Trẻ tuổi nhưng thường xuyên đau cơ xương khớp: Nguyên nhân và cách chữa trị

Trẻ tuổi nhưng thường xuyên đau cơ xương khớp: Nguyên nhân và cách chữa trị

Trẻ tuổi nhưng thường xuyên đau cơ xương khớp: Nguyên nhân và cách chữa trị

Nói đến tuổi trẻ chúng ta hay liên tưởng đến sức khỏe, nhất là hệ cơ xương khớp. Quảng cáo rầm rộ của các nhãn hàng trên truyền thông đại chúng đã tạo một niềm tin ảo là chỉ cần bổ sung calci dưới nhiều hình thức là đã có thể cho xương chắc khỏe. Điều này dẫn đến một nhận định rằng người trẻ chỉ tổn thương cơ xương khớp do chấn thương sau tai nạn (giao thông, lao động, chấn thương do thể thao), còn lại các bệnh lý cơ xương khớp khác là của người già.

Bạn đang đọc: Trẻ tuổi nhưng thường xuyên đau cơ xương khớp: Nguyên nhân và cách chữa trị

Thực tế người trẻ vẫn mắc bệnh xương khớp, do bẩm sinh, do chấn thương và do ảnh hưởng từ lối sống, tư thế cũng như tính chất công việc đặc thù.

Tại sao người trẻ tuổi vẫn gặp vấn đề về cơ xương khớp?

Lối sống

Thời đại 4.0 với nhịp sống nhanh đã hình thành nhiều thói xấu ở giới trẻ như ngồi nhiều, sử dụng điện thoại thông minh hoặc máy tính liên tục trên 3 giờ, bỏ bữa sáng, ăn nhiều thực phẩm công nghiệp, hút thuốc lá, uống rượu, ít vận động, lười tập thể dục, một số thì lại có xu hướng chơi thể thao quá mức gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cơ xương khớp, hệ tiêu hóa gây đau lưng, đau cổ, đau cổ tay và ngón tay, thừa cân gây thoái hóa khớp gối [1].

Tư thế

Ngồi bắt chéo chân, ngồi không thẳng lưng, kẹp điện thoại vào cổ nói chuyện trong khi đang làm việc và khom lưng khi nhặt vật dụng dưới thấp là những tư thế sai mà người trẻ hay mắc phải. Điều này có thể gây thoái hóa đốt sống cổ, vẹo cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau lưng và còng lưng.

Tính chất công việc

Dù làm việc văn phòng hay lao động chân tay, giới trẻ vẫn thường hay bị sa vào tình huống quá sức mà không hay biết. Do cơ thể trẻ có sức đề kháng, còn khỏe nên họ không được cảnh báo rằng đang làm những điều không tốt cho sức khỏe. Ngồi ráng thêm vài giờ để làm cho xong việc mà không hề biết rằng các cơ lưng, cổ dã bị co cứng nhiều giờ, cột sống hay vai đã bị sai tư thế khá lâu, tệ hơn nữa sự quá sức này mang đến cho các bạn trẻ hiện tượng stress do quá tải. Mang balo nặng khi đi học hoặc đi làm. Hoặc khom lưng mang vác vật nặng trong thời gian dài đối với học sinh, giới văn phòng cũng như người lao động tay chân cũng ảnh hưởng đế sức khỏe cơ xương khớp rất nhiều.

Các bệnh cơ xương khớp người trẻ thường gặp

1. Đau lưng

Đau lưng bao gồm đau lưng dưới, đau lưng giữa, đau lưng trên hoặc đau lưng dưới kèm theo đau thần kinh tọa. Các vấn đề về thần kinh và cơ bắp, bệnh thoái hóa đĩa đệm và viêm khớp có thể dẫn đến đau lưng [2].

Ước tính tỷ lệ đau lưng trọn đời dao động từ 30% -51% [18]. Nghiên cứu của Jeffries và cộng sự năm 2007 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh trọn đời dao động từ 4,7% đến 74,4% đối với đau cột sống hoặc đau lưng và 7% đến 72% đối với đau thắt lưng [3].

Đa phần nguyên nhân gây đau lưng ở người trẻ liên quan đến cơ như do mang balo nặng [4], [5], sử dụng dụng cụ tập thể thao không đúng [6], bị stress hoặc các yếu tố tâm lý khác ảnh hưởng [7], [8].

Đa phần các trường hợp đau lưng là cấp tính và lành tính. Đau có xu hướng tự giới hạn và tự hồi phục theo thời gian. Tuy nhiên, cần lưu ý một số trường hợp báo động đỏ cần phải đi khám bác sĩ ngay lập tức. Đó là khi bạn lớn tuổi, sử dụng corticoid trong thời gian dài, chấn thương nghiêm trọng [9], [10].

2. Còng lưng

Cột sống ngực bình thường kéo dài từ đốt sống thứ 1 đến 12 và có độ cong từ 20° đến 45°. Khi độ cong này tăng quá 45°, nó được gọi là còng lưng. Hiện tượng này làm ảnh hưởng đến chiều cao thực tế và thẩm mỹ của người mắc.

Nguyên nhân gây còng lưng ở người lớn: bẩm sinh, chấn thương, ảnh hưởng của điều trị y tế hoặc phẫu thuật và loãng xương. Ở người trẻ thường hay gặp còng lưng tư thế và còng lưng Scheuermann.

Còng lưng tư thế là hậu quả của việc sai tư thế, rất phổ biến nhất ở thanh thiếu niên và thanh niên, vì họ thường xuyên khòm khi đứng và ngồi, khiến cột sống cong về phía trước. Tật này thường đi kèm với “ưỡn cột sống thắt lưng”. Không có bất kỳ bất thường nào về đốt sống trên tia X [11].

Bệnh còng lưng của Scheuermann là do các đốt sống hình nêm phát triển trong thời niên thiếu. Nguyên nhân hiện chưa được biết, xảy ra trong giai đoạn xương phát triển nhanh, thường ở độ tuổi từ 12 đến 15 [12].

3. Viêm khớp

Viêm khớp là tình trạng viêm ở các khớp, có thể ảnh hưởng để một hoặc nhiều khớp. Viêm khớp có hơn 100 dạng với nhiều nguyên nhân gây ra và các phương pháp điều trị khác nhau. Thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp là hai dạng viêm khớp phổ biến nhất. Viêm khớp thường xuất hiện ở người trên 65 tuổi, nhưng vẫn có thể xảy ra ở người trẻ tuổi [24].

Thoái hóa khớp được xem như là loại viêm khớp phổ biến nhất cũng như một trong những vấn đề sức khỏe quan trọng nhất đang lan rộng trong đời sống hiện đại. Năm 2002, ước tính có 43 triệu người trưởng thành bị viêm khớp. Trong số đó, 26,9 triệu người từ 25 tuổi trở lên mắc thoái hóa khớp. Thoái hóa khớp thường được cho là một bệnh tiến triển ở người lớn và người già. Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ ngoài tuổi tác dẫn đến bệnh thoái hóa khớp như di truyền, béo phì, chấn thương khớp, hoạt động nghề nghiệp hoặc giải trí, thể thao, giới tính và chủng tộc [13].

Phòng ngừa & điều trị cơ xương khớp ở người trẻ tuổi

Phòng ngừa, điều trị phòng ngừa và điều trị triệu chứng là bí quyết sống khỏe với cơ xương khớp của người trẻ.

1. Đau lưng

Các biện pháp phòng ngừa

● Biện pháp phòng ngừa tốt nhất là phát hiện sớm [14].

● Thực hiện các bài tập tăng cường chính yếu, căng giãn gân kheo và cơ gấp hông có thể giúp giảm nguy cơ đau thắt lưng [23].

Các phương pháp điều trị phòng ngừa đã được thực hiện trong ba thập kỷ qua, bao gồm [20]:

● Các bài tập vật lý trị liệu, sinh hoạt đúng tư thế và tăng cường hoạt động thể chất.

● Biện pháp phòng ngừa đau lưng tốt nhất là phát hiện sớm [14].

● Các biện pháp phòng ngừa có thể bao gồm các bài tập ‘tư thế đúng’ ví dụ các môn thể thao nâng vật nặng và hạn chế hoạt động thắt lưng quá mức, thêm vào đó là các bài tập tăng cường sức mạnh cốt lõi và kéo giãn cơ gân kheo và cơ gấp hông cũng có thể giảm nguy cơ đau thắt lưng.

● Giữ tư thế đúng: giữ thẳng lưng khi ngồi, đeo balo đều 2 vai và nhẹ nhất có thể (tốt nhất là có tủ chứa dụng cụ nơi làm việc hoặc trường học, thay đổi suy nghĩ việc ba lô nặng không ảnh hưởng đến lưng, thực hiện các bài tập thể dục sửa tư thế,…

Mục tiêu của các biện pháp can thiệp là để giảm đau, phòng ngừa tái phát và cho phép quay lại hoạt động bình thường [15].

Tập các bài tập thể dục giảm đau [15]:

Bài tập giảm đau khuyến khích chuyển động của cột sống thắt lưng để giảm cứng khớp như động tác duỗi tư thế con mèo và các bài tập linh hoạt cho hông và đầu gối (co đầu gối lên ngực và đưa đầu gối sang một bên).

Ngoài ra tại phòng tập vật lý trị liệu bạn sẽ được hướng dẫn tập thêm các bài tập nâng cao như bài tập phục hồi và bài tập tích lũy giúp tạo sức bền cơ bắp, ổn định vùng thắt lứng cũng như giúp cơ thể thích nghi dần với tình trạng xương khớp.

Tìm hiểu thêm: Nạo túi nha chu: Giải pháp cho người viêm nha chu

Trẻ tuổi nhưng thường xuyên đau cơ xương khớp: Nguyên nhân và cách chữa trị

>>>>>Xem thêm: Kinh nghiệm sinh thường sau sinh mổ: Lợi ích dành cho mẹ

Ảnh: Shutterstock.com – 1028109844

Sử dụng kháng viêm, giảm đau:

Acetaminophen, thuốc giãn cơ, opioid và các NSAIDs/COXIBs là những đề nghị sử dụng giảm đau lưng cấp và mãn tính [16].

2. Còng lưng

Còng lưng tư thế: có thể tự sửa chữa khi nằm trên bề mặt phẳng hoặc khi kéo giãn cột sống. Thực tế, bạn có thể dễ dàng điều trị còng lưng tư thế với ngồi và đứng đúng tư thế. Điều trị tật này không cần đúc, niềng hoặc tập vật lý trị liệu. Tuy nhiên, tăng cường cơ bắp lưng có thể giúp tạo tư thế thích hợp [11].

Bệnh còng lưng của Scheuermann: Biến dạng phát triển nhẹ với sự tăng trưởng thường xuyên chỉ cần chụp X-quang định kỳ. Khi biến dạng nặng vừa phải (55o-80o) và bệnh nhân vẫn chưa trưởng thành về bộ xương, điều trị bằng niềng kết hợp với chương trình tập vật lý trị liệu [12].

3. Viêm khớp

Phòng ngừa

● Giảm cân và tập thể dục đều đặn [16], [21]. Dành 30-45 phút tập thể dục mỗi ngày, 5 ngày một tuần. Bắt đầu với cường độ chậm, sau đó tăng tốc độ phù hợp với từng cá nhân.

● Thay đổi lối sống: mang giày phù hợp [16], ngưng hút thuốc lá, giảm stress, ngủ đủ giấc, trung bình cần ngủ 7-8 tiếng một đêm.

● Giữ ấm giảm đau, chườm lạnh giảm sung [16], [21].

● Chế độ ăn uống chống viêm: rất nhiều báo chí đề cập nhưng theo sách hướng dẫn dành cho bệnh nhân viêm khớp của Anh quốc thì rất ít nghiên cứu đề cập đến vấn đề này [16].

Điều trị: giảm thiểu đau đớn, giảm nguy cơ tàn phế và cải thiện chức năng

Tùy mức độ mà bệnh nhân sẽ được đề nghị tập thể dục, sử dụng thuốc, tiêm cortisone [16], nẹp hoặc phẫu thuật [12]. Đối với người trẻ có nhiều kỳ vọng và tham gia các hoạt động thể thao cần kiên nhẫn, cân nhắc.

Tuy nhiên, Paracetamol không có tác dụng chống viêm [25]. Một phân tích tổng hợp năm 2014 gồm 13 thử nghiệm ngẫu nhiên cho thấy paracetamol chỉ giúp giảm đau nhẹ, ngắn hạn cho những người bị viêm xương khớp [26]. Hướng dẫn của viện chăm sóc sức khỏe chất lượng cao vương quốc Anh (NICE 2014) cho bệnh viêm khớp thừa nhận paracetamol kém hiệu quả hơn những gì đã nghĩ trước đây [27].

Đa số NSAIDs là thuốc được bác sĩ kê toa đầu tay cho viêm khớp, có hiệu quả kháng viêm và giảm đau nhanh chóng [17]. Tuy nhiên, một số bệnh nhân sử dụng NSAIDs thời gian dài có thể phát triển bệnh tiêu hóa nghiêm trọng [16], [19]. Chất ức chế COX 2 có hiệu quả giảm đau tương tự NSAIDs thông thường nhưng giảm đến 50% tác dụng phụ thủng, loét và chảy máu [28]. Khi dùng NSAIDs, bác sĩ thường cho dùng kèm thuốc dạ dày nhóm PPI (ức chế bơm proton) cho cả nhóm NSAIDs truyền thống lẫn nhóm ức chế COX2 [29]. Tuy nhiên, có nghiên cứu cho thấy sự ức chế tiết acid bởi PPI chỉ bảo vệ đường tiêu hóa trên, không những không bảo vệ mà còn làm tăng ảnh hưởng của NSAIDs lên đường tiêu hóa dưới do sự rối loạn hệ vi khuẩn ruột [30]. Do đó, nên chăng thay vì dùng một NSAID phối hợp PPI thì việc lựa chọn một NSAIDs an toàn trên đường tiêu hóa ngay từ đầu (ức chế COX 2) mới là lựa chọn tối ưu cho BN.

Ngoài ra bác sĩ có thể sử dụng các liệu pháp bổ sung và thay thế như dùng thảo dược, châm cứu, trị liệu nắn xương (osteopathy), trị liệu nắn chỉnh cột sống (chiropractic – Trị liệu kết hợp các thao tác kỹ thuật bằng tay để cải thiện chức năng khớp, giảm đau và co cơ, Vi lượng đồng căn (Dùng các chất gây ra triệu chứng tương tự như triệu chứng của bệnh cần điều trị ở dạng pha rất loãng, chữa bệnh bằng cách kích thích quá trình tự chữa lành của cơ thể, xông hương, và xoa bóp,… [16].

Tóm lại

Người trẻ tuổi cũng nên chú ý thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh xương khớp như giữ đúng tư thế khi học tập, lao động, tập thể dục đều đặn, loại bỏ các thói quen xấu. Ngoài ra khi có triệu chứng liên quan đến xương khớp, các bạn cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa ngay để phát hiện sớm các tổn thương và được các bác sĩ lên kế hoạch điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu, thuốc hay phẫu thuật để giúp các bạn giảm đau, giảm thiểu tối đa nguy cơ tàn phế và cải thiện chức năng vận động đến mức tối ưu nhất có thể

PP-CEL-VNM-0475

VIATRIS đồng hành nâng cao kiến thức bệnh học cộng đồng.

HelloBacsi.com cung cấp đường dẫn trong mục các chủ đề liên quan, bài cùng chuyên mục và bài có nhiều người đọc vì mục đích thuận tiện tra cứu. VIATRIS không kiểm duyệt các đường dẫn trong trang này và cũng không chịu trách nhiệm về nội dung hay hoạt động của các trang liên kết này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *