Trẻ mấy tháng biết đứng? Tìm hiểu ngay để không bỏ lỡ mốc phát triển của con

Trẻ mấy tháng biết đứng? Tìm hiểu ngay để không bỏ lỡ mốc phát triển của con

Trẻ mấy tháng biết đứng? Tìm hiểu ngay để không bỏ lỡ mốc phát triển của con

Việc bé yêu đạt được từng mốc phát triển của trẻ luôn là niềm vui sướng của các bậc cha mẹ. Do đó, không khó hiểu khi ba mẹ luôn háo hức tìm hiểu trẻ mấy tháng biết đứng, biết đi, biết nói… Thật ra, mỗi bé sẽ có khung thời gian phát triển riêng và bạn cần quan sát biểu hiện của bé mới biết được khi nào con học được kỹ năng mới.

Bạn đang đọc: Trẻ mấy tháng biết đứng? Tìm hiểu ngay để không bỏ lỡ mốc phát triển của con

Ngắm nhìn con lớn lên mỗi ngày, không ít vị phụ huynh luôn băn khoăn trẻ mấy tháng biết đứng, biết đi, biết chạy để có thể hỗ trợ bé phát triển tối ưu. Để biết chính xác thời điểm từng mốc phát triển của con, bạn không chỉ cần tham khảo mốc phát triển trung bình bác sĩ đưa ra mà còn cần quan sát biểu hiện của bé thật kỹ nữa đấy. Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết sau của Kenshin nhé! 

Các mốc phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ 

Nếu muốn biết trẻ mấy tháng biết đứng, đi hay nói, bạn cần biết các mốc phát triển chung của trẻ nhỏ như sau:

  • Nhấc đầu lên khỏi gối: Khoảng 1 tháng tuổi, bé sẽ có một trong những cột mốc phát triển quan trọng là có thể nâng đầu lên cao một chút khi được đặt nằm sấp.
  • Phát ra tiếng nói: Ở tháng thứ 2, bé có thể bắt đầu tạo ra một số âm thanh và sẽ dần học nói bi bô cho tới cuối tháng thứ 3. Đến tháng thứ tư, bé bắt đầu nói được một số âm tiết đơn giản như “a”, “e”, “o”…
  • Cười: Thông thường, bé sẽ bắt đầu biết cười từ tháng thứ 2.
  • Ngồi: Khi được 2 tháng tuổi, bé có thể giữ cơ thể ở tư thế ngồi nếu được hỗ trợ. Đến tháng thứ 6, bé có thể tự mình ngồi thẳng mà không cần giúp đỡ. 
  • Lật: Một số trẻ 4 tháng tuổi có thể phát triển kỹ năng lật người từ nằm ngửa thành sấp và ngược lại.
  • Trườn, bò: Bé bắt đầu tập trườn và bò vào khoảng 7 – 9 tháng tuổi. Việc tập trườn, bò này giúp hệ cơ của bé khỏe mạnh hơn để có thể đứng và bước đi sau này.
  • Đứng: Khi bé được 3 tháng tuổi, bé thường sẽ co chân, không chịu đứng thẳng nếu bạn giữ bé ở tư thế đứng. Thế nhưng ở tháng thứ 4, bé bắt đầu đẩy chân xuống đất khi được đặt trên một bề mặt nào đó. Sau 6 tháng tuổi, bé đã có thể đứng và nhún nhảy nếu có hỗ trợ. Đến tháng thứ 9, bé có thể sẽ tự vịn vào đồ vật xung quanh và đứng dậy. Ở tháng 10 – 11, bé có thể tự bám vào đồ vật và lần đi từng bước. Khi được 1 tuổi, bé có thể tự đứng dậy mà không cần hỗ trợ hay bám vịn vào đồ vật.
  • Đi: Khi đã quen với kỹ năng đứng, bé 1 tuổi có thể sẽ tập tự bước đi mà không cần giúp đỡ và đây sẽ là mốc phát triển quan trọng nhất của bé trong năm đầu đời.

Giải đáp thắc mắc: Trẻ mấy tháng biết đứng?

Trẻ mấy tháng biết đứng? Tìm hiểu ngay để không bỏ lỡ mốc phát triển của con

Trẻ mấy tháng biết đứng? Thực tế là việc tập đứng không chỉ diễn ra trong một vài ngày mà là cả một quá trình tập luyện của trẻ trong suốt nhiều tháng. Bé sẽ cần người lớn hỗ trợ hay cần bám vịn đồ vật xung quanh trong khoảng thời gian đầu trước khi có thể tự đứng và bắt đầu tập đi. Các giai đoạn tập đứng và tập đi của bé sẽ như sau:

  • Bé tập đứng vịn: Mốc 7 – 9 tháng tuổi là câu trả lời cho thắc mắc trẻ mấy tháng tuổi biết vịn đứng. Ở giai đoạn này, bé có thể đứng khi vịn vào những vật cố định xung quanh như thanh chắn, thành cũi, bàn, ghế…
  • Bé tập đứng chững: Đứng chững là đứng mà không cần bám vịn vào đồ vật nhưng chỉ trong vài giây. Các bé khoảng 9 – 12 tháng tuổi đã có hệ cơ xương phát triển có thể dần học được cách đứng chững. Tuy nhiên, bé có thể không tự chuyển từ tư thế ngồi sang đứng được nên sẽ cần có người lớn hỗ trợ bé đứng lên.
  • Bé tự đứng: Ở khoảng 12 tháng tuổi, bé sẽ có thể bắt đầu tập kỹ năng tự đứng và thường sẽ hoàn thiện kỹ năng này trong khoảng tháng thứ 13 – 15. Đây là giai đoạn bé đứng không cần bám vịn, không cần hỗ trợ và thời gian đứng cũng lâu hơn. Ngoài ra, bé cũng có thể tự chuyển từ tư thế ngồi sang đứng và ngược lại cũng như có thể chập chững tập đi.

Sau khoảng thời gian bé tập đứng mà không cần hỗ trợ, bé sẽ bắt đầu tập đi ở khoảng tháng thứ 12. Ở giai đoạn đầu, trẻ có thể sẽ dễ ngã do chân còn yếu.

Dấu hiệu cho thấy trẻ đang tập đứng 

Để biết chính xác đáp án cho câu hỏi trẻ mấy tháng biết đứng, ba mẹ hãy theo dõi các dấu hiệu cho thấy con đã sẵn sàng đứng như:

  • Bé thường xuyên bò tới các nơi có chỗ vịn, chỗ tựa chắc chắn
  • Bé bắt đầu vịn vào các đồ vật xung quanh rồi bám thật chặt và kéo mình đứng lên. Việc này có thể thường xuyên xảy ra khi bạn đặt con vào trong cũi.

Khi nhận thấy bé có dấu hiệu sẵn sàng tập đứng, ba mẹ hãy tạo cho con không gian rộng rãi để bé thoải mái luyện tập. Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra độ cứng chắc của các vật dụng xung quanh trẻ để đảm bảo an toàn.

Những trường hợp chậm tập đứng bạn cần chú ý

Tìm hiểu thêm: Giải cảm nhanh bằng cách xông lá

Trẻ mấy tháng biết đứng? Tìm hiểu ngay để không bỏ lỡ mốc phát triển của con

>>>>>Xem thêm: Viêm não

Thông thường, các bé đều có thể tự đứng được khi đã 18 tháng tuổi. Ba mẹ có thể lo lắng tự hỏi trẻ mấy tháng biết đứng khi thấy những bé ngang tuổi con đã phát triển được kỹ năng này còn bé cưng nhà mình thì chưa. Tuy nhiên, việc bé biết đứng trễ hơn mốc bình thường không có nghĩa là quá trình phát triển lâu dài của trẻ có vấn đề. 

Thế nhưng, bạn vẫn cần quan tâm hơn đến quá trình phát triển của con nếu bé không chỉ chậm tập đứng mà còn chưa đạt được những mốc phát triển sau:

  • Bé có thể chịu một phần trọng lượng cơ thể bằng chân của mình
  • Bé biết lăn
  • Bé biết ngồi dậy
  • Bé biết nói bi bô
  • Bé biết cười
  • Bé có phản ứng lại khi chơi với bạn, chẳng hạn như chơi ú òa
  • Bé có phản ứng với các sự vật, sự việc trong môi trường xung quanh
  • Bé dùng một số hành động để tìm kiếm sự chú ý của bạn

Ngoài ra, bé cũng có thể bị chậm phát triển nếu cơ thể của bé có vẻ rất căng cứng. Nếu thấy con có dấu hiệu phát triển quá trễ so với các mốc trình phát triển bình thường, bạn có thể trao đổi với bác sĩ nhi khoa để có cách giúp đỡ bé đúng nhất.

Đáp án cho câu hỏi trẻ mấy tháng biết đứng, biết đi, biết nói… là không có cột mốc cố định mà phụ thuộc vào tốc độ phát triển riêng của từng bé. Bạn sẽ biết chính xác mốc thời gian bé biết đứng, biết nói, biết đi nếu luôn đồng hành cùng bé mỗi ngày trong hành trình lớn lên.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *