Các khối u xương hàm là một trong những loại ung thư hiếm gặp nhất. U xương hàm (hay ung thư xương hàm, sarcoma xương hàm) là sự xuất hiện của các khối u phần xương vùng hàm mặt.
Bạn đang đọc: U xương hàm
Nếu chẳng may được chẩn đoán mắc bệnh này, hãy để Kenshin.vn đồng hành cùng bạn bằng những thông tin dưới đây.
Nội Dung
Tìm hiểu chung
U xương hàm là gì?
Ung thư xương là tình trạng các tế bào trong xương tăng trưởng bất thường, hình thành khối u ác tính tại đây. Mặc dù ung thư xương có thể ảnh hưởng đến bất kỳ xương nào trong cơ thể, phổ biến nhất là ở các xương dài như xương cánh tay, xương đùi và xương cẳng chân (xương chày). Tuy nhiên, chỉ khoảng 6.5% trường hợp ung thư xương xảy ra ở xương hàm và được gọi là u xương hàm.
U xương hàm là những khối u hoặc tổn thương tương đối hiếm gặp, phát triển trong xương hàm. Ung thư xương hàm có một số đặc điểm khác với các loại ung thư xương khác, bao gồm:
- Tuổi xuất hiện muộn hơn, khoảng 34-36 tuổi
- Thời gian sống trung bình dài hơn
- Hiếm khi di căn xa
- Tái phát tại chỗ khó kiểm soát
- Tỷ lệ tử vong thấp hơn.
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng u xương hàm
Nhìn chung, bệnh thường diễn biến thầm lặng, không gây đau hàm, không sốt, không ảnh hưởng đến việc nhai và không gây dấu hiệu toàn thân, trừ khi u có bội nhiễm.
Ở một số bệnh nhân có thể xuất hiện dấu hiệu ung thư xương hàm gồm:
- Có khối u vùng hàm dưới hoặc trên, thường sau khi điều trị nha khoa trước đó (phổ biến nhất là nhổ răng). Nếu khối u to có thể gây biến dạng khuôn mặt, in dấu răng đối diện trên bề mặt khối u
- Đau nhức xương hàm
- Tê, ngứa ran vùng hàm
- Vết loét ở miệng hoặc môi
- Răng ở trên khối u thường lung lay, có khi tự rụng hoặc được nhổ đi
- Sờ thấy u thấy gồ ghề, có thể chảy dịch, máu
- Khít hàm
- Nuốt đau.
Khi u bị bội nhiễm, nhiễm trùng sẽ gây phản ứng sốt; phần niêm mạc khối u loét, chảy máu, đau; khó nhai nuốt nên bệnh nhân gầy sút nhanh.
Bạn có thể quan tâm: Nhận biết các dấu hiệu ung thư xương vai
Nguyên nhân
Nguyên nhân u xương hàm là gì?
Nguyên nhân ung thư xương hàm nói riêng và nguyên nhân ung thư xương nói chung vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy rằng tất cả các yếu tố sau đây đều có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư xương hàm ở một người:
- Tiếp xúc với bức xạ ion hóa, oxit crom (chất quét phóng xạ)
- Bệnh Paget xương
- Loạn sản sợi xương
- Một số đột biến gen hoặc hội chứng di truyền.
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán u xương hàm?
Tìm hiểu thêm: Xơ nang ở trẻ nhỏ: Căn bệnh di truyền nguy hiểm mà cha mẹ cần lưu ý
>>>>>Xem thêm: 4 sự thật về kem dưỡng trắng da bạn cần biết
Ngoài việc thăm khám lâm sàng và kiểm tra tổng quan răng hàm mặt, bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm một số các xét nghiệm tầm soát ung thư xương hàm bao gồm:
- Các xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như chụp X-quang, chụp CT hoặc chụp MRI nhằm xác định sự có mặt của khối u, kích thước bao nhiêu, có vôi hóa không, có xâm lấn vào các mô lân cận hay không
- Sinh thiết để lấy một mẫu tế bào khối u, phân tích dưới kính hiển vi xem có phải là ung thư không.
Những phương pháp điều trị u xương hàm
Các lựa chọn điều trị cho u xương hàm khác nhau tùy thuộc vào loại khối u hoặc tổn thương đang mắc phải, giai đoạn phát triển và các triệu chứng.
Bác sĩ thường khuyên nên phẫu thuật cắt bỏ ung thư khỏi xương hàm. Bởi vì xương hàm phức tạp hơn nhiều so với xương dài hơn trong cơ thể, nên phẫu thuật có thể đặc biệt khó khăn. Trong khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ loại bỏ khối u xương hàm, có thể bao gồm việc loại bỏ răng, mô và xương hàm gần đó.
Ngoài ra, điều trị ung thư xương hàm cũng có thể bao gồm:
- Hóa trị hoặc xạ trị
- Tái tạo xương hàm hoặc các cấu trúc khác bằng những dụng cụ chuyên dụng
- Điều trị nội khoa bằng thuốc
- Chăm sóc hỗ trợ để giúp duy trì chất lượng cuộc sống, bao gồm hỗ trợ dinh dưỡng, tập nói, tập nuốt và trồng răng giả.
Bạn có thể quan tâm: Bệnh ung thư xương có chữa được không?
Hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích. Bạn luôn phải đề cao tầm quan trọng của việc thăm khám và tuân thủ chỉ định bác sĩ để có được kết quả điều trị tốt nhất.