Ung thư bàng quang

Ung thư bàng quang

Ung thư bàng quang

Ung thư bàng quang có thể gây ra nhiều triệu chứng như đi tiểu ra máu, tiểu buốt, tiểu gắt, đi tiểu nhiều lần. Các triệu chứng của bệnh dễ bị bỏ qua, dẫn đến tình trạng phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn trễ, gây khó khăn trong việc điều trị.

Bạn đang đọc: Ung thư bàng quang

Vậy, ung thư bàng quang là gì và làm thế nào để điều trị hiệu quả? Mời bạn cùng Kenshin.vn tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé!

Tìm hiểu chung

Ung thư bàng quang là bệnh gì?

Ung thư bàng quang là một khối u ác tính xuất hiện ở bàng quang. Bàng quang là một cơ rỗng ở vùng bụng dưới của bạn để chứa nước tiểu.

Ung thư bàng quang giai đoạn đầu thường bắt đầu trong các tế bào lót bên trong bàng quang. Kích thước của khối u bàng quang có thể nhỏ hoặc lớn, và có khả năng phát triển sâu vào lớp cơ của bàng quang, đồng thời, ở giai đoạn cuối, khối u có thể di căn sang các bộ phận khác của cơ thể.

Phân loại

Các loại tế bào khác nhau trong bàng quang của bạn có thể trở thành ung thư. Loại tế bào bàng quang nơi ung thư bắt đầu giúp xác định loại ung thư.

Các loại ung thư bàng quang bao gồm:

  • Ung thư biểu mô tiết niệu. Ung thư biểu mô tiết niệu, trước đây được gọi là ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp, xảy ra trong các tế bào lót bên trong bàng quang. Các tế bào tiết niệu giãn ra khi bàng quang đầy và co lại khi bàng quang trống. Những tế bào tương tự này lót bên trong niệu quản và niệu đạo, và ung thư cũng có thể hình thành ở những nơi đó. Ung thư biểu mô tiết niệu là loại phổ biến nhất.
  • Ung thư biểu mô tế bào vảy. Ung thư biểu mô tế bào vảy có liên quan đến kích thích mãn tính của bàng quang, chẳng hạn như, do nhiễm trùng hoặc do sử dụng lâu dài ống thông tiểu. Ung thư bàng quang tế bào vảy rất hiếm.
  • Ung thư biểu mô tuyến. Ung thư biểu mô tuyến bắt đầu trong các tế bào tạo nên các tuyến tiết chất nhầy trong bàng quang.

Một số trường hợp bao gồm nhiều hơn một loại tế bào.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư bàng quang

Ung thư bàng quang

Một số triệu chứng ung thư bàng quang bạn có thể gặp phải, bao gồm:

  • Có máu trong nước tiểu, có thể khiến nước tiểu có màu đỏ tươi hoặc màu cola. Đôi khi, nước tiểu có màu bình thường nhưng máu được phát hiện khi xét nghiệm nước tiểu.
  • Thấy bỏng rát khi đi tiểu
  • Đi tiểu nhiều lần, mỗi lần một ít
  • Đau lưng.

Dấu hiệu ung thư bàng quang giai đoạn đầu thường không rõ ràng. Khối u lớn có nhiều triệu chứng hơn như đau bụng dưới, đau vùng chậu, đau xương, sụt cân, sưng chân.

Bạn có thể quan tâm: Cảnh báo các triệu chứng ung thư bàng quang giai đoạn cuối

Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng kể trên, đặc biệt khi thấy có máu trong nước tiểu. Tuy nhiên, có máu trong nước tiểu cũng không có nghĩa là bạn chắn chắn bị ung thư bàng quang. Một số nguyên nhân khác cũng có thể gây nên tình trạng này, ví dụ như nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng thận, sỏi thận, viêm niệu đạo, u niệu quản, u xơ tuyến tiền liệt. Vì vậy, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra ung thư bàng quang là gì?

Nguyên nhân chính xác gây ung thư bàng quang hiện vẫn chưa được hiểu rõ. Tuy nhiên, các nhà khoa học tin rằng, ung thư bàng quang bắt đầu được hình thành khi cấu trúc ADN của các tế bào trong bàng quang bị thay đổi (đột biến). Các đột biến này khiến tế bào tăng trưởng nhanh chóng và tiếp tục sống trong khi các tế bào bình thường khác chết đi. Những tế bào bất thường tạo thành một khối u có thể xâm lấn và phá hủy các mô bình thường của cơ thể. Theo thời gian, ung thư sẽ di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư bàng quang?

Tìm hiểu thêm: Bé bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường: Bố mẹ có cần lo lắng?

Ung thư bàng quang

Nguy cơ mắc ung thư bàng quang của bạn sẽ tăng cao nếu:

  • Hút thuốc. Hút thuốc lá, xì gà hoặc tẩu thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh do các hóa chất độc hại tích tụ trong nước tiểu. Khi bạn hút thuốc, cơ thể bạn sẽ xử lý các hóa chất trong khói thuốc và bài tiết một số chúng qua nước tiểu. Những hóa chất độc hại này có thể làm hỏng niêm mạc bàng quang, làm tăng nguy cơ ung thư.
  • Tăng tuổi. Nguy cơ tăng lên khi bạn già đi. Mặc dù nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng hầu hết những người được chẩn đoán mắc bệnh đều trên 55 tuổi.
  • Nam giới. Đàn ông có nhiều khả năng phát triển ung thư bàng quang hơn phụ nữ.
  • Tiếp xúc với một số hóa chất. Thận của bạn đóng một vai trò quan trọng trong việc lọc các hóa chất độc hại từ máu và chuyển chúng vào bàng quang của bạn. Do đó, người ta cho rằng ở gần một số hóa chất có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Các hóa chất liên quan đến nguy cơ ung thư bàng quang bao gồm asen và các hóa chất được sử dụng trong sản xuất thuốc nhuộm, cao su, da, dệt may và các sản phẩm sơn.
  • Điều trị ung thư trước đó. Điều trị bằng thuốc chống ung thư cyclophosphamide làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Những người được xạ trị nhắm vào xương chậu do ung thư trước đó có nguy cơ mắc ung thư bàng quang cao hơn.
  • Viêm bàng quang mãn tính. Nhiễm trùng hoặc viêm tiết niệu mãn tính hoặc lặp đi lặp lại (viêm bàng quang), chẳng hạn như có thể xảy ra khi sử dụng ống thông tiểu trong thời gian dài, có thể làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang tế bào vảy. Ở một số khu vực trên thế giới, ung thư biểu mô tế bào vảy có liên quan đến tình trạng viêm bàng quang mãn tính do nhiễm ký sinh trùng được gọi là bệnh sán máng.
  • Tiền sử cá nhân hoặc gia đình mắc bệnh ung thư. Nếu bạn đã bị ung thư bàng quang, bạn có nhiều khả năng bị lại. Nếu một trong những người thân ruột thịt của bạn – cha mẹ, anh chị em ruột hoặc con cái – có tiền sử ung thư bàng quang, bạn có thể tăng nguy cơ mắc bệnh, mặc dù hiếm khi ung thư bàng quang di truyền trong gia đình. Tiền sử gia đình mắc hội chứng Lynch, còn được gọi là ung thư đại trực tràng không polyp di truyền (HNPCC), có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở hệ thống tiết niệu, cũng như ở ruột kết, tử cung, buồng trứng và các cơ quan khác.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán ung thư bàng quang?

Các xét nghiệm và thủ tục được sử dụng để chẩn đoán ung thư bàng quang có thể bao gồm:

  • Sử dụng ống soi để kiểm tra bên trong bàng quang (nội soi bàng quang)
  • Loại bỏ một mẫu mô để tìm dấu hiệu bất thường (sinh thiết)
  • Xét nghiệm mẫu nước tiểu để kiểm tra có máu trong nước tiểu hoặc dấu hiệu nhiễm trùng không
  • Các xét nghiệm hình ảnh khác như: chụp CT niệu đồ hoặc chụp bể thận ngược dòng, siêu âm.

Sau khi xác nhận rằng bạn mắc bệnh, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm bổ sung để xác định xem ung thư của bạn đã lan đến các hạch bạch huyết hay các khu vực khác trên cơ thể bạn hay chưa.

Các xét nghiệm khác có thể bao gồm:

  • Chụp CT
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)
  • Chụp cắt lớp phát xạ Positron (PET)
  • Xạ hình xương
  • Chụp X-quang ngực

Bạn có thể quan tâm: Siêu âm có phát hiện ung thư bàng quang không?

Hầu hết các bệnh ung thư bàng quang được chẩn đoán sớm ở giai đoạn đầu và có khả năng điều trị cao. Tuy nhiên, bệnh vẫn có khả năng tái phát sau khi điều trị thành công. Vì lý do này, những người bị bệnh thường cần các xét nghiệm theo dõi trong nhiều năm sau khi điều trị để tìm ung thư bàng quang tái phát.

Những phương pháp nào dùng để điều trị ung thư bàng quang?

Ung thư bàng quang

>>>>>Xem thêm: Ung thư miệng

Các phương pháp điều trị ung thư bàng quang bao gồm:

  • Phẫu thuật: Bệnh nhân bị ung thư bàng quang cần được phẫu thuật để loại bỏ khối u. Việc phẫu thuật phụ thuộc vào loại ung thư và mức độ di căn của các tế bào ung thư. Khối u có thể được lấy ra nhờ nội soi (sử dụng một ống thắp sáng đưa vào bàng quang). Nếu khối u quá lớn, người bệnh có thể cần phải phẫu thuật cắt cả bàng quang. Sau phẫu thuật này, nước tiểu sẽ được đưa ra ngoài thông qua một túi đặc biệt được cấy vào cơ thể.
  • Hóa trị trong bàng quang (Hóa trị tại chỗ): Phương pháp này được dùng để điều trị ung thư còn khu trú trong niêm mạc bàng quang nhưng có nguy cơ tái phát hoặc tiến triển thành các giai đoạn nghiêm trọng hơn.
  • Hóa trị toàn thân: Hóa trị toàn thân dùng để tăng cơ hội khỏi bệnh cho những bệnh nhân đã phẫu thuật cắt bỏ bàng quang hoặc là phương pháp điều trị chính khi bệnh nhân không thể thực hiện phẫu thuật.
  • Xạ trị: Phương pháp này dùng các chùm tia có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư
  • Liệu pháp miễn dịch: Liệu pháp này được sử dụng để kích thích hệ miễn dịch của cơ thể chống lại các tế bào ung thư, trong bàng quang hoặc trên toàn cơ thể.
  • Liệu pháp nhắm mục tiêu: Được sử dụng để điều trị ung thư bàng quang giai đoạn cuối hoặc đã di căn, khi các phương pháp điều trị khác không còn tác dụng.

Bạn có thể quan tâm: Ung thư bàng quang có chữa được không và phương pháp điều trị hiệu quả?

Tiên lượng

Ung thư bàng quang sống được bao lâu?

Nếu không được điều trị, ung thư bàng quang có thể lan sang các bộ phận khác trên cơ thể bạn. Ung thư đã di căn hoặc lây lan có thể ảnh hưởng đến thời gian sống chung với bệnh. Giống như nhiều loại ung thư, việc phát hiện và điều trị sớm giúp tăng cơ hội sống lâu hơn. Theo Viện Ung thư Quốc gia, 96% những người được điều trị ung thư giai đoạn đầu còn sống sau 5 năm chẩn đoán. Nhìn chung, 77% người bị ung thư bàng quang còn sống sau 5 năm chẩn đoán.

Bạn có thể quan tâm: Ung thư bàng quang sống được bao lâu?

Phòng ngừa

Những biện pháp giúp ngăn ngừa ung thư bàng quang?

Để kiểm soát tình trạng ung thư bàng quang, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Dùng thuốc đúng quy định của bác sĩ
  • Sinh hoạt bình thường (bao gồm cả quan hệ tình dục) sau khi phẫu thuật nếu được bác sĩ cho phép
  • Tiếp tục các phương pháp điều trị khác dưới sự đồng ý của bác sĩ
  • Đừng hoảng sợ nếu triệu chứng ung thư tái phát. Ung thư có thể được chữa bằng việc theo dõi kỹ bệnh tình và loại bỏ khối u nếu bệnh tái phát
  • Tái khám đúng hẹn, nội soi bàng quang vài tháng một lần trong năm đầu tiên
  • Hãy khám bác sĩ nếu đã phẫu thuật và bắt đầu có dấu hiệu của nhiễm trùng (đau lưng, sốt, và nôn mửa)
  • Có máu trong nước tiểu; đi tiểu lắt nhắt, tiểu gấp (cảm giác phải đi tiểu ngay), hoặc tiểu ít; tiểu buốt
  • Hãy gặp bác sĩ nếu bạn bị đau hoặc gặp phải các vấn đề về cương cứng sau khi phẫu thuật, chảy máu quá nhiều, sốt, và ớn lạnh sau khi nội soi bàng quang.

Mặc dù không có cách nào đảm bảo để ngăn ngừa ung thư bàng quang, nhưng bạn có thể thực hiện các bước để giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. Ví dụ:

  • Đừng hút thuốc. Nếu bạn không hút thuốc, đừng bắt đầu. Nếu bạn hút thuốc, hãy nói chuyện với bác sĩ về kế hoạch giúp bạn ngừng hút thuốc. Các nhóm hỗ trợ, thuốc men và các phương pháp khác có thể giúp bạn bỏ thuốc lá.
  • Hãy thận trọng với hóa chất. Nếu bạn làm việc với hóa chất, hãy làm theo tất cả các hướng dẫn an toàn để tránh tiếp xúc.
  • Chọn nhiều loại trái cây và rau quả. Chọn một chế độ ăn uống nhiều trái cây và rau quả nhiều màu sắc. Các chất chống oxy hóa trong trái cây và rau quả có thể giúp giảm nguy cơ ung thư.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *