Triệu chứng tai biến nhẹ: Đừng chủ quan xem thường!

Triệu chứng tai biến nhẹ: Đừng chủ quan xem thường!

Triệu chứng tai biến nhẹ: Đừng chủ quan xem thường!

Tai biến mạch máu não nhẹ (hay còn được gọi là cơn thiếu máu não thoáng qua) thường chỉ diễn ra trong vài phút đến vài giờ, khiến nhiều người bỏ qua chúng. Tuy nhiên, việc hiểu rõ và nhận biết các triệu chứng tai biến nhẹ sẽ giúp bạn ngăn ngừa cơn đột quỵ thực sự về sau. Vì thế, hãy cùng Kenshin.vn tìm hiểu những thông tin sau đây để biết cách nhận biết và xử trí các dấu hiệu của cơn đột quỵ nhỏ nhé! 

Bạn đang đọc: Triệu chứng tai biến nhẹ: Đừng chủ quan xem thường!

Tai biến mạch máu não nhẹ là gì? 

Mọi người thường dùng tai biến nhẹ để chỉ cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA). Đây là một dạng tai biến mạch máu não nhẹ, có thời gian hồi phục nhanh và thường không tổn thương tế bào não và không gây liệt. Tuy nhiên, tai biến nhẹ chính là tiền đề cho đột quỵ thật sự diễn ra. Theo thống kê, khoảng 1 trong 3 người bị tai biến nhẹ sẽ trải qua cơn đột quỵ tiếp theo.  

Những triệu chứng tai biến nhẹ 

Các triệu chứng tai biến nhẹ tương tự với dấu hiệu của cơn đột quỵ, cụ thể bao gồm: 

  • Yếu, liệt tay chân một bên. 
  • Méo miệng, khó nói hoặc nói chuyện khó hiểu. 
  • Rối loạn ngôn ngữ với các triệu chứng như: khó tập trung, nhanh quên, lẫn lộn thời gian và địa điểm,…
  • Chóng mặt và dễ mất thăng bằng.
  • Nhìn đôi hoặc khó nhìn bằng một hay hai mắt.  
  • Đau đầu đột ngột mà không rõ nguyên nhân. 

Một số triệu chứng tai biến nhẹ có thể biến mất theo thời gian nhưng một số khác có thể tồn tại trong thời gian dài sau cơn thiếu máu não thoáng quá (TIA). 

Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về triệu chứng tai biến nhẹ qua lời giải đáp từ Bác sĩ Hồ Văn Hùng trong bài viết: Hỏi đáp bác sĩ: Dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần, 30 ngày là gì?

Làm sao để nhận biết triệu chứng đột quỵ nhẹ? 

Bạn có thể điều trị và ngăn ngừa biến chứng của đột quỵ hiệu quả khi chẩn đoán và xử trí trong vòng 3 giờ kể từ khi có các triệu chứng đầu tiên. Cách kiểm tra các triệu chứng đột quỵ nhẹ được ký hiệu là FAST: 

  • F – Face (khuôn mặt): Méo miệng biểu hiện rõ nhất khi cười. Yêu cầu bệnh nhân mỉm cười và kiểm tra xem mặt có bị xệ xuống không. 
  • A – Arm (cánh tay): Yếu hoặc liệt một bên tay chân. Yêu cần bệnh nhân giơ hai tay lên cao để đánh giá xem bệnh nhân có bị yếu hoặc liệt một bên hay không. 
  • S – Speech (ngôn ngữ): Rối loạn ngôn ngữ. Yêu cầu bệnh nhân lặp lại một cụm từ hoặc một câu. Đánh giá xem bệnh nhân có hiểu câu đó không? Có lặp lại được không? Giọng nói có bị đớ không? 
  • T – Time (tính đột ngột): Khi đột ngột xuất hiện bất kỳ triệu chứng tai biến nhẹ nào kể trên hãy nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu.

Khi có cơn thiếu máu não thoáng qua, bạn cần làm gì? 

Mặc dù TIA thường tự biến mất sau một vài phút nhưng khi có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ đột quỵ nào hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán và có biện pháp can thiệp kịp thời. Vì việc xử lý sớm các cơn đột quỵ nhỏ sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ nặng sau này, đặc biệt là ở đối tượng người cao tuổi, người bệnh tiểu đường, cao huyết áp,…

Bác sĩ sẽ có những chỉ định giúp bạn kiểm soát yếu tố nguy cơ chẳng hạn như: dùng thuốc chống đông hoặc chống kết tập tiểu cầu để chống hình thành cục máu đông, thuốc kiểm soát cholesterol máu, đường huyết,… Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể cần dùng thuốc giảm đau, hỗ trợ hô hấp, hạ huyết áp,…

Tìm hiểu thêm: Tiểu rắt ở nữ có nguy hiểm không? Triệu chứng, nguyên nhân và phòng ngừa tại nhà

Triệu chứng tai biến nhẹ: Đừng chủ quan xem thường!

>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Bưu Điện TPHCM

Cách phòng ngừa tai biến mạch máu não nhẹ 

Cách tốt nhất để phòng ngừa đột quỵ là duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và tránh hút thuốc, uống rượu quá nhiều. Chế độ sinh hoạt điều độ này sẽ giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ mắc phải các bệnh lý có thể dẫn đến đột quỵ như: xơ vữa động mạch, huyết áp cao, cholesterol máu cao,…Đặc biệt nếu bạn đã có tiền sử đột quỵ nhẹ thì việc tuân thủ chế độ ăn uống, vận động lành mạnh này sẽ giúp hạn chế nguy cơ xuất hiện những cơn đột quỵ nặng về sau. 

Hy vọng các thông tin trên đây đã giúp bạn nắm rõ những triệu chứng tai biến nhẹ, để có cách xử trí kịp thời, ngăn ngừa những cơn đột quỵ nghiêm trọng nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *