U nang buồng trứng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị

U nang buồng trứng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị

U nang buồng trứng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị

Bệnh u nang buồng trứng thường được phát hiện khi phái nữ đi khám phụ khoa định kỳ và được siêu âm phụ khoa. Một số trường hợp đặc biệt, bệnh nhân đến khám bệnh vì bụng to và phát hiện ra khối u buồng trứng nặng vài kg trong ổ bụng.

Bạn đang đọc: U nang buồng trứng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị

Bản chất khối u buồng trứng rất đa dạng. Tùy theo độ tuổi, chu kỳ kinh nguyệt và đặc điểm hình thái học của khối u trên siêu âm mà bác sĩ phụ khoa sẽ quyết định những cách chữa u nang buồng trứng phù hợp dành cho bạn.

U nang buồng trứng là gì?

Buồng trứng là cơ quan nội tiết của người phụ nữ, tạo ra trứng để gặp tinh trùng thụ thai. Bất kỳ tăng sinh nào ở buồng trứng sẽ tạo u buồng trứng.

U nang buồng trứng (Ovarian cysts) là những khối u hình thành trên hoặc trong buồng trứng, có vỏ bọc ngoài, bên trong chứa dịch. U nang buồng trứng có kích thước nhỏ 3-8cm hoặc to đến mức choán hết ổ bụng. Hầu hết u nang buồng trứng nhỏ, không gây ra triệu chứng, thường vô hại và tự biến mất.

Các dạng u nang buồng trứng

U nang chức năng

  • U nang bọc noãn (Follicular cyst): Theo chu kỳ kinh nguyệt, nang trứng sẽ rụng khỏi buồn trứng. Tuy nhiên, nếu các nang noãn này không vỡ, không rụng trứng và cứ tiếp tục phát triển thì sẽ gọi là U nang noãn.
  • Nang hoàng thể (Corpus luteum cyst): Sau khi nang trứng giải phóng trứng, nó sẽ co lại và bắt đầu sản xuất estrogen và progesterone. Lúc này, các nang trứng sẽ chứa một chất dịch màu vàng bên trong, nếu nó không phóng noãn thì sẽ tích tụ lại bên trong gây u nang.

Theo nguồn tin từ Bệnh viện Mayo Clinic Hoa Kỳ, u nang chức năng thường vô hại. Chúng hiếm khi gây đau đớn và thường tự biến mất trong vòng 2 đến 3 chu kỳ kinh nguyệt.

U nang cơ năng

  • U nang bì (Dermoid cyst): Còn gọi là u quái. U có thể chứa chất dịch lỏng, tóc, răng và da do u xuất phát từ những tế bào mô phôi.
  • U nang tuyến (Cystadenoma): U nang mọc trên bề mặt của buồng trứng và chứa dịch nhầy hoặc dịch nước trong.
  • Nang lạc nội mạc tử cung (Endometrioma): Phụ nữ bị nang lạc nội mạc tử cung là do các tế bào nội mạc tử cung mọc trên bề mặt buồng trứng và ống dẫn trứng, tạo nên khối có hình dạng giống với u nang buồng trứng.

U nang bì và u nang tuyến có thể phát triển lớn và di chuyển ra khỏi buồng trứng. Điều này làm tăng nguy cơ gây xoắn buồng trứng. Tình trạng này sẽ gây đau, gây nguy hiểm vì làm tắc nghẽn mạch máu, đường cung cấp máu cho buồng trứng.

U nang buồng trứng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị

Nguyên nhân gây u nang buồng trứng

Một số nguyên nhân chính gây u nang buồng trứng có thể kể đến bao gồm:

  • Vấn đề về hormone: Các khối u nang chức năng xuất hiện có thể do những vấn đề về hormone hoặc các thuốc hỗ trợ rụng trứng gây ra.
  • Lạc nội mạc tử cung: Các mô lạc nội mạc tử cung có thể bám vào buồng trứng và hình thành khối u. Những u nang này có thể gây đau khi quan hệ tình dục và trong kỳ kinh nguyệt.
  • Mang thai: Thông thường, một vài nang buồng trứng có thể xuất hiện tự nhiên ở giai đoạn đầu thai kỳ để hỗ trợ cho bào thai cho đến khi nhau thai được hình thành. Tuy nhiên, nang cũng có thể xuất hiện cho đến hết thai kỳ.
  • Nhiễm trùng vùng chậu: có thể lan ra buồng trứng và vòi trứng, từ đó gây hình thành ổ áp-xe có hình thái tương tự khối u nang.

Bên cạnh những nguyên nhân trên, các chuyên gia y tế của Trung tâm Y tế – NHS còn khoanh vùng thêm vài nguyên nhân khác như: Hội chứng buồn trứng đa nang (PCOS), tiền sử gia đình từng có người mắc phải tình trạng tương tự (di truyền).

Dấu hiệu u nang buồng trứng

Phần lớn các u nang buồng trứng đều không có dấu hiệu và triệu chứng cụ thể. Thỉnh thoảng, có thể xuất hiện những dấu hiệu u nang buồng trứng như:

  • Đau ở vùng chậu, vùng thắt lưng: Đây là triệu chứng phổ biến nhất, người bệnh gặp những cơn đau âm ỉ quanh vùng bụng dưới, vùng thắt lưng do các khối u chèn ép các cơ quan hoặc dây thần kinh chạy dọc ở vùng sau xương chậu.
  • Gây cảm giác khó chịu: Khối u càng to mức độ chèn ép các cơ quan lân cận càng nhiều. Tình trạng sẽ gây ra một số triệu chứng như đi tiểu khó, đau rát khi tiểu.
  • Đau khi quan hệ tình dục: Một số trường hợp do khối u đã phát triển lớn, nằm ngay vị trí gần cổ tử cung nên gây đau khi quan hệ tình dục. Thậm chí là gây chảy máu âm đạo.
  • Kinh nguyệt thất thường: Rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới là một trong những dấu hiệu liên quan đến bệnh lý phụ khoa, trong đó có u buồng trứng buồng trứng.

Trong một số trường hợp, người bệnh có thể gặp phải một số tình trạng khác như: Giảm hoặc tăng cân không kiểm soát, mệt mỏi kéo dài, chán ăn, đau bụng, chướng bụng.

Tìm hiểu thêm: Chăm sóc da mụn: Để mụn không còn là nỗi lo

U nang buồng trứng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị

Chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa u nang buồng trứng

Chẩn đoán

Quá trình chẩn đoán u nang buồng trứng luôn sẽ cần kết hợp đồng thời giữa kiểm tra lâm sàng và cận lâm sàng. Việc này giúp cho bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác hơn, hạn chế được các rủi ro gây biến chứng và một số dấu hiệu chưa nhận diện được.

  • Chẩn đoán lâm sàng: Bác sĩ sẽ đặt một số câu hỏi liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, các triệu chứng mà bạn nhận thấy, cảm giác khi đi tiểu, đi ngoài và khi quan hệ có bình thường không.
  • Chẩn đoán cận lâm sàng: Sau khi đánh giá tổng quan, bác sĩ sẽ cần thêm nhiều thông tin chuyên sâu. Do đó, bác sĩ có thể sẽ đề nghị bạn thực hiện một số phương pháp như siêu âm vùng chậu, chụp CT, chụp MRI hoặc xét nghiệm nước tiểu, nội soi, tầm soát ung thư u nang buồng trứng, thử thai.

Điều trị

Việc điều trị sẽ còn tùy thuộc vào độ tuổi, loại u nang và kích thước khối u nang. Đồng thời cũng sẽ dựa trên các triệu chứng mà bạn đang gặp phải để bác sĩ có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Uống thuốc

Trong một số trường hợp nếu tình trạng bệnh là tương đối nhẹ và mới phát hiện ngay khi bệnh ở giai đoạn mới  xuất hiện. Các bác sĩ có thể cho bạn sử dụng một số loại thuốc tránh thai, viên uống tăng nội tiết tố.

Mục đích là để cho các khối u không tồn đọng và ứ lại bên trong buồng trứng mà phóng hoàn toàn ra khỏi cơ thể theo chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, thuốc tránh thai sẽ không làm thu nhỏ u nang hiện có.

Phương pháp phẫu thuật nội soi cắt bỏ

Đây là phương pháp được tin dùng hiện nay trong phẫu thuật điều trị u nang buồng trứng bởi ít gây đau và thời gian nằm viện ít, thời gian phục hồi nhanh.

Phương pháp này được chỉ định trong các trường hợp:

  • Khối u nang lớn hơn 5cm
  • Khối u bị nghi ngờ liên quan đến ung thư
  • Khối u nang phức tạp, gây ra các triệu chứng
  • Bệnh nhân đã mãn kinh hoặc gần mãn kinh.
  • U buồng trứng không nghi ngờ ác tính.
  • Buồng trứng phát triển gây vỡ và xuất huyết.

Nếu bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) bệnh nhân cũng có thể cần được chỉ định điều trị. Các u nang bì hoặc u nang tuyến của buồng trứng có thể lớn dần. Chúng có thể di chuyển và xoắn vặn gây thiếu máu nuôi, hoại tử và đau cấp tính có chỉ định mổ cấp cứu.

Phòng ngừa

Trên thực tế, không có cách nào để phòng ngừa tình trạng u nang buồng trứng. Do đó, việc xây dựng thói quen đi khám sức khỏe vùng kín, vùng chậu tối thiểu mỗi năm/lần là rất cần thiết.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên nâng cao sự quan tâm đến các biểu hiện của cơ thể. Nhất là một số biểu hiện bất thường xuất hiện ở vùng kín. Nó có thể là một trong số các triệu chứng của bệnh lý tiềm ẩn nào đó.

U nang buồng trứng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị

>>>>>Xem thêm: Cách gội đầu đúng cách đẹp chuẩn salon, giảm gãy rụng

Các câu hỏi liên quan

Những ai thường mắc phải u nang buồng trứng?

U nang buồng trứng có thể xảy ra ở phụ nữ thuộc bất kỳ lứa tuổi nào. Tuy nhiên, u nang ít khi xuất hiện ở phụ nữ mãn kinh.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng u nang buồng trứng. Nhất là khi bạn bị đau bụng, chậu đột ngột, dữ dội; đau bụng kèm sốt và nôn ói, căng tức bụng, đi tiểu nhiều lần, cảm thấy bị chèn ép vùng chậu, đau vùng chậu hoặc chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân. Những dấu hiệu trên có thể là triệu chứng của u nang hoặc là triệu chứng của một bệnh lý tiềm ẩn nào đó.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc u nang buồng trứng là gì?

Bạn sẽ có nguy cơ bị bệnh u nang buồng trứng nếu bạn có một trong các yếu tố sau: Từng bị u nang, chu kỳ kinh nguyệt không đều, thừa cân hoặc béo phì, gia đình có người bị u nang buồng trứng.

Kết luận

Tóm lại, u nang buồng trứng là một bệnh lý nhìn chung là có thể sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe phụ nữ. Do đó chị em phụ nữ không nên xem nhẹ và ngó lơ tình trạng. Nội dung trên là tất cả những gì chị em cần biết về bệnh lý này. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho chị em được một số thông tin hữu ích.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *