Truy tìm nguyên nhân khiến lỗ rốn có mùi hôi

Truy tìm nguyên nhân khiến lỗ rốn có mùi hôi

Truy tìm nguyên nhân khiến lỗ rốn có mùi hôi

Khi rốn bị nhiễm trùng, bạn có thể nhận thấy lỗ rốn có mùi hôi kèm theo dịch tiết, thậm chí là máu rỉ ra từ khu vực này gây đau và khó chịu. 

Bạn đang đọc: Truy tìm nguyên nhân khiến lỗ rốn có mùi hôi

Rốn là nơi trú ngụ của nhiều các loại nấm, vi khuẩn, bụi bẩn nhưng chúng ta lại ít chú ý đến việc vệ sinh bộ phận này. Điều đó vô tình tạo môi trường thuận lợi cho nấm, vi khuẩn trú ngụ trong lỗ rốn và phát triển gây bệnh. Bạn hãy cùng Kenshin.vn tìm hiểu về các nguyên nhân gây ra tình trạng rốn có mùi hôi, cách điều trị và vệ sinh rốn nhé.

Nguyên nhân khiến lỗ rốn có mùi hôi

1. Vấn đề vệ sinh kém

Vì sao rốn có mùi hôi? Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng rốn có mùi hôi. Rốn cũng như các bộ phận khác của cơ thể cần được vệ sinh thường xuyên, đúng cách để luôn sạch sẽ và khỏe mạnh. Tuy nhiên chúng ta thường quên vệ sinh cho vùng này hoặc chỉ vệ sinh qua loa không đúng cách.

Đa số lỗ rốn đều có xu hướng thụt vào bên trong nên nơi đây giống như một cái túi chứa mồ hôi, da chết, bụi bẩn và vi trùng… Rốn của bạn càng sâu, càng chứa nhiều bụi bẩn và vi trùng tích tụ bên trong. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng rốn của chúng ta có thể là nơi cư ngụ của gần 70 loại vi khuẩn và các loại nấm khác nhau. Việc chúng ta không thường xuyên vệ sinh rốn vô tình khiến nơi đây trở thành “miền đất hứa” để nấm và rất nhiều loại vi trùng phát triển.

Những vi trùng này ăn dầu, da chết, bụi bẩn, mồ hôi… bị mắc kẹt trong lỗ rốn của chúng ta và sinh sôi một cách thoải mái. Sự kết hợp của chúng là nguyên nhân chủ yếu khiến rốn có mùi, gây khó chịu. Tin tốt là bạn có thể dễ dàng khắc phục tình trạng này bằng các thói quen vệ sinh tốt.

2. Nhiễm nấm candida

Truy tìm nguyên nhân khiến lỗ rốn có mùi hôi

Tại sao rốn có mùi hôi? Theo Medicalnewstoday, nấm Candida là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng rốn có mùi hôi. Đây là một loại nấm men phát triển trong môi trường tối, ấm và ẩm ướt, như háng, nách và bộ phận sinh dục. Rốn cũng là một môi trường sống hoàn hảo của loại nấm men này, đặc biệt nếu bạn không có thói quen vệ sinh khu vực này kỹ lưỡng.

Candida thường ảnh hưởng đến miệng và cổ họng gây nên bệnh tưa miệng. Loại nấm này cũng tấn công âm đạo và gây ra tình trạng nhiễm trùng nấm men. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị hăm kẽ nếu nhiễm candida. Tình trạng hăm kẽ gây ảnh hưởng xấu đến nếp gấp trên da, chẳng hạn như nách, háng, rốn, dưới bầu vú, kẽ tay chân… Da ở vùng bị tổn thương sẽ có màu đỏ, có vảy và có thể hình thành mụn nước gây đau rát và ngứa ngáy.

Tình trạng hăm kẽ này có thể được điều trị bằng thuốc chống nấm, vệ sinh vùng da bị tổn thương và cơ thể sạch sẽ. Ngoài ra, bạn cần giữ cho da được mát, khô, sạch và tránh mặc quần áo chật.

Người bệnh đái tháo đường có nhiều nguy cơ nhiễm loại nấm này. Nguyên nhân là mức đường huyết cao làm hệ miễn dịch suy yếu, giảm khả năng chống lại tình trạng nhiễm trùng.

3. Nhiễm trùng khiến lỗ rốn có mùi hôi

Việc tiến hành phẫu thuật để chữa thoát vị rốn, có thể khiến vùng rốn của bạn có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn. Ngoài ra, việc xỏ khuyên rốn cũng có thể làm rốn bị nhiễm trùng ở người lớn gây mùi hôi, khó chịu. Nguyên nhân là việc xỏ khuyên rốn vô tình tạo thêm cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong cơ thể. Do đó, nếu muốn xỏ khuyên rốn, bạn nên tiến hành ở cơ sở uy tín và cần tuân thủ vấn đề vệ sinh sau khi làm việc này.

Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng rốn ở người lớn là có mủ kèm mùi rất khó chịu rò rỉ ra ngoài. Ngoài ra, nếu bị nhiễm trùng, vùng rốn bạn thường có thêm các triệu chứng như: đau, đỏ, sưng, hơi nóng và mềm khi chạm vào.

Dù bị bất kỳ dạng nhiễm trùng nào, bạn nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra các phương pháp điều trị cụ thể, chẳng hạn như sử dụng thuốc và vệ sinh thân thể đúng cách.

4. U nang biểu bì và u nang lông

U nang biểu bì là một khối u nằm ở lớp trên cùng của da. Trong khi đó, u nang lông là tình trạng đặc trưng bởi một khối u nang bất thường trong da mà có chứa tóc, lông vụn và da. Vùng da quanh rốn của bạn cũng có thể bị u dạng này.

Cả hai dạng u này đều chứa dịch bên trong. Khi những u này lớn và vỡ sẽ khiến chất dịch đặc, màu vàng, có mùi hôi chảy ra. Thực tế là những nang này đa phần là dấu hiệu cho biết rốn bị nhiễm trùng, bạn nên đi khám để được điều trị.

6. U nang bã nhờn

U nang bã nhờn còn được gọi là u nang biểu bì hay keratin, là những cục u nhỏ, cứng phát triển dưới da. Đây là dạng u nang ít phổ biến hơn so với u nang biểu bì và u nang lông. U nang bã nhờn trông giống như một vết sưng nhỏ, không gây đau, có màu nâu nhạt hoặc vàng, chứa dịch đặc có mùi.

Khi nào cần đi khám?

Tìm hiểu thêm: Xem ngay 31 lợi ích của dầu hạnh nhân để không bỏ qua món quà quý từ thiên nhiên

Truy tìm nguyên nhân khiến lỗ rốn có mùi hôi

>>>>>Xem thêm: Review robot hút bụi lau nhà: 6 robot được tìm kiếm nhiều nhất năm 2021

Bạn không cần phải đi khám nếu tình trạng lỗ rốn có mùi hôi liên quan đến vấn đề vệ sinh. Bởi đơn giản là nếu bạn vệ sinh rốn sạch sẽ, tình trạng tiêu cực này sẽ biến mất.

Hãy đi khám nếu rốn có mùi hôi kèm dịch chảy ra, thậm chí là có kèm máu. Đây thường là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng nghiêm trọng và cần được can thiệp bằng cách biện pháp y tế. Hãy đi khám nếu bạn có các dấu hiệu nhiễm trùng khác, bao gồm:

  • Sốt
  • Đau bụng
  • Rốn chảy mủ có mùi hôi ở người lớn
  • Đau khi bạn đi tiểu
  • Rốn bị chảy nước có mùi hôi
  • Rốn và khu vực quanh rốn bị đỏ, sưng

Bác sĩ sẽ kiểm tra rốn của bạn và có thể lấy một mẫu dịch tiết để làm xét nghiệm. Điều này có thể giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng rốn có mùi hôi là do đâu.

Xem thêm: Đau bụng xung quanh rốn: “Thủ phạm” chính và cách xử trí

Phương pháp điều trị lỗ rốn có mùi hôi

Phương pháp điều trị rốn có mù hôi do nhiễm trùng

Rốn bị hôi phải làm sao? Hãy luôn giữ rốn của bạn sạch sẽ và khô ráo. Mồ hôi, bụi bẩn có thể tích tụ lại trên quần áo và bám trên da bạn. Do đó, bạn cần tránh mặc quần áo chật, bẩn hay ẩm ướt. Ngoài ra, bạn cần hạn chế lượng đường trong chế độ ăn uống, đặc biệt nếu bạn bị đái tháo đường. Nguyên do là như đã đề cập ở trên, mức đường huyết quá cao làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Nếu rốn của bạn bị nhiễm trùng do xỏ khuyên, hãy tháo món đồ trang sức này ra. Ngâm một miếng bông trong dung dịch cồn, oxy già hay nước ấm có pha xà phòng kháng khuẩn, dùng nó để rửa rốn của bạn. Hãy cố gắng giữ cho khu vực này luôn sạch sẽ và khô ráo, tránh mặc quần áo chật vì có thể gây kích ứng vùng bị nhiễm trùng. Nếu những phương pháp này không hiệu quả, bạn nên đến gặp bác sĩ.

Bác sĩ có thể cho bạn sử dụng kem chống nấm hoặc kháng sinh tại chỗ, tùy thuộc vào loại vi trùng gây ra tình trạng này.

Phương pháp điều trị rốn có mù hôi do u nang bã nhờn

Bạn không phải điều trị các dạng u nang ngoài da, trừ khi chúng bị nhiễm trùng hoặc khiến bạn khó chịu. Bác sĩ chuyên khoa da liễu có thể giúp bạn thoát khỏi tình trạng này bằng cách tiêm thuốc, dẫn lưu hoặc tiểu phẫu để loại bỏ toàn bộ u nang.

Cách vệ sinh rốn

Cách vệ sinh rốn hằng ngày

Cách dễ nhất để ngăn chặn vi khuẩn và bụi bẩn tích tụ trong rốn của bạn là làm sạch khu vực này mỗi ngày. Bạn có thể làm sạch rốn theo cách sau:

  • Khi tắm, cho một ít xà phòng kháng khuẩn vào khăn
  • Dùng khăn lau nhẹ nhàng lên rốn
  • Rửa sạch với nước và lau khô để đảm bảo nước không đọng lại trong rốn.

Một điều cần lưu ý là bạn không nên bôi quá nhiều kem chống nắng hoặc kem dưỡng da lên rốn hoặc khu vực xung quanh rốn. Điều này có thể khiến rốn trở thành “ngôi nhà lý tưởng” cho nấm và vi khuẩn phát triển một cách thuận lợi hơn.

Cách vệ sinh rốn cho người xỏ khuyên rốn

Nếu bạn có xỏ khuyên lỗ rốn hãy giữ cho khu vực này sạch sẽ và khô ráo. Làm ướt khăn bằng hỗn hợp xà phòng sát khuẩn và nước rồi nhẹ nhàng rửa xung quanh lỗ xỏ khuyên.

Thi thoảng bạn nên tháo khuyên ra, ngâm khuyên trong dung dịch sát khuẩn (cồn, oxy già, thuốc tím…) và chà sạch để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.

Tìm hiểu thêm: Bạn muốn xỏ khuyên, tuyệt đối đừng bỏ qua 5 lưu ý sau

Cách vệ sinh rốn cho người bị nhiễm trùng rốn

Cách vệ sinh rốn bị hôi: Nếu rốn có mùi hôi do nhiễm trùng và chảy dịch, bạn nên tuân thủ các chỉ định điều trị của bác sĩ. Ngoài ra, bạn có thể vệ sinh rốn theo cách sau đây:

  • Rửa tay với xà bông diệt khuẩn trước khi vệ sinh rốn
  • Dùng bông gòn hoặc tăm bông nhúng dung dịch sát khuẩn như: cồn, oxy già hoặc thuốc tím…
  • Dùng bông gòn hoặc tăm bông thấm dung dịch sát khuẩn nhẹ nhàng lau sạch rốn.

Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đã biết xử lý đúng cách nếu rốn có mùi hôi, vệ sinh rốn sạch sẽ.

 Lan Quan / Kenshin.vn 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *