điều này cũng có thể áp dụng khi đang ở nơi công cộng.
- Đôi khi, bạn nên dùng biện pháp “tạm dừng” bằng cách cho trẻ ngồi một mình trên ghế hoặc trong góc vài phút. Bạn vẫn giám sát trẻ ở khoảng cách gần nhưng không tương tác cho đến khi trẻ bình tĩnh trở lại. Việc áp dụng cách này nhiều lần sẽ giúp trẻ hiểu rằng trẻ càng sớm bình tĩnh và không la hét nữa thì “thời gian ngắt tương tác” càng được rút ngắn. Do đó, trẻ sẽ có được cảm giác kiểm soát đã bị mất trong cơn giận dữ.
Có thể bạn quan tâm
Hình phạt time-out: Phương pháp dạy con không đòn roi
Bạn nên làm gì sau cơn tức giận của trẻ?
Việc xoa dịu và khen ngợi cách trẻ lấy lại được bình tĩnh là những gì bạn cần làm để giúp trẻ cảm thấy tốt hơn. Thực chất, trẻ nhỏ có thể đặc biệt dễ bị tổn thương sau cơn giận vì trẻ cũng cảm nhận được mình kém đáng yêu hơn khi mất kiểm soát cảm xúc. Do đó, khi con bình tĩnh trở lại sẽ là lúc bạn nên ôm và trấn an rằng trẻ vẫn được yêu thương dù bất kể điều gì đã xảy ra.
Đối với trẻ đủ lớn để hiểu và ghi nhớ những gì bạn nói thì ba mẹ có thể dành thời gian để thảo luận về những cảm xúc trẻ đang trải qua. Bạn hãy giúp trẻ đặt tên cảm xúc và hỗ trợ trẻ nghĩ ra cách kiểm soát những cảm xúc đó.
Đối với trẻ đang trong độ tuổi dễ nổi giận (tantrum) và mất kiểm soát cảm xúc, bạn nên lưu ý thêm là cần đảm bảo trẻ luôn ngủ đủ giấc. Nếu ngủ quá ít, trẻ có thể trở nên khó chịu và có hành vi cực đoan trong cơn giận.
Khi nào bạn nên nhờ đến sự hỗ trợ từ bác sĩ, chuyên gia?
>>>>>Xem thêm: Thai nhi 14 tuần tuổi: Sự phát triển của bé và những thay đổi ở mẹ bầu
Trẻ con tức giận, dễ mất kiểm soát cảm xúc trong những năm đầu đời là một phần bình thường của quá trình phát triển. Hầu hết trẻ nhỏ sẽ ít nổi cơn giận dữ và giảm quấy khóc, la hét khi được hơn 3 tuổi. Ngược lại, đối một số trường hợp mà bạn không thể xử lý sau đây, hãy nhanh chóng tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia:
- Trẻ có xu hướng gây hại cho bản thân hoặc người khác, chẳng hạn như nín thở trong cơn giận cho đến khi ngất xỉu. Hành vi này vẫn kéo dài cho đến sau hơn 4 tuổi.
- Khi trẻ tức giận, bạn cũng tức giận và mất kiểm soát cảm xúc lẫn hành vi.
- Bạn đang phải nhượng bộ cơn giận của trẻ nhiều lần và không thể xử lý được vì trẻ gần như không lắng nghe, không hợp tác.
- Trẻ nổi giận với tần suất thường xuyên hơn, dữ dội hơn, gây ra cảm giác tồi tệ như thất vọng, chán nản… giữa bạn và trẻ.
Đối với vấn đề trẻ con tức giận, mất kiểm soát cảm xúc (tantrum) thì về cơ bản bạn cần hiểu rằng đây chỉ là vấn đề tạm thời. Khi trẻ lớn lên sẽ dần có được sự tự chủ vì trẻ đã học được cách giao tiếp, hợp tác và đối phó với sự thất vọng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn không cần tác động gì khi trẻ nhỏ nổi giận. Việc giáo dục và định hướng cho trẻ là rất quan trọng để ngăn trẻ có những hành vi xấu, tiêu cực khi trưởng thành.