Nếu bạn cảm thấy trong người đột nhiên mệt mỏi, chóng mặt hay hoa mắt, choáng váng mà không biết rõ nguyên nhân thì đầu tiên cần nghĩ đến khả năng bị tụt huyết áp. Nếu huyết áp giảm sâu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như sốc, đột quỵ, suy thận… và đôi khi nguy hiểm đến tính mạng.
Bạn đang đọc: Tụt huyết áp là gì? Bệnh nhân nên làm gì hay uống thuốc gì?
Thông thường, tình trạng tụt huyết áp mức độ nhẹ có thể hồi phục sau khi điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, người bệnh cần được chỉ định sử dụng thuốc.
Nội Dung
Tụt huyết áp hay hạ huyết áp là gì?
Huyết áp là áp lực do dòng máu tác động lên thành động mạch, được tạo ra khi tim bơm máu vào động mạch tới các cơ quan của cơ thể. Huyết áp bao gồm hai chỉ số là huyết áp tâm thu, bình thường trong khoảng 90 đến dưới 140 mmHg; và huyết áp tâm trương, bình thường trong khoảng 60 đến dưới 90 mmHg.
Tụt huyết áp (hay huyết áp thấp, hạ huyết áp) là khi huyết áp tâm thu giảm xuống dưới 90 và/hoặc huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg.
Huyết áp thấp không đáng lo nếu không gây triệu chứng. Tuy nhiên, nếu kéo dài, nó có thể gây nên một số vấn đề sau:
- Sốc
- Suy thận
- Suy tim
- Tổn thương não.
Triệu chứng
Hạ huyết áp làm cho lượng máu lưu thông từ tim đến các cơ quan (đặc biệt là não) không đủ và người bệnh có thể gặp những triệu chứng sau:
- Chóng mặt hoặc choáng váng
- Ngất xỉu
- Mất khả năng tập trung, dễ nhầm lẫn
- Nhìn mờ hoặc bị hoa mắt
- Buồn nôn, nôn
- Thở nhanh, nhịp thở nông
- Mệt mỏi, suy nhược
- Kích động hoặc có vấn đề bất thường trong hành vi.
Tuy nhiên, chỉ số huyết áp của mỗi người là không giống nhau. Vì vậy, nếu huyết áp của bạn thấp nhưng không gây ra bất kỳ triệu chứng đáng ngại nào cho cơ thể thì có thể coi là bình thường.
Nguyên nhân
Tại sao bị tụt huyết áp thì có rất nhiều nguyên do. Trong đó, một số nguyên nhân hạ huyết áp phổ biến nhất là:
- Thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là sắt và axit folic
- Thay đổi tư thế đột ngột như đứng dậy quá nhanh
- Nhiệt độ môi trường quá nóng hoặc quá lạnh
- Mang thai hoặc có biến chứng của mang thai như chảy máu
- Nhiễm trùng nặng (nhiễm trùng máu)
- Phản ứng dị ứng nghiêm trọng như sốc phản vệ
- Giảm thể tích máu, có thể do chấn thương hoặc mất nước (trong nôn mửa, tiêu chảy, bỏng…)
- Vấn đề về tim như tim đập quá nhanh hoặc quá chậm, suy tim tiến triển
- Phổi hoạt động không bình thường như xẹp phổi, thuyên tắc phổi
- Các vấn đề về nội tiết
- Sử dụng rượu hoặc chất kích thích
- Bệnh hệ thống thần kinh trung ương như Parkinson tác động đến việc kiểm soát huyết áp, thường gây hạ huyết áp sau ăn
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc điều trị huyết áp cao, suy tim, rối loạn cương dương, các vấn đề về thần kinh, trầm cảm,…
Ngay khi bị tụt huyết áp nên làm gì?
Tụt huyết áp phải làm sao hay phải làm gì khi bị tụt huyết áp? Xử trí người bị tụt huyết áp cần phải nhanh chóng, đúng cách để tránh dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Trước tiên, bạn cần xác định người bị tụt huyết áp có bệnh tiểu đường hay không để loại trừ nguy cơ hạ đường huyết. Sau đó, bạn xử trí như sau:
- Đặt bệnh nhân ngồi hay nằm xuống bề mặt phẳng, dùng gối kê đầu và chân, nên kê chân cao hơn so với đầu.
- Cho bệnh nhân uống một cốc nước sâm, trà gừng, cafe, chè đặc,… hoặc thức ăn mặn hay một chút socola. Nếu không có sẵn những thức ăn đồ uống như vậy thì cho bệnh nhân uống nhiều nước lọc.
- Cho bệnh nhân uống thuốc điều trị tụt huyết áp nếu có sẵn thuốc do bác sĩ kê đơn.
- Nếu có cải thiện, đỡ bệnh nhân ngồi dậy từ từ, nhắc họ hít sâu thở chậm vài nhịp và cử động chân tay trước khi ngồi dậy.
- Nếu bệnh nhân không thấy cải thiện thì cần nhanh chóng đưa vào cơ sở y tế gần nhất.
Bạn có thể quan tâm: Phân biệt hạ đường huyết và tụt huyết áp chỉ trong 3 phút
Để cải thiện lâu dài, người bị tụt huyết áp nên làm gì?
Hầu hết những người bị tụt huyết áp không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ thì không cần uống thuốc gì. Thay vào đó, bạn hãy lưu ý những điều sau:
Người bị tụt huyết áp nên làm gì?
Tìm hiểu thêm: Bố mẹ cần lưu ý về bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhỏ
Khi bị hạ huyết áp nên làm gì? Hãy thực hiện những cách chữa tụt huyết áp tại nhà đơn giản sau đây và theo dõi sự cải thiện triệu chứng của bản thân.
- Ăn mặn hơn bình thường: Tăng lượng muối ăn vào giúp huyết áp tăng lên. Tuy nhiên, ăn mặn lại tác động xấu tới tim mạch và thận. Vì vậy, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về nhu cầu muối hằng ngày.
- Ngồi ở tư thế vắt chéo chân: Vắt chéo chân khi ngồi đã được chứng minh là có khả năng giúp tăng huyết áp. Vì tư thế này giúp tăng cường lượng máu từ chân về những cơ quan quan trọng hơn như tim và não.
- Uống nhiều nước: Nhiều người thắc mắc không biết tụt huyết áp nên uống gì. Thực tế, uống nước là cách đơn giản nhất giúp tăng thể tích máu và hạn chế mất nước – một trong những yếu tố nguy cơ của huyết áp thấp. Theo đó, bạn nên uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây, có thể uống dung dịch điện giải khi mất nước.
- Chia nhỏ bữa ăn và hạn chế thực phẩm giàu bột đường: Điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng tụt huyết áp sau khi ăn.
- Mang vớ nén y khoa: Các loại vớ nén giúp làm giảm lượng máu bị dồn ứ xuống chân, đưa máu lên phần trên cơ thể hiệu quả, đặc biệt là tim và não bộ.
- Tập thể dục đều đặn: Hãy dành ít nhất 30 phút hoạt động thể chất vừa phải, tránh tập trong điều kiện nóng ẩm.
Ngoài ra, nhiều loại thuốc có tác dụng phụ gây giảm huyết áp. Nếu các triệu chứng hạ huyết áp xuất hiện sau khi uống thuốc, bạn cần trao đổi với bác sĩ để điều chỉnh.
Người bị tụt huyết áp nên tránh làm gì?
>>>>>Xem thêm: Thoát vị thành bụng bẩm sinh
Dưới đây là một số việc bạn cần tránh khi bị huyết áp thấp:
- Không nâng những vật nặng
- Không đứng yên trong một thời gian dài
- Tránh ở lâu trong môi trường nóng ẩm, đặc biệt là xông hơi
- Tránh các loại thức uống có cồn như rượu bia, không lạm dụng nhiều cà phê sẽ gây mất nước
- Tránh chuyển đổi tư thế đột ngột.
Bị tụt huyết áp nên uống thuốc gì?
Nếu cơ thể không đáp ứng với các mẹo chữa tụt huyết áp tại nhà như trên hay khi các triệu chứng ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kê đơn thuốc. Trong trường hợp có triệu chứng sốc, bạn cần đi cấp cứu ngay lập tức.
Vậy, tụt huyết áp uống thuốc gì? Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc tụt huyết áp như sau:
- Fludrocortisone: Thuốc tăng khả năng giữ muối của thận, nhờ đó gián tiếp giúp giữ nước, tăng thể tích máu. Điều này giúp cải thiện tình trạng tụt huyết áp.
- Midodrine: Thuốc này giúp co mạch máu, làm tăng huyết áp.
Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về một căn bệnh rất thường gặp này. Hiểu rõ sẽ giúp bạn xử trí và điều trị hiệu quả hơn.