Với các tác nhân hóa học, vật lý và vi khuẩn nhiều như hiện nay, da của trẻ sơ sinh sẽ có xu hướng rất nhạy cảm và thiên khô. Nếu mẹ không chăm sóc da khô ở trẻ sơ sinh đúng cách thì bé có thể bị những kích ứng da nghiêm trọng làm ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe.
Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh bị khô da nổi mẩn đỏ: Mẹ phải làm sao?
Triệu chứng da trẻ sơ sinh bị khô và sần thường biểu hiện bằng làn da thô ráp, bong tróc, sần sùi hoặc nổi mẩn đỏ. Điều này có thể khiến bé ngứa ngáy, bỏ ăn, quấy khóc, khó chịu… Bạn hãy cùng tìm hiểu tại sao trẻ sơ sinh bị khô da nổi mẩn đỏ ở mặt và các nơi khác trên cơ thể để có cách chữa và bảo vệ làn da nhạy cảm của con yêu đúng cách nhé.
Nội Dung
- 1 Tại sao trẻ sơ sinh bị khô da nứt nẻ và sần?
- 2 Những vùng da dễ bị khô sần nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh
- 3 Cách chữa khô da nứt nẻ cho trẻ sơ sinh
- 3.1 1. Thoa kem dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh
- 3.2 2. Không dùng nước nóng tắm cho bé
- 3.3 3. Chọn quần áo cho bé với chất liệu từ tự nhiên
- 3.4 4. Dùng sản phẩm giặt an toàn cho trẻ sơ sinh bị khô da
- 3.5 5. Sử dụng sản phẩm tắm cho bé từ thiên nhiên
- 3.6 6. Dọn dẹp chỗ ngủ của bé để tránh trẻ sơ sinh bị khô da
- 3.7 7. Hạn chế dùng sản phẩm chăm sóc da dễ gây kích ứng
- 3.8 >>>>>Xem thêm: Đang cho con bú uống collagen được không? Cách uống an toàn, hiệu quả
- 3.9 8. Sử dụng kem chống nắng cho bé
Tại sao trẻ sơ sinh bị khô da nứt nẻ và sần?
Da khô bong tróc ở trẻ sơ sinh thường là do những nguyên nhân dưới đây:
• Làn da của bé rất nhạy cảm: Trẻ thường có làn da nhạy cảm và mỏng manh hơn người lớn rất nhiều do có sức đề kháng yếu hơn. Nếu bạn cho da bé tiếp xúc với những sản phẩm từ hóa chất khi tắm rửa, vui chơi, ngủ nghỉ thì da bé có khả năng cao bị kích ứng dẫn đến khô da và nhạy cảm.
• Hàng rào bảo vệ da bị giới hạn: Điều này xảy ra là do lớp da ngoài cùng của biểu bì mỏng manh và các tế bào được sắp xếp ít chặt chẽ, tuyến mồ hôi cũng như bã nhờn ít hoạt động và các axit bảo vệ thì còn tương đối yếu.
Hàng rào bảo vệ da mỏng manh sẽ khiến cho da trẻ sơ sinh bị khô do có sức đề kháng yếu, và đặc biệt nhạy cảm đối với các tác động hóa học, vật lý, vi khuẩn và tia UV.
• Các yếu tố môi trường: Nắng, gió, dị ứng hay vệ sinh cá nhân kém cũng là nguyên nhân khiến da khô ở trẻ sơ sinh.
• Dị ứng với sản phẩm tẩy rửa chăm sóc gia đình: Da trẻ sơ sinh rất dễ bị kích ứng và nứt nẻ bởi các yếu tố bình thường như bột giặt quần áo, nước xả vải, hay chất ny-lon trong quần áo bé mặc.
• Kích ứng với sản phẩm chăm sóc da: Da trẻ sơ sinh bị khô có thể là do kích ứng với các sản phẩm chăm sóc da như sữa tắm, dầu gội, phấn rôm…
Nếu mẹ không chăm sóc da trẻ sơ sinh cẩn thận, các tác nhân độc hại ngoài môi trường hay thậm chí trong chính ngôi nhà của bạn sẽ rất dễ thẩm thấu sâu vào làn da của trẻ gây khô da và dẫn đến nhiều bệnh về da khác.
Bạn có thể quan tâm:
Những vùng da dễ bị khô sần nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh
Do có nhiều khả năng tiếp xúc với môi trường nhiều nhất nên những vùng da nhạy cảm của bé yêu dưới đây sẽ dễ bị khô, bong tróc và nứt nẻ.
1. Trẻ sơ sinh bị khô da mẩn đỏ ở mặt
Da mặt là vùng da mỏng nhất trên cơ thể của trẻ sơ sinh. Do đó, chỉ cần một tác nhân nhỏ từ hóa chất hay môi trường cũng khiến cho hai gò má của bé dễ bị khô ráp, căng sần, ngứa ngáy, thậm chí cũng là nguyên nhân gây nên chàm sữa ở trẻ sơ sinh. Điều này khiến bé khó chịu, bỏ bú, quấy khóc…
2. Da em bé bị khô sần ở chân
Bàn chân của trẻ sơ sinh thường là vùng da dễ bị khô nhất. Khi tiếp xúc với không khí hanh khô, nước dơ, bụi bẩn hay lông thú cưng từ sàn nhà, da chân trẻ dễ bị khô và có thể chảy máu nếu mẹ không can thiệp kịp thời.
3. Da bé bị khô sần ở lưng
Lưng là bộ phận rất nhạy cảm nhưng lại thường dễ tiếp xúc nhiều nhất với nước nóng khi mẹ tắm cho bé. Nước nóng sẽ khiến da của bé bị mất nhiều độ ẩm và gây khô ráp da.
Cách chữa khô da nứt nẻ cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị khô da bong tróc do tiếp xúc với hóa chất, sản phẩm không an toàn và không gian sống ô nhiễm. Vì thế, mẹ nên áp dụng 8 bí quyết “sống xanh” thân thiện với môi trường để lựa chọn những dòng sản phẩm gốc tự nhiên khi chăm sóc da cho con.
1. Thoa kem dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị khô da nên bôi gì? Bạn có thể sử dụng kem dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh và kem dưỡng ẩm da mặt cho bé để điều trị da khô cho con. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại kem nào cho con, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn loại kem chuyên biệt.
Kem dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh cần có uy tín trên thị trường, không chứa chất bảo quản, chất tạo màu, chất tạo mùi và hoàn toàn từ thiên nhiên lành tính, an toàn.
2. Không dùng nước nóng tắm cho bé
Da của bé cần được thường xuyên tắm rửa để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, đặc biệt là vùng da ở tay và chân của bé.
Khi tắm cho bé, bạn cũng nên lưu ý nhiệt độ của nước cần ấm vừa phải, không nên nóng quá vì nước nóng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị khô da nổi mẩn đỏ do bị mất nước nhiều hơn.
3. Chọn quần áo cho bé với chất liệu từ tự nhiên
Việc lựa chọn quần áo cho bé đóng vai trò khá quan trọng đối với làn da nhạy cảm của bé. Bạn hãy lưu ý một số điểm dưới đây khi lựa chọn quần áo cho bé:
• Không lựa vải thô hoặc vải sợi tổng hợp: Chất liệu từ vải thô hoặc vải sợi tổng hợp sẽ khiến da nhạy cảm của bé bị kích ứng và khô da.
• Lựa chọn vải có chất liệu thiên nhiên: Bạn hãy lựa chọn quần áo cho bé với những chất liệu vải từ thiên nhiên hoặc những loại vải nhẹ như vải cotton 100%, vải bông hoặc sợi tre. Những chất liệu vải này khá an toàn nhưng cũng mang lại cảm giác thoải mái cho bé. Đặc biệt, những lúc thời tiết nóng bức, vải cotton sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho da trẻ sơ sinh bị khô.
• Mua quần áo rộng với kích cỡ của bé: Bé phát triển rất nhanh chóng. Vì thế, bạn hãy mua những bộ quần áo rộng hơn so với cơ thể của bé, tránh tình trạng khi bé lớn mà phải mặc đồ chật, gây chà xát da bé.
• Giặt quần áo mới trước khi cho bé mặc: Bạn nên giặt quần áo cho bé trước khi cho bé mặc lần đầu bởi quần áo từ các cửa hàng thường có chứa rất nhiều vi khuẩn.
4. Dùng sản phẩm giặt an toàn cho trẻ sơ sinh bị khô da
Bột giặt có nhiều hóa chất độc hại sẽ khiến cho trẻ sơ sinh bị khô da. Do đó, nếu bạn sử dụng những sản phẩm có chất tẩy rửa thường xuyên có thể làm hỏng làn da của bé, khiến da dị ứng, thậm chí gây ra những vết xước cho da của bé.
Mẹ cần biết cách phân biệt và chọn đúng các sản phẩm tẩy rửa từ thiên nhiên theo một số gợi ý dưới đây để bảo vệ làn da của trẻ sơ sinh:
• Hiểu rõ định nghĩa “sản phẩm thiên nhiên” đúng chuẩn: Bạn nên tìm hiểu các định nghĩa organic, gốc thực vật hay chiết xuất từ thiên nhiên an toàn, lành tính và không chứa hóa chất tẩy nhân tạo. Bởi lẽ, nguy cơ hóa chất tẩy mạnh vẫn có khả năng xuất hiện ở các sản phẩm có chiết xuất hay bao bì thể hiện thành phần thiên nhiên.
• Tìm chọn các sản phẩm có chứng nhận uy tín: Bạn hãy chọn sản phẩm có thương hiệu uy tín trên thị trường, có giấy chứng nhận về nguồn gốc thực vật của sản phẩm, được Bộ Nông nghiệp và các cơ quan uy tín chứng nhận an toàn khi sử dụng cho bé.
• Đọc kỹ thành phần ở trên nhãn hiệu sản phẩm: Bạn cần đọc kỹ thành phần của sản phẩm để tránh chọn phải sản phẩm với hóa chất độc hại. Một số sản phẩm làm sạch thường có chứa Volatile organic compounds (VOC) – hợp chất dễ bay hơi gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng gan, thận, phổi, mắt, da…
Bạn hãy ngâm quần áo của bé trước và sau khi giặt bằng tay rồi phơi dưới nắng để diệt sạch vi trùng. Quần áo của ba mẹ cũng nên được giặt bằng sản phẩm gốc thực vật để bé không tiếp xúc với hóa chất từ quần áo của ba mẹ.
5. Sử dụng sản phẩm tắm cho bé từ thiên nhiên
Tìm hiểu thêm: Cách trị mụn thịt trên mặt đơn giản, hiệu quả cao
Một số sản phẩm tắm gội cho bé có chứa hóa chất nhân tạo hoặc có chứa paraben sẽ làm bé tăng nguy cơ khô da nổi sần ở trẻ sơ sinh, làm rối loạn hệ thống hormone, gây vô sinh, ung thư, biến đổi cấu trúc gene ở bé.
Bạn nên mua riêng một bộ sữa tắm và dầu gội nhẹ dành riêng cho bé với những thành phần thiên nhiên mà không có hóa chất hay những chất kháng khuẩn gây kích ứng.
Một số sản phẩm có thành phần từ thiên nhiên tốt cho da bé là dầu ô liu, dầu hạnh nhân, bơ ca cao, nha đam… Để cẩn thận hơn, bạn nên lấy một ít lượng sữa tắm hoặc dầu gội lên da bé trong vòng một giờ để kiểm tra xem có bị kích ứng không.
6. Dọn dẹp chỗ ngủ của bé để tránh trẻ sơ sinh bị khô da
Bạn nên bảo vệ làn da nhạy cảm của bé khỏi những vật dụng trong phòng ngủ có chứa nhiều vi khuẩn như drap giường, nôi, chăn, màn, giường, chiếu, thảm chùi chân… Tuy nhiên, bạn cần nên lưu ý một số điều dưới đây khi làm sạch phòng bé:
• Không dùng hóa chất tẩy mạnh để tẩy rửa: Hóa chất dễ khiến cho trẻ sơ sinh bị khô da. Do đó, bạn hãy giặt drap giường, thảm chùi chân, chăn, màn cho bé bằng những sản phẩm không có nhiều hóa chất và thường xuyên hút bụi cũng như phơi khô chúng dưới nắng để diệt vi trùng.
• Lựa chọn vật dụng phòng ngủ dễ dàng tẩy rửa: Bạn nên lựa chọn những loại drap giường, chăn, màn dễ dàng giặt tẩy, thoáng mát và không dễ dàng bám vi khuẩn để da bé được thoải mái nhất khi nằm ngủ.
• Giữ phòng ngủ của bé sạch sẽ: Bạn cần tuyệt đối giữ phòng ngủ của bé thông thoáng và sạch sẽ nhất có thể như thường xuyên vệ sinh nhà cửa. Đặc biệt, bạn không nên cho động vật vào phòng bé và không để những đồ vật sắc nhọn vào phòng vì nó có thể làm tổn thương làn da của bé.
7. Hạn chế dùng sản phẩm chăm sóc da dễ gây kích ứng
>>>>>Xem thêm: Đang cho con bú uống collagen được không? Cách uống an toàn, hiệu quả
Những sản phẩm có chứa nhiều hóa chất không chỉ gây hại cho làn da mà còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé. Bạn hãy hạn chế dùng những sản phẩm không chỉ khiến trẻ sơ sinh bị khô da mà còn gây ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng dưới đây:
• Khăn giấy ướt: Bạn không nên sử dụng khăn giấy ướt cho làn da của bé bởi nó có chứa một chất hóa học được gọi là Methylisothiazolinone. Chất này có thể khiến da bé bị ngứa, bong tróc và sưng tấy.
• Sản phẩm dưỡng da có hóa chất: Da trẻ có thể bị dị ứng, kích hoạt chàm, nổi mẩn, nổi mề đay nếu bạn cho bé sử dụng những sản phẩm có thành phần từ hóa chất độc hại gây kích ứng cho làn da của bé là phthalate, paraben, hóa chất tổng hợp, polyetylen glycol.
• Phấn rôm: Nhiều người thường sử dụng phấn rôm để giúp bé tránh khỏi tình trạng bị rôm sảy hay hăm tã nhưng trong phấn rôm có chứa một khoáng chất tự nhiên được gọi là talc. Chất này có thể gây tắc nghẽn các túi khí trong phổi, khiến bé bị khó thở, thậm chí là tử vong.
8. Sử dụng kem chống nắng cho bé
Tác hại của tia UV có thể khiến trẻ sơ sinh bị khô da. Do đó, bạn nên sử dụng kem chống nắng cho bé nếu bé đi dưới trời nắng. Bạn cần chọn lựa loại kem an toàn cho da bé, có uy tín trên thị trường và tốt nhất là bạn nên hỏi bác sĩ để được tư vấn chọn loại phù hợp nhất.
Trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào trên làn da của bé, bạn hãy đọc kỹ những thành phần và loại bỏ những sản phẩm có thành phần không tốt cho da bé. Bạn cũng lưu ý chọn những thành phần có nguồn gốc từ thiên nhiên để bảo vệ môi trường sống xanh cũng như bảo vệ cơ thể của bé.
Nếu muốn chăm sóc da khô nổi sần ở trẻ sơ sinh đúng cách, bạn nên dùng những sản phẩm lành tính, với công thức an toàn từ chính thiên nhiên. Nếu bé bị dị ứng với những hóa chất có trong sản phẩm tẩy rửa, bạn hãy dừng sử dụng sản phẩm và đưa con đến bệnh viện để được bác sĩ khám chữa bệnh. Bạn cũng nên tránh càng nhiều càng tốt việc sử dụng hóa chất trong nhà để con luôn được an toàn trong môi trường sống xanh của mình nhé.