Tiêm phòng là một trong những cách tốt nhất để bảo vệ trẻ khỏi một số bệnh nhiễm trùng nguy hiểm. Tuy nhiên, thông thường, sau khi chủng ngừa, các bé thường quấy khóc khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Vậy, vì sao trẻ đi tiêm phòng về quấy khóc? Cách phòng ngừa tình trạng này như thế nào?
Bạn đang đọc: Trẻ đi tiêm phòng về quấy khóc nguyên nhân do đâu, phòng ngừa thế nào?
Những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Kenshin sẽ giải đáp cho bạn những nguyên nhân và các cách phòng ngừa trẻ đi tiêm phòng về quấy khóc.
Nội Dung
- 1 Nguyên nhân trẻ đi tiêm phòng về quấy khóc
- 2 Cách phòng ngừa trẻ đi tiêm phòng về quấy khóc
- 2.1 Trước khi tiêm phòng cho bé nên làm gì để trẻ bớt quấy khóc sau tiêm?
- 2.2 Trong quá trình chủng ngừa
- 2.2.1 1. Cha mẹ không được lo lắng
- 2.2.2 2. Ôm bé vào lòng
- 2.2.3 3. Quấn trẻ sau khi tiêm để phòng ngừa trẻ đi tiêm phòng về quấy khóc
- 2.2.4 4. Cho trẻ bú trong khi tiêm
- 2.2.5 5. Đánh lạc hướng trẻ để hạn chế trẻ đi tiêm phòng về quấy khóc
- 2.2.6 6. Để bé nằm nghiêng hoặc nằm sấp
- 2.2.7 7. Tạo âm thanh thu hút sự chú ý của trẻ
- 2.2.8 8. Phòng ngừa trẻ đi tiêm phòng về quấy khóc bằng cách đung đưa trẻ trong vòng tay
Nguyên nhân trẻ đi tiêm phòng về quấy khóc
Vắc xin có thể gây ra tình trạng quấy khóc ở trẻ em. Nguyên nhân của vấn đề trẻ đi tiêm phòng về quấy khóc thường là do:
1. Bé sợ tiêm phòng
Nhiều trẻ cảm thấy sợ hãi đối với việc chủng ngừa. Vì vậy, khi nhìn thấy kim tiêm, bé sẽ bắt đầu khóc vì sợ tiêm. Tình trạng quấy khóc có thể kéo dài từ trước khi tiêm phòng cho đến cả vài tiếng sau khi đã về nhà. Bên cạnh đó, một số bậc cha mẹ cũng cảm thấy lo lắng khi nhìn thấy bé bị đau do kim tiêm. Tâm lý lo lắng này có thể truyền sang các bé và khiến trẻ hoảng sợ hơn, quấy khóc nhiều hơn.
2. Môi trường chủng ngừa khiến trẻ sợ
Địa điểm tiêm chủng như bệnh viện, trạm y tế, phòng khám… cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ đi tiêm phòng về quấy khóc. Đối với những trẻ đi tiêm lần đầu, phòng tiêm vắc xin là nơi xa lạ, còn các bác sĩ, y tá cũng là người lạ đối với các bé. Điều này có thể khiến trẻ quấy khóc rất lâu sau khi đã chủng ngừa xong.
3. Trẻ đi tiêm phòng về quấy khóc do phản ứng của thuốc
Việc tiêm vắc xin vào cơ thể trẻ sẽ thúc đẩy hệ thống miễn dịch tăng cường hoạt động để chống lại mầm bệnh. Tuy nhiên, đối với những trẻ có cơ địa yếu và sức đề kháng kém, quá trình này có thể khiến bé cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, nhất là khi trẻ tiêm vắc xin 5 trong 1 hoặc vắc xin 6 trong 1 hay vắc xin phòng viêm não Nhật Bản B – những loại vắc xin thường gây phản ứng mạnh. Đây cũng có thể là lý do trẻ đi tiêm phòng về quấy khóc.
4. Bé có biểu hiện sốt
Một trong những tác dụng phụ phổ biến của vắc xin là sốt. Khi bị sốt, trẻ sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, khó chịu và thường sẽ quấy khóc để biểu lộ cảm giác của bản thân.
5. Trẻ đi tiêm phòng về quấy khóc do bị đau vết tiêm
Sau khi chủng ngừa, vết tiêm thường sẽ bị sưng đỏ khiến các bé bị đau và khó chịu trong nhiều giờ hoặc thậm chí là nhiều ngày. Cơn đau khiến trẻ thường quấy khóc liên tục trong thời gian dài.
Có rất nhiều lý do khiến trẻ đi tiêm phòng về quấy khóc. Trên đây là 5 nguyên nhân phổ biến nhất. Một số trẻ quấy khóc vì một trong những nguyên nhân này, nhưng một số khác lại khóc vì nhiều nguyên nhân kết hợp lại. Điều quan trọng là cần tìm ra được nguyên nhân vì sao trẻ quấy khóc, từ đó có biện pháp hỗ trợ giảm nhẹ cho con hoặc xây dựng được phương pháp hợp lý để phòng ngừa trẻ đi tiêm phòng về quấy khóc.
Sau khi biết được những nguyên nhân khiến trẻ đi tiêm phòng về quấy khóc, cùng tìm hiểu cách phòng ngừa để vấn đề này không hoặc ít tái diễn trong những lần chủng ngừa sau.
Cách phòng ngừa trẻ đi tiêm phòng về quấy khóc
Tìm hiểu thêm: Biến chứng suy thận độ 4 thường gặp nhất là về tim mạch
Nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ đi tiêm phòng về quấy khóc là do bé cảm nhận được cơn đau trong và sau khi chích. Vì vậy, để ngăn ngừa trẻ đi tiêm phòng về quấy khóc trong những lần chủng ngừa sau, cha mẹ cần tham khảo một số điều sau.
Trước khi tiêm phòng cho bé nên làm gì để trẻ bớt quấy khóc sau tiêm?
1. Cho bé bú trước khi tiêm để hạn chế vấn đề trẻ đi tiêm phòng về quấy khóc
Nghiên cứu phát hiện ra rằng, vị ngọt có thể làm giảm cơn đau. Vì vậy, đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi đang bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức, bạn nên cho bé bú sữa trước khi chủng ngừa.
2. Pha nước đường cho bé uống
Bởi vì đường có thể giúp trẻ uống thuốc dễ hơn, đồng thời làm giảm cơn đau do tiêm phòng cho các bé, nên đối với những trẻ lớn hơn, bạn nên cho bé uống nước đường trước khi chủng ngừa. Nếu trẻ vẫn đang trong độ tuổi ngậm núm vú giả, phụ huynh hãy pha chế nước đường rồi nhúng núm vú giả vào dung dịch này, sau đó cho bé ngậm trước, trong và sau khi tiêm. Điều này có thể làm giảm tình trạng trẻ đi tiêm phòng về quấy khóc.
3. Lựa chọn vắc xin một cách thông minh
Để hạn chế tình trạng trẻ đi tiêm phòng về quấy khóc, bạn nên cân nhắc lựa chọn loại vắc xin chủng ngừa cho bé. Ưu tiên lựa chọn các mũi tiêm kết hợp như vắc xin 5 trong 1 hoặc vắc xin 6 trong 1. Điều này làm giảm số lần tiêm cho bé, giúp bé ít phải bị đau do tiêm chủng hơn.
4. Ấn nhẹ và mát xa để ngăn ngừa trẻ đi tiêm phòng về quấy khóc
Trước và sau khi tiêm, bạn có thể thử ấn nhẹ và mát xa vùng da xung quanh vết tiêm. Cách xoa bóp này có thể giúp vùng bị kim chích bớt đau.
Trong quá trình chủng ngừa
>>>>>Xem thêm: Bao quy đầu là gì? Những vấn đề thường gặp ở bao quy đầu
1. Cha mẹ không được lo lắng
Trong khi tiêm phòng cho trẻ, cha mẹ nên cố gắng không tỏ ra lo lắng hay hoảng sợ. Trẻ em có thể nhận ra sự lo lắng của cha mẹ và điều này cũng có thể khiến các bé lo lắng, hoảng sợ theo và dẫn đến quấy khóc suốt quá trình tiêm và sau khi chủng ngừa.
2. Ôm bé vào lòng
Cha mẹ nên ôm trẻ trong quá trình chủng ngừa để bé cảm thấy yên tâm hơn vì đã có người thân ở bên cạnh. Phương pháp này rất hữu ích trong việc ngăn ngừa trẻ quấy khóc khi tiêm và cả sau đó.
3. Quấn trẻ sau khi tiêm để phòng ngừa trẻ đi tiêm phòng về quấy khóc
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, cha mẹ nên quấn chặt bé trong một chiếc khăn trước khi tiêm và để hở vị trí tiêm phòng ra ngoài để bác sĩ tiêm thuốc. Điều này giúp trẻ không nhìn thấy môi trường lạ và người lạ, nên sẽ bình tĩnh hơn, ít quấy khóc hơn.
Nếu không quấn khăn trong quá trình tiêm, bạn cũng có thể quấn khăn cho bé ngay sau khi tiêm để trẻ bình tĩnh hơn.
Còn đối với trẻ lớn hơn, việc quấn khăn có thể không hiệu quả. Bạn có thể ôm bé trong lòng, mặt đối mặt với mẹ để bé an tâm hơn, nhưng cũng đừng quên để lộ vị trí tiêm ra ngoài.
4. Cho trẻ bú trong khi tiêm
Việc cho trẻ bú trong khi chủng ngừa có thể tạo cho bé cảm giác quen thuộc và làm cho trẻ cảm thấy được an ủi bởi những điều gần gũi. Điều này cũng có thể làm giảm cơn đau do tiêm vắc xin cho bé. Bất kể là bú mẹ, bú bình hay ngậm núm giả đều có thể hữu ích.
5. Đánh lạc hướng trẻ để hạn chế trẻ đi tiêm phòng về quấy khóc
Trong quá trình tiêm vắc xin, hãy thử đánh lạc hướng trẻ để bé không tập trung vào việc chủng ngừa. Bất kỳ điều gì mà trẻ thích, như món đồ chơi, sách truyện, âm nhạc, phim hoạt hình trên điện thoại… bạn đều có thể dùng để thu hút sự chú ý của bé.
6. Để bé nằm nghiêng hoặc nằm sấp
Nếu trẻ không thể ngồi để tiêm, bạn nên đặt trẻ nằm nghiêng hoặc nằm sấp để bé không thấy được mũi tiêm, nhờ đó mà bớt lo lắng hơn.
7. Tạo âm thanh thu hút sự chú ý của trẻ
Bạn cũng có thể để trẻ nghe những âm thanh thu hút sự chú ý của bé để làm con phân tâm, không chú ý vào hành động tiêm vắc xin của bác sĩ.
8. Phòng ngừa trẻ đi tiêm phòng về quấy khóc bằng cách đung đưa trẻ trong vòng tay
Việc đung đưa bé trong vòng tay có thể khiến bé mất tập trung vào việc tiêm vắc xin, đồng thời làm cho trẻ cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn. Đến khi bác sĩ tiêm, bạn dừng lại một chút, và sau khi tiêm, bạn lại tiếp tục đung đưa bé. Điều này có thể làm cho bé không nhận ra là mình vừa được chủng ngừa, từ đó có thể hạn chế được nguy cơ trẻ đi tiêm phòng về quấy khóc.
Tóm lại, việc trẻ em quấy khóc khi đi tiêm phòng không chỉ gây lo lắng mà còn tạo ra những thách thức trong việc duy trì sức khỏe cho chúng. Tuy nhiên, thông qua việc hiểu rõ nguyên nhân gây ra sự quấy khóc và áp dụng các biện pháp phòng ngừa thích hợp, chúng ta có thể giảm bớt tình trạng này và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêm phòng của trẻ em. Hãy luôn tìm kiếm sự hỗ trợ và tư vấn từ các chuyên gia y tế để đảm bảo sức khỏe và an toàn tối đa cho bé yêu của bạn.