Triệu chứng tăng huyết áp đột ngột – Biết sớm giảm nguy cơ tử vong

Triệu chứng tăng huyết áp đột ngột – Biết sớm giảm nguy cơ tử vong

Triệu chứng tăng huyết áp đột ngột – Biết sớm giảm nguy cơ tử vong

Huyết áp tăng đột ngột là mối đe dọa lớn ở những bệnh nhân đã được chẩn đoán tăng huyết áp mạn tính. Nếu không nhận ra và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể gây ra nhiều tổn thương nghiêm trọng cho cơ thể, thậm chí là dẫn đến tử vong. Vì vậy, bạn nên hiểu rõ về triệu chứng tăng huyết áp đột ngột để xử lý sớm và kịp thời.

Bạn đang đọc: Triệu chứng tăng huyết áp đột ngột – Biết sớm giảm nguy cơ tử vong

Mời bạn cùng tìm hiểu về dấu hiệu tăng huyết áp đột ngột qua bài viết dưới đây!

Tăng huyết áp đột ngột là gì?

Tăng huyết áp đột ngột là cơn tăng huyết áp xảy ra khi huyết áp tăng nhanh và nghiêm trọng, với chỉ số huyết áp từ 180/120 mmHg trở lên. Tình trạng này được chia thành 2 loại như sau:

  • Tăng huyết áp khẩn cấp: Chỉ có triệu chứng tăng huyết áp đột ngột, không có biểu hiện tổn thương cơ quan đích.
  • Tăng huyết áp cấp cứu: Có biểu hiện tăng huyết áp đột ngột kèm theo những dấu hiệu tổn thương cơ quan đích như tổn thương não, tim, thận hoặc mạch máu. Các biểu hiện bao gồm: phù phổi, thiếu máu cơ tim, rối loạn chức năng thần kinh, suy thận cấp, bóc tách động mạch chủ, tiền sản giật – sản giật.

Triệu chứng tăng huyết áp đột ngột nói chung

Triệu chứng tăng huyết áp đột ngột – Biết sớm giảm nguy cơ tử vong

  • Nhức đầu
  • Chóng mặt
  • Thay đổi trạng thái tinh thần
  • Khó thở, hụt hơi
  • Đau ngực
  • Tim đập nhanh
  • Lo lắng nghiêm trọng
  • Chảy máu mũi
  • Nôn mửa
  • Mắt mờ
  • Phù nề
  • Ngất xỉu.

Triệu chứng tổn thương cơ quan đích trong tăng huyết áp cấp cứu

Nếu có tổn thương cơ quan đích, tùy vào cơ quan nào bị tổn thương mà biểu hiện cũng sẽ khác nhau. Triệu chứng tăng huyết áp đột ngột những lúc này sẽ là:

  • Rối loạn chức năng thần kinh (Bệnh não tăng huyết áp):
    • Các triệu chứng thần kinh như nhức đầu, chóng mặt, thay đổi nhận thức, co giật, kích động, rối loạn thị giác
    • Nếu có đột quỵ có thể xảy ra khó nói, yếu hay tê liệt một bên cơ thể,…
    • Thường có bệnh lý tổn thương võng mạc tiến triển
  • Bóc tách động mạch chủ: Đau ngực dữ dội, đau lưng, mạch đập không đều, trung thất giãn rộng
  • Suy tim: Đau hoặc tức ngực, khó thở, ho, khó thở khi nằm đầu thấp hoặc phù phổi
  • Suy thận cấp: Giảm lượng nước tiểu và/hoặc đi tiểu ra máu, phù phổi, phù ngoại biên
  • Nhồi máu cơ tim cấp hoặc đau thắt ngực
  • Tăng áp lực nội sọ: Buồn nôn, nôn mửa
  • Tiền sản giật hoặc sản giật ở phụ nữ mang thai.
  • Có triệu chứng tăng huyết áp đột ngột nên làm gì?

    Tìm hiểu thêm: Hội chứng Cushing

    Triệu chứng tăng huyết áp đột ngột – Biết sớm giảm nguy cơ tử vong

    >>>>>Xem thêm: Cách điều trị cúm A tại nhà cho trẻ em và người lớn nhanh khỏi

    Với mỗi trường hợp, bạn cần xử trí như sau:

    • Tăng huyết áp khẩn cấp: Nếu huyết áp từ 180/120 mmHg trở lên, hãy đợi khoảng 5 đến 10 phút và thử đo lại lần nữa. Nếu kết quả đo lần thứ hai cũng cao như vậy và bạn không gặp bất kỳ triệu chứng liên quan nào khác đến tổn thương cơ quan đích như đau ngực, khó thở, đau lưng, tê/yếu, thay đổi thị lực hoặc khó nói, đây sẽ được coi là tăng huyết áp khẩn cấp. Bạn nên gọi cho bác sĩ hoặc đi khám càng sớm càng tốt để được điều chỉnh hoặc thêm thuốc hạ áp. Lúc này, bạn sẽ cần được theo dõi một khoảng thời gian tại viện đến khi huyết áp ổn và hiếm khi phải nhập viện.
    • Tăng huyết áp cấp cứu: Nếu chỉ số huyết áp là 180/120 mmHg hoặc cao hơn và bạn đang gặp bất kỳ triệu chứng tăng huyết áp cấp cứu nào liên quan đến tổn thương cơ quan đích như đau ngực, khó thở, đau lưng, tê/yếu, thay đổi thị lực hoặc khó nói thì gọi cấp cứu ngay lập tức.

    Hiện nay, nhờ ý thức chủ động chăm sóc sức khỏe, tỷ lệ những người có triệu chứng tăng huyết áp đột ngột đã giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, sau điều trị, người bệnh cần nâng cao thái độ tích cực theo dõi và kiểm soát huyết áp đúng cách để tránh tái phát các triệu chứng tăng huyết áp nặng và giảm nguy cơ xảy ra biến cố tim mạch, bao gồm cả tử vong, trong tương lai.

    Bạn có thể quan tâm: Làm gì khi bị tăng huyết áp đột ngột? Cách xử lý khi tăng huyết áp tại nhà

    Như vậy, một khi đã được chẩn đoán tăng huyết áp, nhất là từng có triệu chứng tăng huyết áp đột ngột, bạn cần phải:

    • Tiếp tục dùng thuốc điều trị huyết áp cao do bác sĩ chỉ định, ngay cả khi không còn bất kỳ triệu chứng nào. Thuốc sẽ giúp duy trì huyết áp ở mức mục tiêu chứ không thể chữa khỏi bệnh. Nếu bạn tự ý ngừng thuốc hoặc giảm liều, bạn có thể sẽ bị tái phát cơn tăng huyết áp đột ngột và hệ quả là các biến cố tim mạch nguy hiểm.
    • Kiểm tra huyết áp thường xuyên tại nhà và liên hệ với bác sĩ ngay nếu huyết áp tăng trên mức mục tiêu.
    • Ăn uống lành mạnh với nhiều chất xơ từ rau quả, ăn thịt nạc, ăn nhiều cá; tránh chất béo động vật và đồ ăn chế biến sẵn.
    • Ăn nhạt.
    • Luyện tập thể dục đều đặn hàng ngày.
    • Tránh hút thuốc lá và hít phải khói thuốc thụ động.
    • Hạn chế căng thẳng, tạo thói quen nghỉ ngơi hợp lý và ngủ đủ giấc

    Khi không phát hiện triệu chứng tăng huyết áp đột ngột và điều trị kịp thời, việc huyết áp tăng nhanh có thể dẫn đến tử vong trong vòng 1 năm ở trên 90% bệnh nhân do tổn thương cơ quan đích. Hiện nay, nhờ vào sự tiến bộ của chăm sóc y tế, tiên lượng sống đã được cải thiện đáng kể và tỷ lệ sống sót sau 5 năm là hơn 90%

    Hi vọng bài viết này của Kenshin.vn đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích, giúp bạn nhận biết sớm các triệu chứng tăng huyết áp đột ngột để điều trị kịp thời, hạn chế nguy cơ tử vong và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh tim mạch.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *