Túi nha chu là gì? Những thông tin cần biết để bảo vệ răng nướu tốt nhất

Túi nha chu là gì? Những thông tin cần biết để bảo vệ răng nướu tốt nhất

Túi nha chu là gì? Những thông tin cần biết để bảo vệ răng nướu tốt nhất

Túi nha chu là gì? Túi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng? Thực chất, sự phát triển của túi nha chu có mối liên hệ mật thiết với bệnh viêm nha chu. Một căn bệnh rất phổ biến mà bất cứ ai cũng có nguy cơ gặp phải.

Bạn đang đọc: Túi nha chu là gì? Những thông tin cần biết để bảo vệ răng nướu tốt nhất

Vậy yếu tố nào tạo điều kiện giúp túi nha chu phát triển? Tình trạng này được chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa như thế nào? Bạn có thể tham khảo bài viết sau của Kenshin.vn để được giải đáp những vấn đề trên. Trên thực tế, túi nha chu không phải lúc nào cũng mang tính nghiêm trọng nhưng bạn vẫn không nên chủ quan. Hãy đi nha sĩ ít nhất 1 lần/năm để phát hiện túi nha chu sớm nhất và được điều trị kịp thời.

Túi nha chu là gì? Túi hình thành như thế nào?

Ổ răng bao gồm răng được nâng đỡ và giữ khít bởi mô xương và mô nướu. Khi bạn mắc bệnh về nướu răng, mô nướu và xương nâng đỡ quanh răng sẽ bị bào mòn. Từ đó tạo ra khe hở được gọi là túi nha chu hoặc túi lợi quanh răng. Theo thời gian, các túi này có thể trở nên sâu hơn, tạo khoảng trống lớn hơn giúp vi khuẩn có điều kiện bám, tích tụ bên trong và tiến sâu xuống dưới mô nướu. Nếu không được xử lý, túi nha chu có thể gây mất xương và mô nướu. Cuối cùng là dẫn đến việc bạn phải nhổ bỏ răng.

Nói tóm lại, sự hình thành túi nha chu được xem là một dấu hiệu của bệnh viêm nha chu. Đây là một bệnh nhiễm trùng nướu răng gây tổn thương mô mềm. Nếu không điều trị có thể làm tiêu xương nâng đỡ răng dẫn đến mất răng. Tuy nhiên, không phải tất cả các túi nha chu sau khi hình thành đều nghiêm trọng mà còn phụ thuộc vào độ sâu của túi. Trong đó:

  • 1 đến 3 mm: Túi nha chu bình thường
  • 4 đến 5 mm: Dấu hiệu viêm nha chu sớm hoặc nhẹ
  • 5 đến 7 mm: Viêm nha chu ở mức độ vừa phải
  • 7 đến 12 mm: Viêm nha chu tiến triển và có thể nghiêm trọng.

Các yếu tố nào làm tăng nguy cơ hình thành túi nha chu?

Túi nha chu là gì? Những thông tin cần biết để bảo vệ răng nướu tốt nhất

Quá trình hình thành túi nha chu thường bắt đầu khi bạn mắc bệnh viêm nướu do sự tích tụ của mảng bám trong răng miệng. Do đó, nếu không đánh răng và dùng chỉ nha khoa ít nhất 2 lần mỗi ngày sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ hình thành túi nha chu và phát triển thành bệnh viêm nha chu. Đặc biệt là khi chế độ ăn của bạn nhiều đường thì càng dễ thúc đẩy sâu răng và viêm nha chu phát triển. Bên cạnh đó, có thể kể đến một số yếu tố rủi ro khác tạo điều kiện hình thành túi nha chu như:

  • Hút thuốc lá hoặc nhai thuốc lá
  • Dùng thuốc có tác dụng phụ gây khô miệng
  • Ăn uống thiếu chất, đặc biệt là thiếu vitamin C
  • Sự căng thẳng
  • Lão hóa
  • Yếu tố di truyền
  • Thay đổi nội tiết tố khi mang thai hoặc mãn kinh
  • Kháng insulin liên quan đến thừa cân hoặc béo phì
  • Đang điều trị ung thư và suy giảm miễn dịch
  • Mắc một số bệnh lý như tiểu đường, tim mạch, bệnh bạch cầu, viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn, HIV/AIDS…
  • Phương pháp chẩn đoán mức độ nghiêm trọng của túi nha chu

    Để xác định túi nha chu có mang tính nghiêm trọng hay không, nha sĩ sẽ dùng một loại dụng cụ được gọi là thám châm nha chu để đo kích thước khoảng trống giữa nướu và răng của bạn. Kết quả độ sâu và kích thước của túi nha chu sẽ giúp nha sĩ đề xuất những phương pháp điều trị cần thiết.

    Như đã đề cập, nếu khoảng cách giữa răng và nướu từ 1 đến 3 mm thì điều này là bình thường và cho thấy răng nướu của bạn vẫn khỏe mạnh. Ngược lại, nếu túi nha chu có độ sâu khoảng 4 mm thì kết quả này có thể đáng lo ngại. Nha sĩ sẽ đánh giá thêm các tình trạng khác như nướu răng có sưng tấy, chảy máu hay không để tiến hành làm sạch hoặc điều trị.

    Đối với túi nha chu có độ sâu dao động từ 5 đến 12 mm, kết quả này cho thấy bệnh viêm nha chu đang phát triển và cần phải điều trị. Nếu túi quá sâu và đã dẫn đến tiêu xương, nha sĩ sẽ chụp X-quang đánh giá mức độ tổn thương cấu trúc răng để quyết định có nên giữ lại răng hay không.

    Túi nha chu được điều trị như thế nào?

    Tìm hiểu thêm: Chăm sóc vết sẹo sinh mổ đúng cách

    Túi nha chu là gì? Những thông tin cần biết để bảo vệ răng nướu tốt nhất

    Dựa vào kết quả chẩn đoán mức độ nghiêm trọng của túi nha chu, nha sĩ sẽ đề xuất các phương pháp điều trị phù hợp, bao gồm:

    Làm sạch răng miệng

    Đối với túi nha chu có độ sâu 4 đến 5 mm và răng nướu không quá sưng viêm hoặc chảy máu, nha sĩ sẽ tiến hành làm sạch răng cho bệnh nhân. Trong đó, các bước chăm sóc răng nướu cơ bản thường bao gồm kiểm tra sức khỏe răng miệng, loại bỏ mảng bám, lấy cao răng, đánh bóng răng, cho bệnh nhân súc miệng và hướng dẫn vệ sinh răng miệng tại nhà.

    Nha sĩ có thể kê đơn loại nước súc miệng kháng khuẩn cho bạn. Điều quan trọng là bạn cần tuân thủ hướng dẫn của nha sĩ về chăm sóc răng miệng tại nhà, chẳng hạn như đánh răng và dùng chỉ nha khoa 2 lần mỗi ngày.

    Điều trị không phẫu thuật

    Điều trị không phẫu thuật đối với túi nha chu thường bao gồm những giải pháp cơ bản sau:

    • Cạo vôi răng: Hoạt động này giúp loại bỏ cao răng, vi khuẩn, mảng bám khỏi bề mặt răng và bên dưới nướu răng. Quy trình này có thể được thực hiện bằng tia laser, thiết bị siêu âm hoặc các dụng cụ cầm tay khác.
    • Bào láng gốc răng: Sau khi cạo vôi răng, nha sĩ thường tiến hành bào láng gốc răng để làm nhẵn bề mặt chân răng, ngăn ngừa sự tích tụ thêm của mảng bám, vi khuẩn và cao răng. Qua đó góp phần chữa lành, giúp mô nướu có thể tự khít lại với răng và giảm kích thước túi nha chu.
    • Dùng thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh tại chỗ hoặc đường uống có thể giúp kiểm soát nhiễm trùng do vi khuẩn. Thuốc kháng sinh tại chỗ có thể bao gồm nước súc miệng có kháng sinh hoặc bôi gel có kháng sinh vào vùng giữa răng và nướu để diệt khuẩn, giảm viêm.

    Điều trị túi nha chu bằng phẫu thuật

    Nếu túi nha chu sâu, có thể kèm tiêu xương răng nhưng vẫn có thể giữ lại răng thì nha sĩ thường đề xuất bạn phẫu thuật thu nhỏ túi nha chu (Flap surgery). Khi thực hiện, nha sĩ sẽ rạch một đường nhỏ trên nướu để lộ chân răng, giúp cho việc cạo vôi và bào chân răng dễ dàng hơn.

    Tùy thuộc vào mức độ tổn thương, nha sĩ sẽ ghép mô nướu hoặc ghép xương đối với bệnh nhân viêm nha chu nặng bị tiêu xương. Đây là cách giúp răng được giữ cố định, nhanh phục hồi và giảm nguy cơ mất răng do túi nha chu. Ở bước cuối cùng, mô nướu của bạn sẽ được khâu lại đúng vị trí và kết thúc phẫu thuật. Sau khi lành, bạn sẽ dễ dàng làm sạch những khu vực này hơn và duy trì mô nướu khỏe mạnh.

    Làm thế nào để ngăn ngừa túi nha chu phát triển?

    Túi nha chu là gì? Những thông tin cần biết để bảo vệ răng nướu tốt nhất

    >>>>>Xem thêm: Chơi game online: Chơi sao cho có lợi và không bị nghiện game?

    Túi nha chu có thể hình thành và phát triển vì nhiều nguyên nhân. Thế nhưng, trong hầu hết trường hợp thì bạn vẫn có thể ngăn ngừa túi phát triển bằng cách thay đổi thói quen ăn uống và lối sống có lợi cho răng miệng, bao gồm:

    • Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm hoặc bàn chải đánh răng điện
    • Dùng chỉ nha khoa thường xuyên, đặc biệt là sau khi ăn
    • Sử dụng kem đánh răng có chứa florua
    • Sử dụng nước súc miệng có tác dụng ngăn ngừa, loại bỏ mảng bám
    • Nếu bạn bị khô miệng, hãy dùng nước súc miệng không chứa cồn hoặc thay thế bằng kẹo cao su không đường. Đồng thời, tránh dung nạp caffeine
    • Nếu có thói quen hút thuốc, bạn nên cai thuốc lá vì điều này vô cùng có lợi cho sức khỏe răng miệng của bạn
    • Nếu ăn uống đồ ngọt, bạn nên đánh răng ngay sau đó
    • Hạn chế ăn vặt không lành mạnh, thay vào đó là nên ăn nhiều trái cây, rau xanh và thực phẩm giàu vitamin C
    • Cuối cùng, bạn nên lưu ý về việc đi nha sĩ ít nhất mỗi năm một lần để giúp răng được làm sạch sâu và chuyên nghiệp. Đây vừa là cách giúp bạn ngăn ngừa túi nha chu phát triển vừa giúp nha sĩ sớm phát hiện các bệnh về răng miệng để chữa trị kịp thời.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *