Ung thư bàng quang giai đoạn đầu thường có thể được chẩn đoán và điều trị thành công, nhưng có khả năng tái phát cao. Vậy, ung thư bàng quang giai đoạn đầu là gì? Triệu chứng, cách điều trị và tiên lượng sống ra sao?
Bạn đang đọc: Ung thư bàng quang giai đoạn đầu
Mời bạn cùng Kenshin.vn tìm hiểu cụ thể hơn để quá trình điều trị bệnh được hiệu quả nhất nhé!
Nội Dung
Ung thư bàng quang giai đoạn đầu là gì?
Ung thư bàng quang giai đoạn đầu (hay ung thư bàng quang giai đoạn 1) còn được gọi là ung thư bàng quang không xâm lấn cơ. Đây là giai đoạn khi các tế bào ung thư chỉ mới phát triển, còn nằm bên trong lớp niêm mạc của bàng quang. Chúng chưa phát triển qua lớp niêm mạc để vào lớp cơ sâu hơn của bàng quang. Ung thư cũng chưa lan tràn đến các hạch bạch huyết lân cận hoặc đến các bộ phận xa của cơ thể như xương, phổi hoặc gan.
Phân loại
Bác sĩ chẩn đoán các giai đoạn của ung thư bàng quang bằng cách xem xét mức độ phát triển của khối u vào các lớp của bàng quang. Mức độ phát triển của ung thư bàng quang được đánh giá bằng hệ thống phân loại TNM. Có 3 mức độ T (Tumor – U nguyên phát) ở giai đoạn đầu bao gồm:
Trong cả hai trường hợp trên, ung thư chỉ nằm ở lớp niêm mạc và dưới niêm mạc của bàng quang. Nó đã không xâm lấn sâu hơn vào thành bàng quang.
Triệu chứng
Dấu hiệu ung thư bàng quang giai đoạn đầu có thể chưa biểu hiện rõ ràng hoặc tương tự như những triệu chứng do các bệnh lý khác gây ra. Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn có những dấu hiệu sau đây:
- Tiểu ra máu (màu máu trong nước tiểu có thể hơi gỉ hoặc đỏ tươi)
- Đi tiểu thường xuyên
- Đau khi đi tiểu
- Tiểu khó
- Tiểu buốt, có dấu hiệu tắc nghẽn đường niệu
- Đau lưng dưới.
Nếu bạn nhận thấy nước tiểu đổi màu và lo ngại nó có thể chứa máu, hãy hẹn gặp bác sĩ để được kiểm tra. Ngoài ra, hãy hẹn gặp bác sĩ nếu bạn có các dấu hiệu hoặc triệu chứng khác khiến bạn lo lắng.
Điều trị ung thư bàng quang giai đoạn đầu
Chẩn đoán và xác định giai đoạn ung thư bàng quang giúp bác sĩ quyết định phương pháp điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị ung thư bàng quang giai đoạn đầu tùy thuộc vào kích thước và mức độ phát triển của khối u trong bàng quang,. Các yếu tố khác có thể bao gồm tuổi tác, giới tính, tình trạng bệnh lý đi kèm và sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.
Điều trị có thể bao gồm:
Phẫu thuật
Ung thư bàng quang giai đoạn đầu thường được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ khối u qua nội soi – Transurethral Resection of Bladder Tumor (TURBT) hoặc mổ mở. Phẫu thuật được thực hiện để giúp xác định mức độ lan rộng của ung thư và loại bỏ khối u, đồng thời xác định được loại giải phẫu bệnh của khối u nằm trong lớp niêm mạc bên trong bàng quang và chưa xâm lấn cơ.
Trong phẫu thuật này, bác sĩ phẫu thuật đưa ống soi vào bàng quang. Các dụng cụ chuyên biệt được đưa qua ống soi sử dụng để cắt bỏ hoặc đốt cháy khối u. Ngoài ra, có thể sử dụng tia laser năng lượng cao.
Ung thư bàng quang giai đoạn đầu không cần điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ bàng quang. Cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ bàng quang chỉ được chỉ định khi ở giai đoạn muộn hơn.
Hóa trị
Hóa trị có thể được sử dụng làm phương pháp điều trị hỗ trợ sau phẫu thuật cho ung thư bàng quang giai đoạn đầu, Hóa trị giúp tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào còn sót lại sau phẫu thuật và ngăn ngừa ung thư tái phát.
Trong quá trình hóa trị, các loại thuốc hóa chất sẽ được bơm vào lòng bàng quang thông qua sonde tiểu, hay còn gọi là bơm hóa chất nội bàng quang,. Liệu pháp này nên tiến hành sớm trong vòng 24 giờ, tốt nhất là 2 giờ sau phẫu thuật. Thuốc hóa trị được bơm vào bàng quang trong một khoảng thời gian nhất định trước khi được dẫn lưu ra ngoài.
Thông thường, liệu trình là bơm hóa chất nội bàng quang một lần mỗi tuần và kéo dài trong vòng 6 tuần.
Liệu pháp miễn dịch (BCG)
Tìm hiểu thêm: Trẻ em ăn bơ có tốt không? Bật mí 13 công dụng tuyệt vời của quả bơ
>>>>>Xem thêm: Công thức tính nhịp tim: Cách tính đơn giản và chính xác
Liệu pháp miễn dịch là việc sử dụng hệ thống miễn dịch của chính cơ thể để tấn công tế bào ung thư. Liệu pháp miễn dịch nội khoa được dùng để điều trị ung thư bàng quang giai đoạn đầu. Phương pháp điều trị này sử dụng một loại vắc-xin được gọi là Bacillus Calmette-Guérin (BCG),. BCG kích thích phản ứng của hệ thống miễn dịch hướng chống lại ung thư bàng quang.
Đối với ung thư biểu mô tại chỗ (Tis), BCG là phương pháp điều trị được thực hiện sau khi phẫu thuật. Duy trì tiêm BCG hàng tuần và trong ít nhất 6 tuần. Một số bác sĩ khuyên bạn nên lặp lại điều trị BCG sau mỗi 3 đến 6 tháng.
Trong trường hợp ung thư biểu mô nhú không xâm lấn (Ta), tiêm BCG nội khoa cũng thường được chỉ định sau phẫu thuật.. Tuy nhiên, nhiều tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm: Kích ứng bàng quang, đau hoặc nóng rát khi đi tiểu, sốt nhẹ và ớn lạnh. Mặc dù vậy, liệu pháp BCG là chưa phổ biến ở Việt Nam.
Tiên lượng
Ung thư bàng quang có chữa được không? Hầu hết các trường hợp bệnh ung thư bàng quang được chẩn đoán ở giai đoạn đầu và có khả năng điều trị cao. Ung thư bàng quang trong giai đoạn đầu hoàn toàn có thể được chữa khỏi.
Triển vọng đối với những người bị ung thư biểu mô nhú không xâm lấn (Ta) là rất tốt. Bệnh có thể được chữa khỏi nhưng cần theo dõi dài hạn. Trường hợp này, bệnh hiếm khi tái phát, nếu có tái phát thì cũng ít khi xâm lấn sâu hoặc đe dọa tính mạng.
Đối với ung thư biểu mô tại chỗ (Tis), bệnh có nguy cơ tái phát cao và nghiêm trọng hơn, phát triển vào các lớp sâu hơn của bàng quang hoặc đã di căn sang các mô khác.
Ung thư bàng quang giai đoạn đầu có thể tái phát sau khi điều trị thành công. Vì vậy, bệnh nhân cần được tái khám định kỳ và theo dõi chặt chẽ bằng phương pháp nội soi bàng quang. Nội soi bàng quang có thể được duy trì thực hiện trong khoảng từ 3 đến 6 tháng một lần trong vài năm đầu tiên sau điều trị để theo dõi và ngăn ngừa ung thư có thể tái phát.
Sau một vài năm theo dõi mà không phát hiện ung thư tái phát, bệnh nhân có thể chỉ cần kiểm tra nội soi bàng quang mỗi năm một lần. Bên cạnh đó cần phải tránh tiếp xúc các tác nhân gây ung thư, sinh hoạt điều độ, không hút thuốc lá do thuốc lá là một trong những nguy cơ cao gây ung thư bàng quang.