Trị mụn nang tại nhà: Nên hay không nên nặn mụn?

Trị mụn nang tại nhà: Nên hay không nên nặn mụn?

Trị mụn nang tại nhà: Nên hay không nên nặn mụn?

Đa số nốt mụn nang cần phải nhờ đến bác sĩ da liễu để loại bỏ chúng. Tuy nhiên, nếu hiểu rõ về tình trạng mụn nang cũng như mức độ nghiêm trọng, bạn có thể tự điều trị mụn nang tại nhà mà không cần nặn mụn.

Bạn đang đọc: Trị mụn nang tại nhà: Nên hay không nên nặn mụn?

Mụn nang và nguyên nhân gây mụn nang

Mụn nang là gì?

Hầu hết các nốt mụn nang đều không có đầu mụn. Chúng nằm sâu dưới da và phát triển quanh các nang lông. Mụn nang bã nhờn do bã nhờn thừa và vi khuẩn bị mắc kẹt trong lỗ chân lông gây ra.

Mụn nang thường sưng to, bên trong chứa đầy dịch mủ. Nếu bị kích thích, mụn nang có thể bị sưng tấy, gây đau đớn.

Nguyên nhân gây mụn nang

Trị mụn nang tại nhà: Nên hay không nên nặn mụn?

Mụn nang có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, đặc biệt là thiếu niên hoặc thanh niên.

Ở lứa tuổi thiếu niên, hormone androgen tăng mạnh. Điều này làm tuyến bã nhờn hoạt động nhiều hơn, dễ khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn và gây ra mụn nang.

Ở phụ nữ, sự thay đổi lượng hormone do chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, thời kỳ mãn kinh hoặc hội chứng buồng trứng đa nang đều là nguyên nhân gây ra mụn nang.

Di truyền cũng là một trong những yếu tố khiến bạn bị nổi mụn nang.

Cách trị mụn nang tại nhà không cần nặn mụn

Không nên nặn mụn nang bằng tay

Dù cho bạn muốn giải quyết nhanh chóng nốt mụn nang của mình ra đến mức nào đi chăng nữa thì bạn cũng không nên nặn hoặc bóp nó bằng tay. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ da liễu đều phải loại bỏ mụn nang bằng dụng cụ nặn mụn chuyên nghiệp.

Nếu cố gắng nặn mụn bằng tay, bạn có thể làm lây nhiễm vi khuẩn và đẩy bã nhờn vào sâu bên dưới nang lông, khiến mụn nang phát triển lớn hơn và nghiêm trọng hơn, làm tăng nguy cơ để lại sẹo.

Vệ sinh mụn nang đúng cách

Tìm hiểu thêm: Babymoon là gì và có cần thiết cho mẹ bầu không?

Trị mụn nang tại nhà: Nên hay không nên nặn mụn?

Thói quen vệ sinh sạch sẽ là một trong những yếu tố quyết định xem bạn có thể trị hết mụn nang nhanh chóng được không. Bạn nên tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày. Đồng thời, bạn cần vệ sinh sạch sẽ nốt mụn nang mỗi ngày ba lần.

Tuy nhiên, việc này không có nghĩa là bạn phải chà xát nốt mụn liên tục khi rửa mặt hoặc tắm rửa. Ngược lại, bạn nên tránh chà xát mạnh tay khu vực bị mụn nang để không gây kích ứng, khiến nó sưng viêm nặng hơn.

Hãy dùng tay nhẹ nhàng massage xoay tròn khi rửa mặt, nhất là vùng bị mụn. Bạn cũng nên tránh dùng sữa rửa mặt có hạt khi bị nổi mụn nang.

Chườm ấm giúp làm nở lỗ chân lông

Sau khi đã vệ sinh mụn nang sạch sẽ, bạn nên chườm ấm khu vực vùng mụn. Nhiệt độ ấm nóng và độ ẩm thích hợp sẽ giúp các tạp chất bị mắc kẹt trong nang lông dễ dàng thoát ra ngoài hơn.

Bạn có thể sử dụng khăn mềm thấm nước ấm để chườm lên vùng mụn. Bạn chỉ nên thực hiện cách này tối đa 3 – 4 lần/ngày, mỗi lần chườm ấm từ 5 – 10 phút để lỗ chân lông nở ra hoàn toàn.

Nếu thực hiện quá nhiều lần có thể khiến mụn nang sưng đỏ hoặc bị bỏng da nhẹ, khiến nốt mụn bị biến chứng nặng hơn, gây khó khăn trong việc điều trị mụn nang.

Chườm nước đá giảm sưng viêm

Mụn nang thường ít gây đau đớn nhưng lại mất thẩm mỹ do nốt mụn sưng to, khó che đi được. Mụn nang còn có thể sưng to và có màu đỏ sậm nếu bạn thường xuyên nặn bóp hoặc cạy mụn.

Để giúp mụn nang bớt sưng, bạn có thể dùng gạc y tế hoặc khăn mềm thấm nước ấm đắp lên nốt mụn. Sau đó dùng túi chườm đá hoặc cho nước đá vào trong khăn mềm rồi chườm lên nốt mụn thay cho khăn ấm khoảng 10 phút.

Hơi ấm sẽ khiến lỗ chân lông nở ra, giúp tạp chất bên trong dễ thoát ra ngoài. Nước đá lạnh có thể giảm sưng đỏ, giảm đau và thu nhỏ kích thước nốt mụn nang. Bạn nên lặp đi lặp lại thao tác này từ 3 – 4 lần trong ngày.

Trị mụn nang trên lưng

Trị mụn nang tại nhà: Nên hay không nên nặn mụn?

>>>>>Xem thêm: Hỏi đáp Bác sĩ: Trẻ 3,5 tháng đi ngoài phân xanh đen là do đâu, có cần đi khám không?

Mặc dù bạn rất sợ bị nổi mụn nang trên mặt nhưng lưng lại là khu vực mụn nang hay xuất hiện hơn hẳn. Mụn nang bã nhờn (hay u nang bã nhờn) có thể nổi ở bất kỳ đâu trên cơ thể ngoại trừ lòng bàn tay và lòng bàn chân.

Trị mụn nang trên lưng khó hơn nhiều so với trị mụn nang trên mặt. Khi áp dụng cách trị mụn nang tại nhà cho vùng lưng, bạn cần cẩn thận hơn để tránh gây trầy xước nốt mụn, khiến chúng sưng viêm, mưng mủ.

Nếu bạn đang trong độ tuổi thiếu niên, bạn có thể sử dụng benzoyl peroxide để trị mụn nang (1). Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn nên nhờ đến các bác sĩ da liễu loại bỏ mụn nang trên lưng triệt để bằng biện pháp chuyên nghiệp để không phải dùng đến các loại hóa chất mạnh.

Trị mụn nang tại nhà thường mất thời gian

Bạn có thể mất đến 12 tuần cho việc trị mụn nang tại nhà. Với loại mụn khó chịu như mụn nang, bạn cần phải cực kỳ kiên nhẫn mới có thể thoát khỏi nó hoàn toàn.

Chỉ cần tự nặn mụn sai cách, bạn có thể khiến tình trạng mụn tồi tệ hơn. Bã nhờn và những vi khuẩn gây mụn mắc kẹt lại sẽ khiến mụn nang phát triển lan rộng dưới da của bạn, tạo thành viêm da cục bộ.

Nếu tình trạng nốt mụn nang của bạn không thể cải thiện sau vài tuần tự điều trị trại nhà hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng gây đau đớn, bạn nên đi khám bác sĩ da liễu để được tư vấn phương pháp hiệu quả hơn.

Ngoài ra, một số nốt mụn nang “bám rễ” rất sâu nên bạn không thể tự dọn sạch chúng tại nhà. Lúc này, bác sĩ da liễu có thể cho bạn dùng thuốc kháng sinh hoặc retinoid để làm khô tuyến bã nhờn, giúp sạch mụn và ngăn ngừa mụn quay trở lại.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *