U tinh hoàn có đáng sợ không? Phái mạnh cần biết gì về tình trạng này?

U tinh hoàn có đáng sợ không? Phái mạnh cần biết gì về tình trạng này?

U tinh hoàn có đáng sợ không? Phái mạnh cần biết gì về tình trạng này?

Khi kiểm tra thấy tinh hoàn có khối u, đa phần nam giới sẽ lo lắng nghĩ đến tình trạng nghiêm trọng như ung thư tinh hoàn. Vậy u tinh hoàn sẽ được chẩn đoán và điều trị như thế nào? Những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn.

Bạn đang đọc: U tinh hoàn có đáng sợ không? Phái mạnh cần biết gì về tình trạng này?

Tinh hoàn, là cơ quan sản xuất tinh trùng và hormone testosterone ở nam giới. Chúng có hình dạng như hình trứng treo bên dưới dương vật, trong một cái túi được gọi là bìu. Khi nhận thấy tinh hoàn có khối u, đa phần phái mạnh hay nghĩ đến ung thư, nhưng thực tế có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng u này. Tình trạng tinh hoàn có khối u cần được chẩn đoán chính xác để xác định nguyên nhân và đưa ra những biện pháp điều trị phù hợp. 

Dấu hiệu nhận biết của u tinh hoàn là gì?

Bạn có thể phát hiện ra khối u ở tinh hoàn một cách ngẫu nhiên do tự kiểm tra hay sau chấn thương ở vùng bìu. Tình trạng u tinh hoàn có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi, từ trẻ em, thanh thiếu niên đến người trưởng thành. 

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là khi sờ nắn bạn sẽ thấy cục tinh hoàn có khối u hoặc sưng to ở vùng bìu đến vùng bẹn và có thể không gây đau đớn. Ngoài ra, tùy vào nguyên nhân sẽ có những triệu chứng khác nhau như: bìu có cảm giác nặng, đau vùng bụng và bẹn hay vị trí bất thường ở  2 bên tinh hoàn. Một triệu chứng khác nữa là vùng ngực sưng to và đau.

7 nguyên nhân dẫn đến u tinh hoàn

U tinh hoàn có thể đến từ nhiều nguyên nhân, bao gồm cả dị tật bẩm sinh, chấn thương, nhiễm trùng hay các yếu tố khác: 

1. Giãn tĩnh mạch thừng tinh

Đây là nguyên nhân gây u tinh hoàn phổ biến nhất. Thường gặp sau độ tuổi dậy thì khi lưu lượng máu tăng lên do tinh hoàn phát triển đầy đủ. Các tĩnh mạch ở tinh hoàn có thể bị giãn nở làm xuất hiện khối u. Giãn tĩnh mạch thừng tinh thường không biểu hiện thành triệu chứng. Bệnh nhân có thể thấy nặng ở vùng bìu hay khối u ở tinh hoàn như một túi giun nhỏ.

2. Tràn dịch tinh mạc

Sự tích tụ chất lỏng trong tinh hoàn gây ra chứng tràn dịch tinh mạc. Tình trạng này thường gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non cho đến nam giới tuổi trưởng thành. Tinh mạc không gây đau đớn cho bệnh nhân, chỉ có thể làm tăng  áp lực vùng bụng, vùng bìu và sưng tinh hoàn. 

3. U nang biểu mô

Tình trạng u nang biểu mô thường gặp ở mào tinh. Mào tinh là một ống dài, cuộn sau tinh hoàn. Khi ống dài này chứa đầy dịch, không thoát ra ngoài được sẽ gây u nang. Nếu u nang xảy ra ở vùng đầu dưới mào tinh, nơi nối với ống dẫn tinh có thể dẫn đến u nang ống sinh tinh. Triệu chứng của u nang biểu mô là xuất hiện khối u ở tinh hoàn, một bên tinh hoàn nặng hơn bên còn lại. 

4. Viêm mào tinh hoàn và tinh hoàn 

Tinh hoàn hay mào tinh bị viêm nhiễm cũng là nguyên nhân xuất hiện u tinh hoàn. Các bệnh lây lan qua đường tình dục như lậu hay chlamydia là nguyên nhân chủ yếu gây viêm nhiễm mào tinh hoàn. Nhiễm trùng tinh hoàn gây viêm có thể xuất phát từ nguyên nhân nhiễm khuẩn hay virus quai bị. 

5. Xoắn tinh hoàn 

U tinh hoàn có đáng sợ không? Phái mạnh cần biết gì về tình trạng này?

Xoắn tinh hoàn là một trường hợp khẩn cấp xảy ra ở đường tiết niệu sinh dục nam, phổ biến là do chấn thương hoặc tai nạn. Tình trạng này có thể ảnh hưởng ở nam giới mọi lứa tuổi, phổ biến là thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 13-17. 

Bên cạnh khối u xuất hiện ở tinh hoàn, xoắn tinh hoàn còn có các biểu hiện như: đau dữ dội và đột ngột một bên tinh hoàn, lan sang vùng bìu, tinh hoàn bị xoắn có vị trí cao hơn khác thường, đi tiểu thường xuyên. 

6. Thoát vị bẹn 

Thoát vị bẹn là tình trạng một cơ quan trong ổ bụng, bị đẩy qua ống bẹn xuống bìu. Tình trạng thoát vị bẹn thường được phát hiện khi nhận thấy tinh hoàn có khối u hay là khối u nằm ở vùng giữa háng và đùi, gây đau các vùng xung quanh. 

7. Ung thư tinh hoàn 

Một số trường hợp u tinh hoàn sẽ phát triển thành ung thư, có thể gặp ở một hay cả hai bên tinh hoàn. Đồng thời, nếu xuất hiện cùng các triệu chứng sưng đau vùng bìu, vùng ngực, lưng và bụng dưới đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư tinh hoàn. Với các dấu hiệu này, bạn cần đến thăm khám với bác sĩ nam khoa để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất có thể. 

Nhìn chung, bệnh ung thư tinh hoàn hiếm gặp, nhưng lại phổ biến ở nam giới độ tuổi nhu cầu sinh lý cao (từ 20-35 tuổi).

U tinh hoàn được chẩn đoán và điều trị như thế nào?

Tìm hiểu thêm: Đầy hơi chướng bụng trước kỳ kinh nguyệt: Làm sao để giảm khó chịu?

U tinh hoàn có đáng sợ không? Phái mạnh cần biết gì về tình trạng này?

>>>>>Xem thêm: Cà phê và trà: Bố mẹ có nên cho bé uống hay không?

1. Chẩn đoán 

Nếu bạn tự kiểm tra và phát hiện tinh hoàn sưng, có khối u tinh hoàn hay có vị trí khác thường và hoặc có những triệu chứng như trên, bạn có thể đến gặp các bác sĩ nam khoa để chẩn đoán chính xác tình trạng. 

Các bác sĩ có thể sử dụng thủ thuật thăm khám tinh hoàn và chỉ định một số xét nghiệm như:

  • Kiểm tra kích thước, vị trí và tình trạng sưng đau tinh hoàn.
  • Siêu âm để ghi lại hình ảnh bên trong tinh hoàn, bìu và vùng bụng dưới.
  • Xét nghiệm máu để xác định sự hiện diện của nhiễm trùng, các chất chỉ điểm ung thư hay vấn đề sức khỏe khác.
  • Xét nghiệm sàng lọc bệnh lây lan qua đường tình dục thông qua mẫu máu và mẫu tinh dịch. 
  • Sinh thiết mô tế bào tinh hoàn.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Nếu các xét nghiệm khác chỉ ra kết quả ung thư tinh hoàn, bệnh nhân sẽ được kiểm tra mức độ di căn của tế bào ung thư ở vùng bìu, vùng bẹn và vùng bụng.

2. Điều trị

Tùy vào nguyên nhân gây u tinh hoàn mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp:

Khối u tinh hoàn không gây ung thư (ung thư tinh hoàn lành tính)

Các khối u này có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Phẫu thuật cắt bỏ, sửa chữa hay dẫn lưu được chỉ định tùy thuộc vào các yếu tố như: 

  • Gây đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân
  • Góp phần làm tăng nguy cơ gây vô sinh
  • Có thể gây nhiễm trùng.

Ngoài ra, các bác sĩ có thể sẽ chỉ định dùng kháng sinh cho các trường hợp khối u tinh hoàn do nguyên nhân nhiễm khuẩn. Thuốc giảm đau cũng được dùng cho trường hợp những cơn đau gây khó chịu cho bệnh nhân. 

Lưu ý khi xuất hiện triệu chứng xoắn tinh hoàn, bạn cần đến bệnh viện để thực hiện điều trị khẩn cấp ngay.

Ung thư tinh hoàn

Hiện nay, hầu hết các tình trạng ung thư tinh hoàn đều có thể điều trị khỏi. Tùy vào tình trạng ung thư, sức khỏe và tuổi tác mà bác sĩ sẽ quyết định liệu pháp điều trị thích hợp:

  • Phẫu thuật: Việc cắt bỏ hoàn toàn bên tinh hoàn có khối u, cùng với phần thừng tinh có liên quan. Đây là phương pháp điều trị chính của ung thư tinh hoàn, nhất là ở giai đoạn chưa di căn. Điều này sẽ không gây ảnh hưởng quá lớn đến khả năng sinh dục và sinh sản của bệnh nhân. 
  • Hóa trị, xạ trị: Khi ung thư tinh hoàn di căn sang các hạch bạch huyết lân cận hay các cơ quan khác ở vùng bẹn, bụng dưới; thường cần dùng biện pháp hóa chất mạnh như hóa trị để tiêu diệt tế bào khối u ở tinh hoàn. Xạ trị là phương pháp sử dụng năng lượng từ tia X được dùng để tiêu diệt tế bào ung thư di căn hay tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật.

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài, bạn sẽ kiểm tra tinh hoàn của mình thường xuyên nhằm kịp thời phát hiện các bất thường giúp phòng tránh tình trạng u tinh hoàn diễn biến xấu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *