Tụt huyết áp có thể khiến bạn đột ngột chóng mặt, choáng váng, thậm chí ngất xỉu. Nhiều người đưa lời khuyên rằng tụt huyết áp uống nước đường sẽ giúp giảm nhẹ các dấu hiệu tụt huyết áp và giúp ổn định huyết áp tốt hơn. Vậy, điều này thực sự có hiệu quả hay không?
Bạn đang đọc: Tụt huyết áp uống nước đường được không?
Uống nước đường từ lâu được xem là một mẹo chữa tụt huyết áp hay dành cho những người mắc chứng huyết áp thấp. Vậy, tụt huyết áp có nên uống nước đường không?
Tụt huyết áp là gì?
Trước khi đi tìm lời giải đáp cho vấn đề tụt huyết áp uống nước đường được không thì chúng ta cần biết rõ hơn về bệnh lý phổ biến này. Tụt huyết áp, hạ huyết áp hay huyết áp thấp là tình trạng mà chỉ số huyết áp tâm thu thấp hơn 90 mm thủy ngân (mm Hg) hoặc chỉ số huyết áp tâm trương dưới 60 mm Hg.
Huyết áp thấp đối với một số người có thể không gây ra triệu chứng gì đáng chú ý. Tuy nhiên, nhiều trường hợp tụt huyết áp có thể khiến bệnh nhân chóng mặt và ngất xỉu, thậm chí là đe dọa đến tính mạng.
Các triệu chứng huyết áp thấp có thể bao gồm:
- Nhìn mờ
- Chóng mặt hoặc choáng váng
- Ngất xỉu
- Mệt mỏi
- Khó tập trung
- Buồn nôn và nôn mửa.
Trong một số trường hợp, huyết áp giảm đột ngột có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Huyết áp quá thấp có thể dẫn đến tình trạng sốc. Các triệu chứng của sốc bao gồm:
- Lú lẫn, đặc biệt ở người lớn tuổi
- Da lạnh và xanh xao
- Thở nhanh, nông
- Mạch yếu và nhanh
- Kích động hoặc thay đổi bất thường trong hành vi.
Sốc không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn tới hôn mê sâu, thậm chí tử vong. Vậy, tụt huyết áp uống nước đường được không và nên uống gì để hạn chế tình trạng nguy hiểm tính mạng?
Bạn có thể quan tâm: Nhận biết sớm dấu hiệu tụt huyết áp để xử trí kịp thời
Tụt huyết áp uống nước đường được không?
Tìm hiểu thêm: Trẻ sợ tắm mẹ phải làm sao? 11 tuyệt chiêu “dỗ” bé đi tắm dễ dàng
Tụt huyết áp uống nước đường được không tùy thuộc vào nguyên nhân gây huyết áp thấp. Nguyên nhân của huyết áp thấp bao gồm mang thai, mất nước cho đến các tình trạng bệnh lý nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, suy tim, nhịp tim chậm, bệnh van tim, rối loạn nội tiết, hạ đường huyết, bệnh tiểu đường, mất máu, nhiễm trùng huyết, phản ứng dị ứng nghiêm trọng, thiếu hụt chất dinh dưỡng…. Điều quan trọng là phải tìm ra nguyên nhân để có phương pháp điều trị phù hợp nếu cần thiết.
Tụt huyết áp có nên uống nước đường hay tụt huyết áp có nên ăn đồ ngọt? Câu trả lời là CÓ. Rất nhiều bác sĩ khuyên những người thường xuyên bị tụt huyết áp nên mang theo đồ ngọt để xử trí kịp thời, đặc biệt là khi tụt huyết áp xảy ra do hạ đường huyết. Vì vậy, bệnh nhân có thể uống nước đường khi có các dấu hiệu như chóng mặt, choáng váng, buồn nôn. Ngoài ra, bạn có thể uống nước sâm, trà gừng, nước hoặc đồ ăn có vị mặn,…
Tuy nhiên, khi chưa biết nguyên nhân tụt huyết áp của mình là gì, bạn nên sắp xếp thăm khám, tham khảo ý kiến bác sĩ để biết tụt huyết áp uống nước đường được không và cách khắc phục. Bởi nếu lạm dụng quá nhiều thì nước đường cũng gây tác động xấu tới sức khỏe, nhất là ở bệnh nhân tiểu đường.
Tụt huyết áp nên uống gì?
>>>>>Xem thêm: 7 “chìa khóa” giúp bạn tìm thấy tình yêu thật sự
Chế độ ăn uống lành mạnh rất quan trọng để giúp ổn định huyết áp. Bệnh nhân tụt huyết áp nên chú ý bổ sung thêm các loại chất lỏng khác để ngăn ngừa mất nước. Như đã nói ở trên, mất nước là một trong những nguyên nhân tụt huyết áp khá phổ biến. Vì vậy, để ngăn tụt huyết áp, bạn nên đảm bảo uống đủ nước lọc mỗi ngày.
Bên cạnh uống nước lọc hay nước đường, bệnh nhân tụt huyết áp có thể uống nước ép cà rốt hòa cùng với một ít mật ong, uống trà cam thảo, uống trà xanh,… để giúp ổn định huyết áp một cách hiệu quả nhất.
Bạn có thể quan tâm: Tụt huyết áp nên uống gì? 6 loại thức uống dễ làm tại nhà
Trong hầu hết các trường hợp, hạ huyết áp mức độ nhẹ có thể được điều trị tại nhà bằng các mẹo đơn giản kết hợp với việc thay đổi một lối sống và chế độ ăn lành mạnh để ổn định huyết áp. Tụt huyết áp uống nước đường thực chất chỉ là một mẹo tạm thời để giảm nhanh triệu chứng. Nếu tình trạng tụt huyết áp vẫn tiếp diễn hoặc kèm theo các triệu chứng sốc nghiêm trọng thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị dứt điểm.