Trẻ sơ sinh bị sôi bụng là hiện tượng tiêu hóa phổ biến thường gặp. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu xuất phát từ chế độ ăn uống nhưng lại khiến không ít bậc cha mẹ lo lắng do không biết trẻ bị sôi bụng, chướng bụng có ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của bé hay không.
Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh bị sôi bụng, chướng bụng: 4 nguyên nhân hàng đầu
Dù là một tình trạng rất thường gặp nhưng việc trẻ sơ sinh bị sôi bụng, chướng bụng vẫn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Chính vì vậy, bố mẹ cần có cái nhìn cụ thể hơn về nguyên nhân sôi bụng, chướng bụng ở trẻ sơ sinh để có các biện pháp chữa trị hiệu quả cũng như phòng tránh kịp thời.
Nội Dung
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng, chướng bụng thường có biểu hiện như thế nào?
Sôi bụng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thường xuất hiện ở trẻ trong 4 tháng đầu sau sinh. Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình bố mẹ cần chú ý để kịp thời phát hiện tình trạng sôi bụng ở trẻ:
- Bụng trẻ phát ra âm thanh ọc ạch
- Trẻ quấy khóc nhiều, đặc biệt là khi khóc mặt bé đỏ bừng hoặc biểu hiện đau đớn
- Trẻ bỏ bú, ban đêm ngủ không ngon giấc
- Trẻ hay bị nôn trớ, ọc sữa
- Trẻ không thoải mái, hay kéo chân lên bụng để tự làm mình ợ hơi.
4 nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng, chướng bụng
Theo các chuyên gia, tình trạng bé bị sôi bụng, chướng bụng có thể xuất phát từ 4 nguyên nhân sau:
1. Trẻ sơ sinh nuốt nhiều không khí khi bú
Nếu bé không được cho bú đúng tư thế, bé bú sai khớp ngậm (chỉ ngậm núm vú mà không ngậm hết quầng nâu quanh vú) hoặc sữa mẹ về chậm thì trong quá trình bú, bé có thể nuốt nhiều không khí. Điều này có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé bị đầy hơi, gây sôi bụng, chướng bụng.
Trường hợp mẹ không thể cho bé bú và dùng sữa ngoài thì nguyên nhân có thể đến từ bọt khí tạo ra trong quá trình pha sữa. Ngoài ra, nếu núm vú không vừa miệng bé, mẹ cho bé bú không đúng, khiến sữa chảy quá nhanh hoặc quá chậm thì cũng có thể khiến bé nuốt nhiều không khí khi bú, gây đầy hơi và dẫn đến tình trạng bé sôi bụng, chướng bụng.
2. Chế độ ăn của mẹ
Đối với các mẹ đang cho con bú, chế độ ăn uống của mẹ cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ. Nếu mẹ ăn thực phẩm chứa quá nhiều gia vị hành tỏi, trứng, sữa cũng có thể khiến cho trẻ sơ sinh dễ bị sôi bụng. Ngoài ra, nếu mẹ ăn một số thực phẩm dễ sinh đầy hơi trong giai đoạn cho con bú như rau cải và đậu, các chất gây đầy hơi có thể đi qua sữa mẹ và làm ảnh hưởng đến bé.
3. Do công thức sữa mà bé dùng có chứa đạm biến tính
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sôi bụng, chướng bụng cũng có thể đến từ công thức sữa mà bé đang dùng. Nguyên nhân là do đạm sữa rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ và dễ bị biến đổi cấu trúc. Nếu trong quá trình sản xuất, sữa trải qua nhiều lần xử lý nhiệt thì có thể khiến đạm tự nhiên trong sữa bị biến tính, từ đó, gây khó tiêu và có thể khiến bé sôi bụng, chướng bụng.
4. Do bệnh lý về đường ruột
Ngoài các nguyên nhân kể trên, trẻ sơ sinh bị sôi bụng, chướng bụng cũng có thể là biểu hiện của các bệnh lý về đường ruột như:
- Táo bón
- Viêm ruột thừa
- Bệnh Celiac
Nếu trẻ sơ sinh bị sôi bụng, chướng bụng đi cùng với các biểu hiện bất thường như sốt, nôn ói, bỏ bú… tốt nhất mẹ nên đưa bé đi khám.
Trẻ bị sôi bụng, chướng bụng – Mẹ cần làm gì?
Tìm hiểu thêm: 21 dấu hiệu mang thai CHUẨN XÁC sau quan hệ dễ dàng nhận biết
>>>>>Xem thêm: Trẻ 31 tháng tuổi: Những điều bạn cần biết về sự phát triển của bé
Khi thấy con hay bị sôi bụng, chướng bụng, mẹ có thể thực hiện một số phương pháp sau để giúp bé tránh gặp phải tình trạng này:
- Đổi tư thế cho bé bú: Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng sôi bụng là do bé nuốt phải nhiều không khí khi bú. Do đó, mẹ hãy thay đổi tư thế cho con bú nếu bé quấy khóc khi đang bú. Nếu tập cho bé bú bình, mẹ cần cẩn thận cho bé ngậm vừa núm vú để giúp bé không bị nuốt không khí vào trong gây tình trạng sôi bụng.
- Vỗ ợ hơi cho bé vào cuối cữ bú hoặc dừng lại cho bé ợ hơi giữa cữ đối với bé hay dễ gặp phải tình trạng đầy hơi, sôi bụng. Để vỗ ợ hơi cho bé, mẹ có thể ẵm bé thẳng người với tư thế đầu kề lên vai mình, đảm bảo đỡ đầu bé bằng vai hoặc tay rồi nhẹ nhàng vỗ hoặc xoa lưng cho bé. Hoặc mẹ có thể để bé ngồi trực tiếp lên đùi, quay mặt sang 1 bên, hơi nghiêng về phía trước, nhẹ nhàng đỡ cằm hoặc ngực bé rồi vỗ nhẹ vào lưng để giúp hơi trong bụng bé thoát ra ngoài.
- Lưu ý đến chế độ ăn của bản thân: Nếu mẹ đang trong giai đoạn cho con bú thì cần chú ý rằng một số thực phẩm mẹ ăn sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của bé. Chẳng hạn, nếu mẹ ăn nhiều các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, ăn cay, ăn nóng, hoặc ăn các món như cà chua, cam, quýt, cải bắp, súp lơ, các sản phẩm từ đậu nành sẽ dễ làm trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng. Do đó, nếu trong chế độ ăn của mẹ hay có những thực phẩm này thì mẹ nên điều chỉnh lại.
- Thay đổi công thức sữa khác phù hợp hơn: Nếu bé hay bị sôi bụng, chướng bụng và mẹ nghi ngờ là do công thức sữa, mẹ nên cân nhắc đổi công thức sữa khác. Khi chọn, mẹ nên ưu tiên lựa chọn những công thức sữa dễ tiêu hóa, êm dịu đường ruột của bé. Để chọn được công thức sữa đáp ứng tiêu chí này, mẹ nên ưu tiên chọn sữa có quy trình xử lý nhiệt nhẹ một lần. Quy trình xử lý nhiệt một lần sẽ giúp bảo toàn hơn 90% đạm mềm tự nhiên trong sữa, từ đó giúp bé dễ tiêu hoá, ổn định đường ruột và hạn chế được tình trạng sôi bụng, chướng bụng. Đồng thời, mẹ cũng nên chọn sữa “êm dịu” với hệ tiêu hoá, giúp bé êm bụng, ngủ ngon giấc với nguồn sữa mát chất lượng cao, ví dụ như nguồn sữa từ giống bò thuần chủng Hà Lan. Ngoài ra, mẹ nên lưu ý chọn sữa có vị thanh nhạt, không chứa đường sucrose để giúp bé giảm nguy cơ sâu răng, béo phì ngay từ những tháng đầu đời.
- Đưa bé đi khám kịp thời nếu có biểu hiện bất thường: Bố mẹ cần chú ý xem bé có bị sốt, đau bụng hoặc phát ban kèm theo chướng bụng hay không. Trong những trường hợp tình trạng trẻ sơ sinh sôi bụng kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm, ảnh hưởng đến khả năng đi tiêu, làm gián đoạn việc ăn uống và nghỉ ngơi của trẻ, bạn nên tham vấn bác sĩ nhi khoa ngay để có biện pháp xử lý kịp thời.
Nhìn chung, tình trạng sôi bụng, chướng bụng ở trẻ sơ sinh không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng. Tuy nhiên bố mẹ vẫn cần phải chú ý quan sát các triệu chứng nhỏ nhất ở con để có thể nhanh chóng phát hiện những nguy cơ về bệnh lý ở trẻ nhé!