Trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì mà phụ nữ nào cũng có thể cần đến?

Trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì mà phụ nữ nào cũng có thể cần đến?

Trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì mà phụ nữ nào cũng có thể cần đến?

Cây trinh nữ hoàng cung đã được biết đến từ xa xưa như một loại thảo dược quý trong chăm sóc cho sức khỏe của phụ nữ. Nhiều sản phẩm ứng dụng từ loài cây này cho hiệu quả tích cực trong việc hỗ trợ điều trị u xơ tử cung, u nang buồng trứng, u tuyến vú…

Bạn đang đọc: Trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì mà phụ nữ nào cũng có thể cần đến?

Vậy cây trinh nữ có tác dụng gì và được sử dụng như thế nào? Hãy cùng Kenshin tìm hiểu nhé!

Tên thường gọi: Trinh nữ hoàng cung

Tên gọi khác: Tỏi lơi lá rộng, tỏi Thái Lan, náng lá rộng

Tên khoa học: Crinum latifolium L.

Họ: Thủy tiên (Amaryllidaceae)

Nội Dung

Tổng quan

Tìm hiểu chung về cây trinh nữ hoàng cung

Trinh nữ hoàng cung có:

  • Thân hành như củ hành tây to, bẹ lá úp vào nhau thành một thân giả dài khoảng 10–15cm.
  • Nhiều lá mỏng kéo dài, hai bên mép lá lượn sóng. Gân lá song song, mặt trên lõm thành rãnh, mặt dưới có một sống lá nổi rất rõ, đầu bẹ nơi sát đất có màu đỏ tím.
  • Hoa mọc thành tán dài gồm 6–18 hoa. Cánh hoa màu trắng có vài điểm màu tím đỏ. Từ thân hành mọc ra rất nhiều củ con có thể tách ra để trồng riêng dễ dàng.
  • Mùa hoa quả vào khoảng tháng 8–9.

Ở Việt Nam, cây trinh nữ hoàng cung được trồng chủ yếu ở các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng trở vào, sau này được trồng thêm ở các tỉnh phía bắc.

Đây là cây ưa ẩm, ưa sáng hoặc có thể chịu bóng một phần, sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng và ấm của vùng nhiệt đới, nhiệt độ trung bình từ 22–27ºC.

Bộ phận dùng

Ở Việt Nam, bộ phận dùng chính là lá tươi, phơi khô hoặc thái nhỏ sao vàng dùng dần. Không những vậy, người ta còn dùng cán hoa, thân hành của cây thái nhỏ phơi khô.

Thành phần hóa học

Thành phần chính có tác dụng trong dược liệu này là alkaloid (latisoin, beladin, crinafolin, crinafolidin, pratorin…).

Bên cạnh đó trinh nữ hoàng cung còn có những hợp chất khác như phenolic, tannin, flavonoid, terpenoit, axit amin, saponin steroid, coumarin và chất chống oxy hóa khác.

Thân rễ của cây chứa 2 glucan là glucan A và glucan B.

Ở Việt Nam đã có nghiên cứu và cho thấy trong loại thảo dược này có 11 alkaloid, 11 axit amin, axit hữu cơ. Các axit amin là phenylalanin, 1-leucin, dl-valin và arginin monohydroclorid.

Tác dụng

Trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì mà phụ nữ nào cũng có thể cần đến?

Cây trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì?

Tác dụng của cây trinh nữ hoàng cung đã được nhiều nghiên cứu hiện đại chứng minh, bao gồm:

Điều trị suy giảm miễn dịch

Dịch chiết nước chứa yếu tố kích hoạt tế bào lympho T, có tiềm năng để điều trị các trường hợp suy giảm miễn dịch như ung thư, bệnh bạch cầu và AIDS.

Ổn định tế bào Mast trong điều trị dị ứng

Là nhờ tác dụng của glucan A và phosphatidyllycorine, giúp bảo vệ chống lại sự suy giảm của hàng loạt tế bào cũng như những thế bào Mast nhạy cảm. Điều này cũng lý giải kinh nghiệm sử dụng trinh nữ hoàng cung trong y học Ayurvedic, chữa trị những rối loạn dị ứng.

Phì đại tuyến tiền liệt lành tính

Chu kỳ sử dụng 21 ngày, nghỉ 7 ngày dịch chiết từ thảo dược này cho thấy 92.6% bệnh nhân tham gia nghiên cứu giảm kích thước tuyến tiền liệt và triệu chứng bệnh.

Chống virus

Củ trinh nữ hoàng cung có lectin amaryllidaceae, liên kết với mannose một lá mầm. Chất này có tiềm năng kháng virus đáng kể trong ống nghiệm và không gây độc tính cho thận của khỉ xanh châu Phi.

Chống khối u

Dịch chiết nước có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư ở chuột, điều hòa miễn dịch.

Chống ung thư tuyến tiền liệt

Dịch chiết nước ở một nồng độ phù hợp giúp ức chế đáng kể sự phát triển của khối u, phục hồi chức năng miễn dịch.

Chống oxy hóa

Cây trinh nữ hoàng cung tích cực thu gom gốc tự do peroxyl khi thử nghiệm trong ống nghiệm.

Chống viêm

Dịch chiết nước chống viêm mạnh bằng cách ngăn ngừa kích hoạt enzym IDO và tiết neopterin do mitogen gây ra.

7 dịch chiết methanol có khả năng ức chế mạnh đến trung bình đối với NF – kB – một yếu tố trung gian gây viêm.

Tẩy giun

Dịch chiết methanol từ lá trinh nữ hoàng cung.

Tăng khả năng đông máu

Nhờ một lectin từ loài cây này.

Chống khối u đại thực bào ở phúc mạc

Alkaloid có khả năng ức chế sự tăng sinh của tế bào ung thư hạch theo nhiều con đường.

Tiêu huyết khối

Dịch chiết methanol của lá cây có hoạt tính làm tan cục máu đông đáng kể trong ống nghiệm.

Giảm đau, chống viêm

Dịch chiết nước từ lá khô có tác dụng giảm đau và chống viêm.

Kháng khuẩn

Chiết xuất Metanol thô của lá có hoạt tính kháng E.coli mạnh, chống viêm đáng kể với tình trạng giảm trương lực và cảm ứng nhiệt; dịch chiết trong một số dung môi khác có đặc tính độc tế bào từ nhẹ đến trung bình.

Cây và lá trinh nữ hoàng cung trị bệnh gì?

Trong dân gian, cây này được dùng để chữa u xơ, ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến tiền liệt. Cũng có người dùng dược liệu này để điều trị ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư gan và chữa đau dạ dày.

Ở các tỉnh phía nam, cây được dùng phổ biến chữa bệnh đường tiết niệu. Nó còn được khuyến khích dùng trong thời kỳ mãn kinh để giảm những cơn bốc hỏa, tăng sức khỏe tử cung, hạn chế đau bụng kinh ở phụ nữ trẻ.

Lá trinh nữ hoàng cung chữa bệnh gì? Lá và thân hành giã nát, hơ nóng dùng xoa bóp ngoài da để làm sung huyết da chữa tê thấp, nhức.

Ở Ấn Độ, người dân dùng thân hành của cây xào nóng, giã rồi đắp để trị thấp khớp, mụn nhọt hay áp xe. Dịch ép từ lá làm thuốc nhỏ tai chữa đau tai. Củ rang bôi ngoài da giúp giảm đau trong bệnh thấp khớp. Một số bộ lạc của đất nước này dùng nước ép củ để làm thuốc chống viêm ruột.

Ở Campuchia, tác dụng của cây trinh nữ hoàng cung được dùng để điều trị bệnh phụ khoa.

Y học cổ truyền Trung Quốc ứng dụng thảo dược này nhờ đặc tính kháng khối u và kháng virus của nó.

Y học Ayurveda sử dụng trong điều trị bệnh trĩ, sốt và đau tai.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Hỏi đáp bác sĩ: Ngải cứu chữa đau bụng kinh có đúng không? Uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì?

Liều dùng

Liều dùng của dược liệu có thể khác nhau tùy theo từng đối tượng. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Liều dùng thông thường của trinh nữ hoàng cung

Cách sử dụng cây trinh nữ hoàng cung tươi theo kinh nghiệm dân gian là: dùng 3-5 lá trinh nữ hoàng cung thái nhỏ mỗi ngày, sao vàng sắc lấy nước uống.

Tìm hiểu thêm: Đừng để cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến đời sống tình dục

Trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì mà phụ nữ nào cũng có thể cần đến?

Cách dùng, dạng dùng

Một số bài thuốc dân gian có cây trinh nữ hoàng cung

1. Giảm đau khớp, chữa chấn thương, tụ máu bầm

  • Hái lá tươi đem về rửa sạch, xào nóng, đắp vào khu vực cần điều trị.
  • Củ (thân hành) trinh nữ hoàng cung, huyết giác, lá cối xay, dây đau xương mỗi loại 20g và quốc lão 6g. Sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang.
  • Lấy thân hành của cây trinh nữ hoàng cung về đem nướng cho nóng. Giã dập ra và đắp ngay vào nơi bị sưng đau, có máu bầm. Thực hiện mỗi ngày 2–3 lần.

2. Chữa viêm loét dạ dày, u vú

  • Hái 3 lá tươi đem về rửa sạch, cắt khúc ngắn. Cho vào nồi sắc với 2 chén nước đến khi cạn còn nửa chén. Chia thuốc làm 3 phần uống sau bữa ăn chính trong ngày.
  • Dùng 200g lá khô sắc uống tương tự như khi dùng lá tươi.

Một liệu trình điều trị bệnh kéo dài 20–25 ngày. Sau đó nghỉ 10 ngày rồi tiếp tục uống liệu trình mới.

3. Điều trị viêm phế quản, ho

  • Lá trinh nữ hoàng cung, tang bạch bì mỗi vị 20g, ô phiến 10g và cam thảo dây 6g. Đem sắc còn 200ml nước, chia làm 3 lần uống.
  • Lá bồng bồng và lá táo chua mỗi loại 12g, lá trinh nữ hoàng cung 20g, hương tư tử 6g. Mỗi ngày sắc một thang chia làm 2–3 lần uống.

4. Trị viêm họng hạt

  • Kết hợp 1/3 lá trinh nữ hoàng cung tươi và 3g rễ cây dằng xay. Đem rửa và ngâm qua nước muối pha sẵn cho sạch. Khi bị viêm họng hạt lấy nhai với vài hạt muối ăn, nuốt nước từ từ cho thấm vào cổ họng, bỏ bã.

5. U xơ tuyến tiền liệt, rối loạn tiểu tiện ở người cao tuổi

  • Sắc 20g lá uống làm 2–3 lần trong ngày.
  • Lá trinh nữ hoàng cung 20g, xa tiền tử 12g, hương tư tử 6g. Sắc nước uống, mỗi ngày dùng 1 thang.
  • Huyết giác và lá trinh nữ hoàng cung mỗi vị 20g, rễ ngưu tất nam 12g, ba kích (sao muối) 10g, hương tư tử 6g. Nấu nước đặc uống 2–3 lần trong ngày.

6. U xơ tử cung, rong kinh, chảy máu âm đạo, đau bụng dưới

  • Lấy 20g lá trinh nữ hoàng cung tươi sắc uống vài lần trong ngày cho hết.
  • Lá trinh nữ hoàng cung, hạ thảo khô mỗi vị 20g, hương tư tử 6g, hoàng cầm 8g, rễ cỏ xước 12g. Đem sắc lấy nước đặc chia làm 3 phần đều nhau, uống hết trong ngày.
  • Lá trinh nữ hoàng cung, lá sen, dứa dại, ngải cứu tươi mỗi vị 20g, ích mẫu 12g, hương tư tử 6g. Sắc uống tương tự như bài thuốc trên.
  • Hương tử tư 6g, lá trắc bách 12g (sao đen), lá trinh nữ hoàng cung 20g. Đem thuốc sắc uống ngày 1 thang.

7. Trị mụn nhọt

  • Lấy một ít lá hoặc củ của cây trinh nữ hoàng cung, giã nát rồi đắp vào khu vực bị mụn nhọt.
  • Trinh nữ hoàng cung và bèo cái mỗi loại 20g, cườm thảo đỏ 6g. Mỗi ngày sắc 1 thang, chia thuốc uống vào buổi sáng, trưa, tối.
  • Lá trinh nữ hoàng cung 20g, cườm thảo đỏ 6g, kim ngân hoa 20g. Sắc thuốc chia làm 2–3 lần uống, mỗi ngày 1 thang.

8. Hỗ trợ điều trị ung thư vú, đại tràng, cổ tử cung

  • Lá trinh nữ hoàng cung và nga truật mỗi vị 20g, lá đu đủ (phơi khô) 50g, xuyên điền thất 10g. Cho thuốc vào siêu, thêm 3 chén nước sắc lấy 1 chén. Chia thuốc làm 3 phần uống sau các bữa ăn chính.

Trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì mà phụ nữ nào cũng có thể cần đến?

>>>>>Xem thêm: TOP 6 cách làm giá đỗ sạch tại nhà cực kỳ đơn giản

Lưu ý, thận trọng

Lưu ý khi uống trinh nữ hoàng cung

  • Kiêng ăn rau muống, đậu xanh trong quá trình sử dụng.
  • Không tự ý dùng dược liệu này chữa bệnh mà chưa thông qua ý kiến thầy thuốc, bác sĩ. Việc dùng không đúng liều lượng hoặc phối hợp sai vị có thể gây nguy hại cho sức khỏe.

Cây Crinum latifolium L rất giống với náng hoa trắng hoặc cây lan huệ. Bạn có thể dựa vào những đặc điểm sau để phân biệt các loại cây này nhằm tránh bị ngộ độc:

  • Cây náng hoa trắng: Loại cây này cũng thân hành nhưng hình dáng thuôn dài chứ không tròn như thân cây trinh nữ hoàng cung. Lá náng cũng dày hơn, to, sắc xanh đậm hơn. Hoa màu trắng.
  • Cây lan huệ: Lá màu xanh đậm, dày, bản hẹp và không có gợn sóng ở hai bên mép. Thân cao hơn trinh nữ hoàng cung, cánh hoa màu trắng xanh, mùi rất thơm. Nhụy hoa lan huệ có màu đỏ tía trong khi nhụy hoa trinh nữ hoàng cung lại có màu trắng.

Mức độ an toàn

Không nên dùng dược liệu này cho phụ nữ đang mang thai hay người đang bị suy giảm chức năng gan, thận nặng.

Tương tác có thể xảy ra khi dùng trinh nữ hoàng cung

Cây có thể xảy ra tương tác với một số thuốc, thực phẩm chức năng hay dược liệu khác mà bạn đang sử dụng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi muốn sử dụng trinh nữ hoàng cung.

Lưu ý: Mặc dù cây trinh nữ hoàng cung đã được chứng minh mang lại nhiều lợi ích và an toàn cho sức khỏe nhưng bạn vẫn nên tham khảo ý kiến chuyên môn từ bác sĩ trước khi sử dụng nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *