Trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh, mỗi bước tiến mới đều là một cột mốc quan trọng, gợi lên sự háo hức và lo lắng của cha mẹ. Trong danh sách những kỹ năng phát triển sớm của trẻ, việc biết bò là một trong những bước đầu tiên mà bé có thể thực hiện. Tuy nhiên, việc xác định khi nào bé sẽ biết bò và nhận biết dấu hiệu này không phải lúc nào cũng dễ dàng. Bài viết này sẽ đề cập đến dấu hiệu mà các bé thường thể hiện khi sắp biết bò và những lưu ý quan trọng mà các bậc cha mẹ cần nhớ.
Bạn đang đọc: Trẻ mấy tháng biết bò? Dấu hiệu trẻ sắp biết bò và những lưu ý cần nhớ
Nội Dung
Giải đáp thắc mắc: Trẻ mấy tháng biết bò?
Đối với vấn đề “Trẻ mấy tháng biết bò?”, các chuyên gia nhận định rằng đa phần các bé thường sẽ biết bò trong khoảng từ 7 đến 10 tháng tuổi. Hầu hết trẻ em có thể bò thành thạo khi bé tròn 1 tuổi.
Một số bé có thể tập bò sớm hơn, trong khi những bé khác có thể bắt đầu bò muộn hơn. Mặt khác, có những bé bỏ qua giai đoạn bò và tiến thẳng đến các mốc phát triển sau đó, chẳng hạn như tập đứng vịn vào đồ vật.
Có thể thấy, mỗi trẻ em có một tốc độ phát triển khác nhau. Do đó, các bậc cha mẹ không nên so sánh con mình với những trẻ khác.
Hơn nữa, vào năm 2022, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) đã loại bỏ khả năng bò ra khỏi danh sách các cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Vì vậy, cha mẹ không nên quá lo lắng nếu bé nhà mình chậm biết bò hơn so với các trẻ khác.
Các kiểu bò của trẻ
Như vậy là bạn đã biết được câu trả lời cho băn khoăn “Trẻ mấy tháng biết bò?”. Trên thực tế, vì mỗi bé sẽ có kiểu bò thích hợp nhất với bản thân, nên trẻ có thể tập bò theo nhiều kiểu khác nhau. Dưới đây là một số kiểu bò thường gặp ở trẻ nhỏ:
- Kiểu bò điển hình: Đây là kiểu bò mà hầu hết mọi người đều nghĩ đến khi nghe đến từ “bò”. Em bé sẽ bò trên sàn nhà bằng hai tay và đầu gối, luân phiên di chuyển tay này chân kia về phía trước.
- Bò bằng mông (dân gian gọi là bò lết): Trẻ ngồi thẳng trên sàn và dùng tay đẩy mông về phía trước. Bé cũng có thể sử dụng chân để hỗ trợ kéo thân mình về phía trước và di chuyển nhiều hướng khác nhau.
- Bò lăn: Một số em bé sử dụng động tác lăn để đi từ chỗ này đến chỗ khác để khám phá môi trường xung quanh.
- Bò biệt kích: Kiểu bò này còn được gọi là bò bằng bụng. Trẻ sẽ bò về phía trước bằng cách nằm sấp, giữ bụng và chân nằm trên sàn và dùng tay này chân kia kéo đẩy thân mình về phía trước. Một số bé cũng có thể kéo mình về phía trước bằng cả hai tay và sau đó để phần bụng tiếp đất. Nghĩa là, lúc này, trẻ sẽ ở tư thế plank trên tay và chân, tương tự như động tác trườn người trong quân đội.
- Bò kiểu gấu: Mông chổng cao, hai chân dang rộng, hai tay chống xuống đất và trẻ bò tiến về phía trước.
- Bò kiểu cua: Trẻ tự đẩy thân mình về phía trước bằng một đầu gối, một chân và cả hai tay.
Dấu hiệu trẻ sắp biết bò
Khi đã biết được trẻ mấy tháng biết bò, cha mẹ cần kịp thời nhận biết những dấu hiệu trẻ sắp biết bò để có sự chuẩn bị phù hợp cũng như các biện pháp hỗ trợ cần thiết cho bé. Phụ huynh có thể nhận biết trẻ gần như đã sẵn sàng bò khi:
- Bé bắt đầu thực hiện các động tác chống đẩy khi nằm sấp.
- Bé chống tay, đầu gối, bàn tay, ngón chân trong thời gian nằm sấp.
- Bé tự nâng người bằng cả hai tay và đầu gối.
- Bé tự ngồi dậy mà không có sự hỗ trợ.
- Bé lăn mình qua 2 bên trong khi nằm.
- Bé nhìn quanh phòng khi đang nằm sấp, thậm chí nhìn vào những vật ở xa.
- Bé đu đưa thân mình tiến và lùi bằng tứ chi.
- Bé cố gắng di chuyển về phía trước bằng tay.
Cha mẹ nên làm gì để khuyến khích trẻ bò?
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Quận 10
Việc hiểu rõ “Trẻ mấy tháng biết bò?” sẽ giúp các bậc phụ huynh xây dựng kế hoạch khuyến khích trẻ tập bò phù hợp. Dưới đây là một số mẹo có thể giúp bé thích thú tập bò hơn:
- Cho bé nằm sấp nhiều hơn: Việc cho trẻ có nhiều thời gian nằm sấp dưới sự giám sát của người lớn có thể giúp bé tập tự nâng mình bằng tứ chi. Vì ở tư thế nằm sấp, trẻ có thể ngẩng đầu lên để quan sát xung quanh, giúp tăng cường sức mạnh ở vùng lưng, cổ, cánh tay, hỗ trợ cho động tác bò. Hơn nữa, khi trẻ đá chân trong quá trình nằm sấp, hông và chân cũng khỏe hơn.
- Kích thích bé bằng đồ chơi: Cha mẹ có thể đặt đồ chơi hoặc món đồ hấp dẫn ngoài tầm với nhưng trong tầm nhìn của bé. Điều này khuyến khích bé rướn người để với lấy món đồ hoặc ít nhất cũng khiến bé ngẩng đầu nhìn và chống tay, chống đầu gối để cố gắng tìm đồ chơi.
- Tạo không gian an toàn cho bé tập bò: Cha mẹ nên dọn dẹp sạch sẽ khu vực bé tập bò, đồng thời loại bỏ những nguy cơ tiềm ẩn để bảo đảm an toàn cho bé. Việc dùng một tấm thảm chống trượt trải sàn có thể hỗ trợ bảo vệ đầu gối của bé.
Bảo vệ trẻ an toàn khi bắt đầu tập bò
Không chỉ nên quan tâm đến vấn đề “Trẻ mấy tháng biết bò?”, mà cha mẹ cần tìm hiểu kỹ các biện pháp bảo vệ an toàn khi trẻ bắt đầu tập bò.
- Đối với kệ tủ và các ngăn kéo, cần lắp các chốt và khóa an toàn đúng cách, nhất là những ngăn tủ đựng dao kéo, nước giặt tẩy, hóa chất, thuốc uống…
- Sử dụng rào chắn ở đầu và cuối cầu thang để bé không ngã nhào xuống cầu thang khi đang tập bò.
- Bịt kín ổ cắm điện bằng các loại nắp chuyên dụng để bé không chạm tay vào.
- Cột cao màn cửa vì những tấm rèm treo lủng lẳng (đôi khi kèm theo cả những phụ kiện trang trí) có thể rất hấp dẫn trẻ em, khiến các bé muốn nắm lấy và có thể gây tai nạn cho trẻ.
- Che các góc sắc nhọn của vật dụng như bàn ghế, tủ… bằng các tấm chắn góc cao su.
- Cố định các đồ vật nặng và các vật dụng khác, chẳng hạn như tivi, giá sách, tủ… để tránh trường hợp vật dụng rơi đè lên trẻ.
- Sử dụng tấm chắn hoặc lưới chắn cho cửa sổ để phòng ngừa trường hợp trẻ té ra ngoài.
Khi nào cha mẹ nên lo lắng nếu trẻ vẫn chưa biết bò?
>>>>>Xem thêm: Tới tháng nên uống gì và không nên uống gì để giảm đau bụng kinh?
Đến đây, chắc hẳn là bạn không còn thắc mắc “Trẻ mấy tháng biết bò?” nữa rồi. Mặc dù động tác bò rất quan trọng đối với sự phát triển cơ bắp cũng như khả năng giữ thăng bằng của bé, từ đó hỗ trợ động tác đứng thẳng và đi, nhưng cần hiểu rằng, không phải tất cả trẻ nhỏ đều tập bò.
Một số nghiên cứu cũng cho thấy, những trẻ không trải qua giai đoạn tập bò không gặp phải bất kỳ khiếm khuyết nào về sự phát triển vận động. Đồng thời cũng không có bằng chứng nào chứng minh rằng việc bỏ qua các mốc quan trọng như bò sẽ dẫn đến một vấn đề phát triển nào đó. Miễn là trẻ vận động và thích thú với việc khám phá thế giới xung quanh, thì có lẽ bé đang phát triển tốt.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp sau, cha mẹ nên đưa bé đi khám tại các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, tư vấn và điều trị đúng cách:
-
- Trẻ không cố gắng cử động hoặc không thể cử động cả hai bên cơ thể.
- Trẻ từ 1 tuổi trở lên nhưng vẫn chưa biết bò.
- Cha mẹ lo lắng rằng trẻ đang gặp phải một vấn đề nào đó về quá trình phát triển thể chất.
Tóm lại, việc bé biết bò là một bước quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không nên lo lắng quá nhiều nếu bé của bạn không biết bò ở tuổi mà bạn mong muốn. Mỗi em bé đều phát triển theo một tốc độ riêng, và có thể mất thời gian hơn đối với một số bé để đạt được một số mốc phát triển. Điều quan trọng nhất là hỗ trợ và khích lệ bé trong mọi giai đoạn phát triển của họ, cùng với việc tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất kỳ lo ngại nào về sự phát triển của bé.