Triệu chứng bệnh khó thở ở người già và cách khắc phục

Triệu chứng bệnh khó thở ở người già và cách khắc phục

Triệu chứng bệnh khó thở ở người già và cách khắc phục

Khó thở là vấn đề phổ biến ở người cao tuổi. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ các bệnh về tim hoặc phổi, thiếu máu, yếu cơ hoặc do các vấn đề tâm lý. Kenshin.vn mời bạn cùng tìm hiểu cách kiểm soát triệu chứng bệnh khó thở ở người già để duy trì các hoạt động thường ngày ổn định.

Bạn đang đọc: Triệu chứng bệnh khó thở ở người già và cách khắc phục

Cách thức hoạt động của phổi

Để xác định các vấn đề hô hấp thường gặp ở người lớn tuổi, bạn cần hiểu cách hoạt động của phổi. Phổi đóng 2 vai trò quan trọng đối với sức khỏe và chức năng tổng thể của cơ thể.

Vai trò đầu tiên liên quan đến việc đưa oxy vào cơ thể thông qua quá trình hít thở không khí. Vai trò thứ hai là loại bỏ khí cacbonic (CO2) ra khỏi cơ thể.

Cơ thể tạo ra CO2 khi sử dụng oxy và sau đó được thở ra từ phổi của chúng ta. Cụ thể hơn, khi bạn hít thở, không khí sẽ lấp đầy các túi khí nhỏ nằm trong phổi.  Vì có các mạch máu nhỏ trong các túi khí, máu sẽ lưu thông xung quanh chúng với oxy đi vào máu thông qua cơ chế này. Đây cũng là nơi mà carbon dioxide được trả lại từ máu vào phổi để nó có thể được thở ra. Chức năng thứ hai này cũng quan trọng như chức năng thứ nhất vì có quá nhiều CO2 trong máu khi không được thở ra thì có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe.

Nguyên nhân gây bệnh khó thở ở người già

Người cao tuổi là đối tượng rất dễ gặp phải vấn đề về đường hô hấp. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Khó thở do bệnh lý

Các vấn đề về bệnh lý có thể ảnh hưởng đến sức khỏe đường hô hấp do 1 số nguyên nhân phổ biến như cảm lạnh, dị ứng và các vấn đề về xoang khác, hoặc chứng ợ nóng, thiếu máu. Một số nguyên nhân khác liên quan đến bệnh lý bao gồm như sau:

  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
  • Bệnh hen suyễn
  • Khí thũng phổi
  • Viêm phế quản mãn tính
  • Suy tim
  • Viêm phổi
  • Bệnh ung thư
  • Rối loạn thần kinh, bao gồm cả đột quỵ

Triệu chứng bệnh khó thở ở người già và cách khắc phục

Do lối sống và môi trường

  • Tập thể dục. Nếu cơ thể người cao tuổi vẫn khỏe mạnh, những thay đổi điển hình của phổi liên quan đến tuổi tác hiếm khi dẫn đến các triệu chứng thực tế. Nhịp thở thay đổi có thể là do người cao tuổi tham gia các hoạt động thể chất cường độ cao. Trong một nghiên cứu gần đây của Đại học Gothenburg, người ta ước tính có 30% người cao niên bị khó thở khi tập thể dục. Điều này có nghĩa là mặc dù tình trạng khó thở do tập thể dục có thể xảy ra ở những người 65 tuổi trở lên, nhưng không phải tất cả người cao tuổi đều gặp trường hợp này. Vì vậy, ngay cả những người cao niên khỏe mạnh cũng nên nhận thức được tần suất họ bị khó thở hụt hơi.
  • Nhiệt độ thay đổi. Nhiệt độ cũng có thể làm thay đổi nhịp thở ở người cao tuổi, cụ thể thì khí hậu lạnh hơn khiến việc hấp thụ oxy cũng sẽ trở nên khó hơn. 
  • Ô nhiễm không khí. Tình trạng ô nhiễm môi trường cũng là yếu tố có tác động đáng kể đến bệnh khó thở ở người già, đặc biệt khi họ sống trong các thành phố hoặc khu vực nhiều khói bụi.
  • Hút thuốc lá. Thói quen hút thuốc làm tăng nguy cơ tổn thương nhu mô phổi, từ đó dẫn đến các bệnh lý về phổi tắc nghẽn mạn tính. Đồng thời làm giảm khả năng bảo vệ, gia tăng nguy cơ nhiễm trùng và mắc các bệnh ung thư phổi.

Bên cạnh đó, các tình trạng mất đi khả năng thở, khó chịu ở ngực, thở khò khè và ho… không nên được xem là một phần bình thường của quá trình cơ thể lão hóa. 

Nhiều bệnh nhân lớn tuổi nhầm lẫn rằng triệu chứng khó thở là do vấn đề tuổi tác. Trong khi đó còn có nhiều nguyên nhân bệnh lý khác khiến họ khó thở. Kết quả là khi họ gặp bác sĩ để điều trị thì khả năng cao căn bệnh đó đã bước vào giai đoạn nghiêm trọng. 

Triệu chứng

Không phải bất kỳ người cao tuổi nào cũng trải qua các triệu chứng khó thở như nhau. Một số người sẽ cảm thấy tức ngực, khó thở hoặc cảm giác nghẹt thở dữ dội. Những người cao tuổi khác có thể bị ho một cách không kiểm soát, thở nông hoặc thở khò khè do cơ hô hấp bị suy yếu. Hầu hết các trường hợp có thể thở gấp gáp đi kèm với triệu chứng tim đập nhanh. Những người có màu môi xanh, mặt, vành tai, các đầu chi tím tái có thể là dấu hiệu cho thấy việc không cung cấp đủ oxy cho các tế bào hồng cầu hoặc não ở người cao tuổi.

Nguy cơ

Khi tuổi già ập đến thì việc chức năng phổi suy giảm là điều bình thường, chẳng hạn như giảm đi lượng không khí tối đa mà bạn có thể thở ra sau khi hít vào càng nhiều không khí càng tốt. Cụ thể thì lão hóa cũng dẫn đến việc xương ngày càng mỏng và thay đổi hình dạng. Điều này có thể ảnh hưởng đến hình dạng của khung xương sườn, từ đó làm giảm khả năng giãn nở của nó.

Ngoài ra, các cơ hô hấp (cơ hoành) có thể yếu đi, gây khó khăn cho việc giữ cho đường thở mở hoàn toàn. Túi khí cũng có thể trở nên rộng, cộng với cơ chế bảo vệ phổi có nguy cơ bị suy giảm, khiến người lớn tuổi dễ bị viêm phổi hơn. Các vấn đề về hô hấp có thể trở nên trầm trọng hơn do các yếu tố sau đây:

  • Béo phì
  • Các vấn đề về lối sống, chẳng hạn như hậu quả của việc hút thuốc
  • Suy giảm chức năng tim liên quan đến tuổi tác.

Cách khắc phục bệnh khó thở ở người già

Điều trị đúng cách càng sớm càng tốt sẽ thúc đẩy khả năng hồi phục và giảm tỷ lệ tử vong ở người cao niên. Việc điều trị phần lớn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khỏe. Nếu nguyên nhân khó thở ở người cao tuổi là do hen suyễn hoặc viêm phế quản, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc hít hoặc kháng sinh. Ngược lại, nếu khó thở đến từ nguyên nhân nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như suy tim sung huyết hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính – COPD, thì cần phải có thời gian điều trị lâu hơn.

Tìm hiểu thêm: Nhận biết dấu hiệu thiếu kẽm ở trẻ để giúp con không còi cọc

Triệu chứng bệnh khó thở ở người già và cách khắc phục

Bất kể phương pháp điều trị nào đi nữa, bạn cần phải giữ cho môi trường sống của người cao niên luôn sạch sẽ, thoáng mát để hạn chế các trường hợp khó thở xảy ra. 

>>> Bạn có thể quan tâm: Các bệnh về tim ở người cao tuổi không phải ai cũng biết

Cách ngăn ngừa khó thở ở người già

Dưới đây là những lưu ý quan trọng bạn cần nắm để giúp ngăn ngừa các vấn đề nghiêm trọng về đường hô hấp ở người cao tuổi:

  • Không hút thuốc. Hút thuốc làm tăng tốc độ lão hóa của phổi và giảm chức năng hô hấp. Nếu người cao tuổi vẫn đang có thói quen hút thuốc lá, bạn hãy đề nghị giúp đỡ và thuyết phục họ thay đổi thói quen này. Ngoài ra, người cao tuổi cần tránh xa việc tiếp xúc với các khói thuốc dù không trực tiếp thực hiện.
  • Tập thể dục đúng cách. Thực hiện các bài tập thở đều đặn sẽ giúp cải thiện chức năng của phổi. Để ngăn ngừa bệnh khó thở ở người già, không nên tập các bài vận động nặng, quá sức cơ thể.

Triệu chứng bệnh khó thở ở người già và cách khắc phục

>>>>>Xem thêm: Review 11 dung dịch vệ sinh phụ nữ tốt nhất theo bác sĩ gợi ý

  • Thường xuyên di chuyển. Khi người cao tuổi liên tục ngồi hoặc nằm trong 1 khoảng thời gian dài, chất nhầy dần ứ đọng trong đường hô hấp, làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng phổi. Điều này dễ xảy ra nhất khi người cao tuổi bị ốm hoặc vừa trải qua 1 cuộc phẫu thuật.
  • Uống nhiều nước. Những người cao tuổi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên uống thật nhiều nước và tuyệt đối tránh xa các đồ uống chứa cồn. Bổ sung nước hoặc các loại nước trái cây sẽ giúp tống đờm và chất nhầy từ phổi ra ngoài.
  • Tránh các loại thuốc ho không kê đơn trừ khi được sự cho phép từ bác sĩ. Những loại thuốc này có xu hướng làm khô dịch tiết hô hấp, khiến cho những người cao tuổi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có dịch tiết đặc quánh như keo. Điều này có thể làm tắc nghẽn đường thở của họ và khiến cho các triệu chứng tồi tệ hơn.
  • Vệ sinh tay chân sạch sẽ. Người cao tuổi nên chú ý rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn, nhất là sau khi xì mũi, sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn uống và ngay khi chuẩn bị thức ăn.
  • Giữ ấm cơ thể. Hạn chế dùng máy lạnh hay quạt máy, và không nên nằm ngay luồng gió máy lạnh thổi ra. Đồng thời, bạn nên giữ ấm cơ thể cho người cao tuổi mỗi khi nhiệt độ thay đổi.

Việc chăm sóc sức khỏe tổng thể và tái khám định kỳ là điều rất hữu ích để ngăn ngừa và giải quyết các vấn đề sức khỏe phát sinh. 

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bệnh khó thở ở người già có những triệu chứng sau đây, bạn hãy ngay lập tức đưa đến các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín gần nhất để được khám và chữa trị:

  • Khởi phát đột ngột khó thở dữ dội
  • Đau ngực đột ngột
  • Sốt cao (37.8°C), có hoặc không đi kèm với triệu chứng ho
  • Tăng khả năng khó thở khi hoạt động
  • Ho ra máu
  • Thay đổi nhịp thở khi ngủ
  • Gặp khó khăn trong vấn đề nhai nuốt thức ăn

>>> Bạn có thể quan tâm: Máy tạo nhịp tim cho người già hoạt động ra sao? Lưu ý gì khi sử dụng?

Một số hoạt động nhất định có thể khiến người cao tuổi cảm thấy khó thở (chẳng hạn như tập thể dục, đi bộ lên cầu thang…). Tuy nhiên điều này chỉ đơn giản có thể là do tình trạng mất sức do ít vận động thường xuyên. Bên cạnh đó, sự lão hóa đôi khi gây ra các vấn đề về hô hấp khác nghiêm trọng hơn bao gồm cảm giác khó chịu ở ngực, thở khò khè, ho có thể có hoặc không đi kèm với thở gấp… Tất cả điều này sẽ gây khó khăn lớn trong việc thực hiện các hoạt động bình thường ở những người cao niên. Mặc dù những triệu chứng này có thể phổ biến, nhưng chúng không nên được xem như một dấu hiệu bình thường của quá trình lão hóa.
 
Nếu đang chăm sóc người cao tuổi, bạn cần chú ý đến những thay đổi nhịp thở một cách bất thường ở người lớn tuổi và thông báo cho bác sĩ về các triệu chứng này. Ngoài ra, bạn cũng nên đảm bảo rằng tuân thủ một quy trình điều trị và sử dụng các loại thuốc kê đơn đúng cách. Khuyến khích người cao tuổi từ bỏ thói quen hút thuốc lá, thực hiện các chủng ngừa cần thiết và tập thể dục thường xuyên để giúp ngăn ngừa hoặc giảm các vấn đề về hô hấp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *