Trẻ khiếm thính: Dấu hiệu và những phương pháp sàng lọc phổ biến

Trẻ khiếm thính: Dấu hiệu và những phương pháp sàng lọc phổ biến

Trẻ khiếm thính: Dấu hiệu và những phương pháp sàng lọc phổ biến

Trẻ bị khiếm thính hoặc chỉ bị suy giảm thính lực một phần đều ảnh hưởng đến khả năng phát triển ngôn ngữ, cảm xúc cũng như nhận thức của bé.

Bạn đang đọc: Trẻ khiếm thính: Dấu hiệu và những phương pháp sàng lọc phổ biến

Điều may mắn là nếu được phát hiện sớm, khi trẻ dưới 3 tháng tuổi, thì các vấn đề thính giác vẫn có thể được điều trị kịp thời. Do đó, điều quan trọng là ba mẹ cần lưu ý đến khả năng nghe và tương tác của bé khi chăm sóc con. Đặc biệt là trong giai đoạn đầu đời, bạn nên đưa bé đi kiểm tra thính lực thường xuyên. Điều này giúp trẻ sớm được phát hiện và chữa trị các vấn đề liên quan đến khả năng nghe.

Nguyên nhân trẻ bị khiếm thính

Khiếm thính là dị tật bẩm sinh phổ biến, cứ 2 trường hợp trẻ khiếm thính sẽ có 1 trẻ là do di truyền. Bên cạnh đó, một số nguyên khác cũng có thể khiến trẻ bị mất đi khả năng nghe, bao gồm:

  • Trẻ sinh non hoặc tiếp xúc với nhiễm trùng trước khi sinh.
  • Người mẹ mắc một số bệnh khi mang thai như nhiễm cytomegalovirus, rubella, giang mai, herpes, toxoplasma… cũng có thể khiến bé bị khiếm thính sau khi sinh.
  • Khi ở bệnh viện, trẻ đã nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh (NICU) trên 5 ngày.
  • Trẻ trải qua việc truyền máu do bệnh vàng da.
  • Trẻ gặp vấn đề liên quan đến viêm màng não, rối loạn thần kinh, chấn thương vùng đầu…
  • Một số loại thuốc trẻ dùng gây mất thính giác.
  • Trẻ bị nhiễm trùng tai.
  • Hình dạng đầu, mặt và tai của trẻ gặp vấn đề biến dạng.
  • Trẻ vô tình tiếp xúc với âm thanh quá lớn, dù chỉ trong thời gian ngắn.
  • Ngoài ra còn có một số trường hợp trẻ khiếm thính không rõ nguyên nhân.

Dấu hiệu nhận biết nguy cơ trẻ khiếm thính

Trẻ khiếm thính: Dấu hiệu và những phương pháp sàng lọc phổ biến

Trẻ sơ sinh có thể được kiểm tra thính lực sau khi chào đời. Tuy nhiên, ba mẹ vẫn cần dành thời gian quan sát khả năng nghe và tương tác của con qua từng giai đoạn phát triển. Sau đây là những đặc điểm của trẻ có thính giác bình thường:

  • Hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều bị giật mình bởi những tiếng động lớn, chẳng hạn như tiếng đóng sập cửa, tiếng còi xe…
  • Khi được 3 tháng, em bé thường nhận ra giọng nói của ba mẹ và người thân trong gia đình.
  • Khi được 6 tháng, em bé có thể hướng mắt hoặc quay đầu về phía phát ra âm thanh.
  • Khi được 12 tháng, em bé có thể bắt chước một số âm thanh và phát âm được một số từ ngắn như “ba”, “mẹ”, “bà”…

Trong trường hợp trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi có những dấu hiệu sau đây thì nguy cơ trẻ khiếm thính hoặc suy giảm thính lực là khá cao.

Đối với trẻ sơ sinh:

  • Không bị giật mình bởi những tiếng ồn lớn.
  • Không quay đầu hoặc không nhìn về hướng phát ra âm thanh khi trẻ đã trên 6 tháng tuổi.
  • Không phát âm được những từ ngắn dù trẻ đã được 1 tuổi.
  • Trẻ quay đầu khi nhìn thấy bạn nhưng không quay đầu khi bạn gọi tên bé. Mặc dù tình trạng này dễ nhầm lẫn với việc bé đang lơ đãng nhưng cũng không loại trừ nguy cơ trẻ bị khiếm thính.
  • Trẻ có thể nghe được một số âm thanh và cũng có những âm thanh trẻ không nghe được.

Đối với trẻ nhỏ đã biết đi có nguy cơ khiếm thính:

  • Lời nói của trẻ ngắt quãng, không rõ ràng.
  • Trẻ thường không làm theo đúng hướng dẫn của ba mẹ. Đôi khi là do bé không tập trung chú ý nhưng cũng không loại trừ nguy cơ bị khiếm thính hoặc suy giảm thính lực.
  • Phản ứng chậm với yêu cầu hoặc câu hỏi từ người lớn. Bé không trả lời đúng câu hỏi hoặc thường xuyên hỏi lại.
  • Trẻ thích mở ti vi, điện thoại… với âm lượng to hơn bình thường.

3 phương pháp sàng lọc và chẩn đoán khiếm thính ở trẻ em

Tìm hiểu thêm: Chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường: giải đáp 9 thắc mắc thường gặp

Trẻ khiếm thính: Dấu hiệu và những phương pháp sàng lọc phổ biến

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần được kiểm tra thính giác thường xuyên trong 3 năm đầu đời để sớm được phát hiện và điều trị nếu có khiếm khuyết. Đặc biệt là khi bạn nghi ngờ con có dấu hiệu của trẻ khiếm thính, đừng chờ đợi mà hãy sớm đưa bé đến bệnh viện. Bác sĩ có thể thực hiện một số loại kiểm tra sau đây để đánh giá thính lực của bé:

Đo đáp ứng điện thân não thính giác (ABR)

Đây là phương pháp đo phản ứng của dây thần kinh thính giác với âm thanh. Điện thính giác thân não (auditory brainsterm response – ABR) giúp đánh giá tình trạng của ốc tai và đường dẫn truyền thính giác từ ốc tai lên não.

Khi áp dụng thử nghiệm này, bác sĩ đặt một tai nghe nhỏ trong tai của bé, còn các điện cực sẽ được dán ở vùng da đầu và phía sau tai của trẻ. Sau đó, tín hiệu âm thanh được truyền qua tai nghe và các điện cực sẽ đo được phản ứng của não với âm thanh đó dưới dạng các sóng âm.

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì các bé thường ngủ khi đo đáp ứng điện thính giác thân não, còn trẻ lớn hơn sẽ được uống thuốc an thần trước khi làm kiểm tra. Đồng thời, đây cũng là phương pháp cần được thực hiện trong căn phòng yên tĩnh để đảm bảo kết quả chính xác.

Đo âm ốc tai (OAE)

Việc thực hiện phương pháp kiểm tra nhanh này cần tiến hành khi trẻ sơ sinh đang ngủ hoặc tư thế ngồi yên ở trẻ lớn hơn. Khi tiến hành đo âm ốc tai (otoacoustic emission – OAE), bác sĩ sẽ gắn một đầu dò cực nhỏ vào ống tai của trẻ. Nếu ốc tai nhận được âm thanh và phát tín hiệu đến não, đầu dò này sẽ ghi lại được “tiếng vọng” từ các tế bào lông ngoài của ốc tai.

Kết quả bình thường sau cuộc kiểm tra là khi các tế bào lông ngoài của ốc tai hoạt động tốt và có phản ứng với âm thanh. Có thể nói, phương pháp đo âm ốc tai khá đơn giản nên thường được các bệnh viện sử dụng để sàng lọc nhanh trẻ khiếm thính. Trong trường hợp có kết quả bất thường, em bé sẽ được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra toàn bộ thính lực.

Đo nhĩ lượng (Tympanometry)

Trẻ khiếm thính: Dấu hiệu và những phương pháp sàng lọc phổ biến

>>>>>Xem thêm: Cây phỉ

Đây không phải là phương pháp kiểm tra thính lực mà là một thủ thuật để biết được màng nhĩ chuyển động như thế nào. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ truyền âm thanh và thay đổi áp suất không khí trong ống tai.

Lúc này, đầu dò được gắn vào tai sẽ cho kết quả về chuyển động của màng nhĩ và thể hiện thông qua nhĩ lượng đồ. Ưu điểm của nghiệm pháp này là cách thực hiện rất nhanh chóng, không đau và cho kết quả khách quan. Vì vậy mà rất dễ áp dụng với trẻ nhỏ, kể cả khi bé không hợp tác làm kiểm tra.

Phương pháp hỗ trợ trẻ khiếm thính

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị nào dành cho trẻ khiếm thính, nhưng ba mẹ vẫn có thể chọn những giải pháp khác để hỗ trợ cho con giao tiếp và phát triển được tốt hơn:

  • Cùng bé học ngôn ngữ ký hiệu.
  • Cho trẻ dùng máy trợ thính hoặc cấy ghép ốc tai điện tử.
  • Một số dạng mất thính giác có thể được cải thiện bằng thuốc hoặc phẫu thuật, do đó, bạn nên hỏi thêm ý kiến bác sĩ.

Nếu bạn nghi ngờ con của mình gặp các vấn đề liên quan đến thính lực thì hãy đưa bé đến bệnh viện làm kiểm tra càng sớm càng tốt. Tình trạng trẻ khiếm tính cũng có thể phòng ngừa nếu bạn biết cách chăm sóc bản thân để có một thai kỳ khỏe mạnh và đảm bảo tiêm đủ những loại vacxin cần thiết. Trong trường hợp bé được chẩn đoán khiếm thính, ba mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về cách điều trị nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *