U màng não là gì, có nguy hiểm không, sống được bao lâu?

U màng não là gì, có nguy hiểm không, sống được bao lâu?

U màng não là gì, có nguy hiểm không, sống được bao lâu?

U màng não là một khối u hình thành trong màng não bộ – là những lớp mô bao phủ não và tủy sống. Thông thường, các khối u này không phải ung thư (lành tính) nhưng đôi khi có thể là ung thư (ác tính). Dù vậy, bạn đừng quá lo lắng vì những trường hợp này có thể điều trị được.

Bạn đang đọc: U màng não là gì, có nguy hiểm không, sống được bao lâu?

Tìm hiểu chung

U màng não là gì?

Não và tủy sống có 3 lớp mô bao phủ bên ngoài, được gọi là màng não. Khối u màng não được hình thành tại đây. Chúng thường được phát hiện ở gần đỉnh và đường cong bên ngoài của não, hoặc hình thành ở đáy hộp sọ. U màng não cột sống rất hiếm gặp.

Hầu hết khối u ở màng não là lành tính, không lan tràn sang các bộ phận khác của cơ thể. Tuy nhiên, nếu nó phát triển đủ lớn có thể gây chèn ép và ảnh hưởng đến các vùng lân cận trong não, thậm chí đe dọa tính mạng. Trong một số trường hợp, khối u này là ung thư ác tính, có thể xâm lấn các mô khác và lan tràn sang những bộ phận khác trên cơ thể.

U màng não có xu hướng phát triển chậm và hướng vào trong. Khi được chẩn đoán, hầu như chúng đã có kích thước khá lớn.

Phân loại u màng não

Theo cấp độ

  • Độ I hoặc điển hình: Lành tính, phát triển chậm, chiếm khoảng 80% trường hợp
  • Độ II hoặc không điển hình: Không phải ung thư nhưng phát triển nhanh hơn và có thể khó điều trị hơn loại lành tính, có nguy cơ tái phát sau điều trị, chiếm khoảng 17% trường hợp
  • Độ III hoặc ung thư không biệt hóa: Ác tính (ung thư), phát triển và lan tràn nhanh chóng, chiếm khoảng 1,7% trường hợp.
  • Theo vị trí và loại mô

    • U màng não lồi: Phát triển trên bề mặt não, có thể gây áp lực lên não khi đủ lớn
    • U màng não thất: Phát triển trong não thất (phần chứa dịch não tủy)
    • U tại rãnh khứu giác: Phát triển gần dây thần kinh khứu giác, nằm ở đáy hộp sọ, giữa não và mũi
    • U màng não cánh bướm: Phát triển dọc theo nền sọ phía sau mắt.

    Ngoài ra, còn có 15 biến thể của u màng não tùy theo loại tế bào khi được quan sát dưới kính hiển vi.

    U màng não sống được bao lâu?

    U màng não là gì, có nguy hiểm không, sống được bao lâu?

    Tỷ lệ sống sót sau 5 năm như sau:

    • Khối u độ I: 95,7%
    • Khối u độ II: 81,8%
    • Khối u độ III: 46,7%

    Tỷ lệ sống sót sau 10 năm như sau:

    • Khối u độ I: 90%
    • Khối u độ II: 69%

    Với u màng não ác tính, tỷ lệ sống sót sau 10 năm ngày càng tăng nhờ những phương pháp điều trị mới.

    Tuổi thọ kể trên chỉ là ước tính và sẽ thay đổi tùy theo từng người. Nhìn chung, tuổi càng trẻ, phẫu thuật cắt bỏ khối u càng triệt để thì tỷ lệ tái phát sẽ thấp hơn và người bệnh có thể sống lâu dài hơn.

    Triệu chứng

    Những dấu hiệu và triệu chứng u màng não

    Khối u phát triển chậm nên thường không gây ra triệu chứng cho đến khi có kích thước đủ lớn và chèn ép các bộ phận lân cận. Ngoài ra, dấu hiệu u màng não cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào phần não bị ảnh hưởng.

    Các triệu chứng u màng não phổ biến là:

    • Nhức đầu
    • Chóng mặt
    • Buồn nôn và nôn
    • Thay đổi về thị lực như nhìn đôi, mờ hoặc mất thị lực
    • Mất thính lực
    • Co giật
    • Thay đổi hành vi hoặc tính cách
    • Vấn đề về trí nhớ
    • Hoạt động quá mức hoặc phản ứng quá mức (tăng phản xạ)
    • Yếu một số cơ
    • Tê liệt ở một số bộ phận nhất định.

    Một số vị trí u màng não sẽ có biểu hiện điển hình hơn như sau:

    • U màng não ở rãnh khứu giác gây mất một phần hoặc toàn bộ khứu giác
    • U màng não cánh bướm gây lồi mắt
    • U màng não cột sống gây đau, yếu cơ, giảm phản xạ và bệnh lý rễ thần kinh,…

    U màng não có nguy hiểm không?

    U màng não là gì, có nguy hiểm không, sống được bao lâu?

    U màng não và các biện pháp điều trị có thể gây ra một số biến chứng lâu dài gồm:

    • Khó tập trung
    • Mất trí nhớ
    • Thay đổi tính cách
    • Co giật
    • Yếu cơ
    • Khó khăn về ngôn ngữ.

    Nguyên nhân

    Nguyên nhân u màng não là gì?

    Các nhà khoa học vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây u màng não. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng 40 đến 80% các trường hợp có sự bất thường ở nhiễm sắc thể 22, có liên quan đến việc ngăn chặn sự phát triển của khối u. Phần lớn bất thường xảy ra một cách ngẫu nhiên, hiếm khi liên quan đến di truyền.

    Các yếu tố nguy cơ

    • U màng não thường ảnh hưởng đến người lớn tuổi. Độ tuổi trung bình khi chẩn đoán là 66 tuổi.
    • Người da đen có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
    • Phụ nữ có tỷ lệ phát triển khối u trên màng não nhiều hơn nam, có thể là do các yếu tố liên quan đến nội tiết tố. Người từng sử dụng liệu pháp hormone, thuốc tránh thai và tiền sử ung thư vú cũng có nguy cơ cao hơn. Tuy nhiên, u màng não ác tính (ung thư) lại thường gặp hơn ở nam giới.
    • Từng xạ trị vùng đầu cũng làm tăng nguy cơ.
    • Tiền sử hoặc tiền sử gia đình từng bị u màng não, bệnh u sợi thần kinh loại 2, bệnh Von Hippel – Lindau, đa tân sinh nội tiết loại 1, hội chứng Li – Fraumeni, hội chứng Cowden.

    Chẩn đoán và điều trị

    Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán u màng não?

    Tìm hiểu thêm: Phòng ngừa lỗ chân lông to với 8 biện pháp đơn giản

    U màng não là gì, có nguy hiểm không, sống được bao lâu?

    U màng não thường khó chẩn đoán sớm vì phát triển chậm, chủ yếu ảnh hưởng đến người lớn tuổi. Thậm chí, nhiều trường hợp bị nhầm lẫn rằng đó chỉ là dấu hiệu lão hóa thông thường.

    Để chẩn đoán, bác sĩ sẽ khám thể chất và thần kinh cùng một số xét nghiệm hình ảnh như:

    • Chụp MRI não (cộng hưởng từ) phản quang: Đây là xét nghiệm tốt nhất
    • Chụp CT (cắt lớp vi tính) phản quang: Áp dụng khi bạn không thể chụp MRI.

    Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định sinh thiết để xem khối u là lành hay ác tính và xác định loại khối u.

    Những phương pháp điều trị u màng não

    Phác đồ điều trị u màng não được cá nhân hóa cho từng người, có thể kết hợp giữa nhiều phương pháp dưới đây:

    Theo dõi

    Bác sĩ sẽ chỉ định theo dõi nếu như:

    • Không triệu chứng, khối u nhỏ
    • Ít triệu chứng và ít hoặc không bị sưng tấy ở các vùng não lân cận
    • Triệu chứng nhẹ, có tiền sử khối u lâu dài nhưng không ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống
    • Lớn tuổi, triệu chứng tiến triển rất chậm
    • Điều trị sẽ mang lại rủi ro đáng kể cho sức khỏe và tính mạng.

    Họ sẽ hẹn lịch để bạn chụp MRI nhằm theo dõi kích thước khối u và các triệu chứng. Trong một số trường hợp, khối u sẽ không tiến triển.

    Tần suất chụp MRI tùy thuộc vào từng bệnh nhân, cụ thể như sau:

    • Đối với u màng não độ 1, bạn có thể được chụp MRI hàng năm, trong tối đa 5 năm. Sau đó, chụp MRI 2 năm một lần.
    • Đối với u màng não độ 2, bạn có thể được chỉ định chụp MRI 6 đến 12 tháng một lần. Sau 5 năm, bạn phải chụp MRI 2 năm một lần.
    • Đối với u màng não độ 3, bạn có thể chụp MRI 3 đến 6 tháng một lần. Sau 2 năm, bạn sẽ được chụp MRI 6 đến 12 tháng một lần.

    Phẫu thuật

    U màng não có nên mổ không thì đây là lựa chọn hàng đầu cho các khối u màng não có triệu chứng hoặc khối u đã lớn, được dự đoán sẽ sớm gây ra triệu chứng.

    Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ khối u có thể giúp 70-80% người bệnh hồi phục. Tuy nhiên, một số trường hợp không thể cắt bỏ hoàn toàn khối u vì những lý do như:

    • Vị trí khối u nằm sâu
    • Khối u có kết nối với mô não hoặc các tĩnh mạch xung quanh
    • Chưa chắc chắn ca phẫu thuật sẽ an toàn.

    Biến chứng sau mổ u màng não bao gồm:

    • Nhiễm trùng, chảy máu
    • Sưng hoặc phù não, có thể dẫn tới tổn thương não              
    • Tổn thương dây thần kinh sọ, từ đó ảnh hưởng thị giác, khả năng cử động khuôn mặt, khả năng nuốt,… tùy vào vị trí của khối u
    • Tổn thương mô não bình thường, dẫn đến những vấn đề về khả năng tư duy, nhìn hoặc nói chuyện.

    Xạ trị

    Xạ trị là phương pháp điều trị đầu tiên với các khối u màng não không thể loại bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật hoặc bệnh nhân không thể thực hiện phẫu thuật vì có những rủi ro nhất định. Phương pháp điều trị này được áp dụng cho cả các khối u màng não lành tính.

    Xạ trị có thể gây một số tác dụng phụ như:

    • Phản ứng da nhẹ
    • Rụng tóc
    • Mệt mỏi
    • Thay đổi nhận thức như nhầm lẫn, mất trí nhớ nhẹ
    • Ăn mất ngon
    • Nhức đầu.

    Trong đó, thay đổi nhận thức có thể là vĩnh viễn, các tác dụng phụ còn lại chỉ là tạm thời và thường biến mất trong vài tuần sau đó.

    Điều trị giảm nhẹ triệu chứng

    Chăm sóc giảm nhẹ tập trung cải thiện cảm giác cho người bệnh thông qua việc kiểm soát triệu chứng gặp phải, tác dụng phụ của điều trị và những vấn đề về cảm xúc. Chúng bao gồm:

    • Thuốc
    • Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
    • Kỹ thuật thư giãn
    • Hỗ trợ về cảm xúc, tinh thần
    • Liệu pháp cải thiện chức năng thần kinh
    • Nâng cao chất lượng cuộc sống.

    Hóa trị (hiếm)

    U màng não là gì, có nguy hiểm không, sống được bao lâu?

    >>>>>Xem thêm: Bảo hiểm bệnh hiểm nghèo có thật sự cần thiết? 3 lợi ích cần cân nhắc

    Bác sĩ có thể áp dụng hóa trị trong các trường hợp u màng não tái phát hoặc tiến triển, không còn đáp ứng với phẫu thuật hoặc xạ trị.

    Tác dụng phụ của hóa trị thay đổi theo từng trường hợp, có thể bao gồm: 

    • Mệt mỏi
    • Tăng nguy cơ nhiễm trùng
    • Buồn nôn, nôn
    • Rụng tóc
    • Ăn mất ngon
    • Tiêu chảy.

    Phòng ngừa

    Những biện pháp nào giúp phòng ngừa u màng não?

    Hiện chưa có biện pháp phòng ngừa căn bệnh này.

    Thông tin cơ bản về u màng não

    1. U màng não là khối u hình thành từ màng não, là khối u ở đầu phổ biến nhất.
    2. Hầu hết khối u phát triển chậm trong nhiều năm mà không gây triệu chứng. Tuy nhiên, nếu nó tác động lên mô não, dây thần kinh hoặc mạch máu lân cận có thể gây tàn tật nghiêm trọng.
    3. Bệnh xảy ra phổ biến hơn ở nữ giới, người lớn tuổi.
    4. Không phải lúc nào cũng cần điều trị u màng não ngay lập tức mà đôi khi chỉ cần theo dõi.
    5. Phẫu thuật là lựa chọn tốt nhất cho u màng não, nhưng không phải mọi trường hợp đều cắt bỏ được toàn bộ khối u và có tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất định.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *