Ai cũng hiểu rằng tiểu đường là bệnh lý mạn tính, phải chung sống với nó và điều trị suốt đời. Cũng vì lẽ đó mà bệnh nhân luôn thường trực nỗi lo bệnh ngày một nặng. Họ lo lắng đi tìm kiếm triệu chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối để xem mình đã rơi vào trường hợp đó hay chưa.
Bạn đang đọc: Triệu chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối
Cùng tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề này qua những thông tin dưới đây nhé!
Nội Dung
Có triệu chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối không?
Trong y khoa, bệnh tiểu đường không được chia thành các giai đoạn mà phân chia thành các tuýp. Mỗi một loại bệnh tiểu đường lại có những cách xuất hiện triệu chứng khác nhau. Vì vậy, trong bài viết này đề cập đến triệu chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối là những dấu hiệu bệnh khi nghiêm trọng. Bạn cũng có thể hiểu đó là triệu chứng của bệnh tiểu đường nặng.
Triệu chứng của bệnh tiểu đường ở tất cả các tuýp
Dấu hiệu tiểu đường phổ biến bao gồm:
- Đi tiểu nhiều, thường là vào ban đêm
- Rất khát nước
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
- Đói cồn cào
- Nhìn mờ
- Bàn tay hoặc bàn chân bị tê, ngứa ran
- Mệt mỏi kéo dài
- Da khô
- Vết loét hoặc vết thương lâu lành
- Nhiễm trùng nhiều hơn bình thường.
Đặc điểm triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 1
Bệnh tiểu đường tuýp 1 tiến triển rất nhanh. Triệu chứng bệnh xuất hiện rầm rộ, nghiêm trọng chỉ sau vài tuần hoặc vài tháng mắc bệnh. Đây là đặc trưng của tiểu đường tuýp 1 nên không thể coi như lúc chẩn đoán, người bệnh đã mang triệu chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối được.
Ngoài những dấu hiệu phổ biến đã kể trên, bạn có thể bị buồn nôn, nôn hoặc đau dạ dày.
Tuy nhiên, nếu không được điều trị, bạn sẽ có nguy cơ gánh chịu tác hại của bệnh tiểu đường tuýp 1. Đó là biến chứng nhiễm toan ceton phát triển nhanh chóng trong vòng 24 giờ, có thể dẫn tới hôn mê và tử vong với các triệu chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối như sau:
- Rất khát nước
- Đi tiểu thường xuyên
- Buồn nôn, nôn
- Đau bụng
- Yếu, mệt mỏi
- Hụt hơi
- Hơi thở có mùi trái cây
- Lú lẫn
- Đường huyết trên 300 mg/dL (hoặc 16,7 mmol/L)
- Xét nghiệm nước tiểu có ceton.
Phần lớn bệnh tiểu đường tuýp 1 được chẩn đoán ở trẻ em và thanh thiếu niên, nhưng triệu chứng ở mọi lứa tuổi thì như nhau. Người lớn có thể không nhận ra bệnh sớm như là trẻ em.
Triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2
Tìm hiểu thêm: TOP 15 công dụng của sả đối với sức khỏe
Tiểu đường tuýp 2 dễ bị bỏ sót hơn vì nó tiến triển từ từ và âm thầm. Khi mới mắc bệnh, hay hiểu nôm na là triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu thường khó phát hiện. Phần lớn bệnh nhân được chẩn đoán khi đã có dấu hiệu của biến chứng mạn tính (trên thần kinh, mạch máu, mắt, thận, tim, bàn chân…), sau nhiều năm mắc bệnh mà không biết. Nếu may mắn phát hiện sớm và kiểm soát lượng đường trong máu, bệnh nhân có thể ngăn ngừa những biến chứng này.
Hãy xem thử xem bạn có nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 không nhé! Click vào đây để làm bài kiểm tra
Ngoài ra, người bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng có thể gặp biến chứng khẩn cấp đe dọa tính mạng là tăng áp lực thẩm thấu. Điều này xảy ra khi đường huyết tăng lên rất cao trên 600 mg/dL và cơ thể bị mất nước nghiêm trọng. Triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn cuối lúc này thường phát triển trong vòng vài ngày đến vài tuần, bao gồm:
- Thay đổi tinh thần như nhầm lẫn, mê sảng, ảo giác
- Mất ý thức
- Khô miệng, khát nước cực độ
- Đi tiểu thường xuyên
- Nhìn mờ hoặc mất thị lực
- Yếu hoặc tê liệt, có thể có 1 bên cơ thể bị nặng hơn.
Triệu chứng tiểu đường thai kỳ
Bệnh tiểu đường khi mang thai thường không có bất kỳ triệu chứng nào. Trong tuần từ 24-28 của thai kỳ, bác sĩ sẽ làm xét nghiệm tiểu đường để xem bạn có gặp phải tình trạng này hay không. Hầu hết người bị tiểu đường thai kỳ cần thay đổi lối sống, cách ăn uống để khắc phục.
Khi nào nên lo lắng về triệu chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối?
>>>>>Xem thêm: Ung thư cổ tử cung có quan hệ được không?
Nhìn chung, có biến chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng chưa hẳn là không cứu vãn được. Bạn cũng có thể coi đây là triệu chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối, là nguy hiểm và nên tích cực điều trị để ngăn nó nặng hơn. Dấu hiệu bệnh lúc này có thể bao gồm:
- Bệnh võng mạc tiểu đường: Mắt mờ dần, mất thị lực đột ngột, có những vệt đen trôi nổi trong tầm nhìn, đau mắt, đỏ mắt, khó nhìn khi thiếu ánh sáng
- Biến chứng bàn chân: Tổn thương thần kinh do đường huyết cao gây tê, ngứa, mất cảm giác ở bàn chân. Bạn sẽ khó phát hiện ra những vết cắt, vết loét. Bên cạnh đó, đường huyết cao cũng làm hỏng các mạch máu, giảm lượng máu đến chân nên vết thương rất chậm lành. Đây cũng là lý do phải kiểm tra bàn chân thường xuyên. Một số trường hợp nghiêm trọng, không điều trị kịp, phải cắt cụt chân.
- Bệnh tim mạch: Việc hư hỏng mạch máu đôi khi dẫn tới nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
- Bệnh về thận: Bộ phận lọc máu của thận cũng được làm từ rất nhiều mạch máu nhỏ nên bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương cho thận. Lúc này, việc loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa trong máu khó khăn hơn, gây phù, tiểu nhiều, nước tiểu có bọt, buồn nôn và mệt mỏi. Biến chứng thận cũng được coi là nghiêm trọng, có thể coi là triệu chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối vì gánh nặng chạy thận và thay thận nhân tạo là rất lớn.
- Bệnh thần kinh: Hư hại thần kinh do tăng đường huyết có thể ảnh hưởng đến dẫn truyền thông điệp giữa não và mọi bộ phận trong cơ thể, cản trở việc nghe, nhìn, cảm nhận và di chuyển.
Ngoài ra, bệnh tiểu đường còn khiến bạn dễ bị nhiễm trùng nướu răng, nữ giới bị tưa miệng hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu, nam giới bị rối loạn cương dương…
Khi bạn gặp một biến chứng mạn tính nào đó kể trên, bạn sẽ có nguy cơ phát triển thêm các biến chứng khác của bệnh tiểu đường. Vì vậy, dù không có khái niệm triệu chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối, nhưng không bao giờ được chủ quan với biến chứng bệnh và không được lơ là việc kiểm soát đường huyết.
Trên đây là những thông tin về triệu chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối. Dù bạn đang ở trường hợp bệnh tuýp nào cũng cần đề cao việc điều trị đúng chỉ định của bác sĩ, theo dõi đường huyết thường xuyên và xây dựng lối sống lành mạnh ngay từ hôm nay để sống lâu, sống khỏe hơn với tiểu đường.