Ung thư màng phổi còn là một căn bệnh khá xa lạ với nhiều người. Bạn vẫn thường nghe nhiều đến ung thư phổi nhưng khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư màng phổi thì lại không hiểu rõ về căn bệnh này.
Bạn đang đọc: Ung thư màng phổi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Vậy, ung thư màng phổi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Mời bạn cùng Kenshin.vn tìm hiểu nhé!
Tìm hiểu chung
Ung thư màng phổi là gì?
Giữa phổi và thành ngực có hai lớp màng, một lớp màng bao bọc lá phổi và một lớp màng lót thành ngực. Ở giữa hai lớp màng này (gọi là khoang màng phổi) có dịch màng phổi với nhiệm vụ bôi trơn, giúp hai lá phổi di chuyển dễ dàng trong lồng ngực.
Ung thư màng phổi xảy ra khi có khối u ác tính ở trong khoang màng phổi. Gồm có hai loại như sau:
- Ung thư màng phổi nguyên phát là khối u phát triển trong chính khoang màng phổi, loại duy nhất được biết đến hiện nay là ung thư trung biểu mô màng phổi ác tính. Loại này khá hiếm gặp.
- Ung thư màng phổi thứ phát, chủ yếu do ung thư phổi di căn màng phổi. Đôi khi nó di căn từ một vị trí khác trong cơ thể như vú, buồng trứng, tuyến tụy, ruột kết,… Loại này phổ biến hơn. Những bệnh nhân đã từng bị ung thư đều có nguy cơ mắc ung thư màng phổi do di căn, đặc biệt nếu việc điều trị ung thư trước đó chưa thành công. Mặc dù vậy, tỷ lệ này rất hiếm, chỉ khoảng 1/2.000 bệnh nhân ung thư.
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư màng phổi
Ung thư màng phổi giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng hoặc có thể tương tự như dấu hiệu ung thư phổi. Bao gồm:
- Khó thở
- Đau tức ngực
- Khó chịu, mệt mỏi
- Ho
- Giảm cân không rõ lý do
- Chán ăn.
Các khối u màng phổi cũng thường gây tràn dịch màng phổi – sự tích tụ dịch quá mức trong khoang màng phổi. Đây là dấu hiệu cho thấy ung thư tiếp tục lan rộng hoặc di căn đến các khu vực khác trong cơ thể. Dịch thường có máu.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ung thư màng phổi là gì?
Tìm hiểu thêm: Axit nucleic trong liệu pháp trẻ hóa da Sake Seishi
Nguyên nhân cơ bản chính gây ra ung thư màng phổi nguyên phát là do tiếp xúc với amiăng. Chất này là nguyên liệu chính trong các tấm lợp fibro/pro xi măng. Tất cả thao tác sản xuất hay khi sử dụng những tấm lợp này đều có thể thải bụi amiăng ra môi trường. Khi thường xuyên hít phải amiăng sẽ gây ra nhiều bệnh ung thư nguy hiểm.
Ngoài ra, còn có một số yếu tố nguy cơ khác làm gia tăng ung thư trung biểu mô màng phổi như bức xạ Ion hóa, virus Simian 40, yếu tố di truyền liên quan đến gen BAP1.
Về ung thư màng phổi di căn từ phổi, màng phổi tiếp xúc trực tiếp với mô ung thư chèn ép từ phổi. Khi đó, các tế bào ung thư có thể tạo ra một hoặc nhiều khối u.
Ngoài ra, một số bệnh ung thư khác cũng có thể di căn đến khoang màng phổi thông qua đường máu hoặc hệ thống bạch huyết. Hầu như bất kỳ loại ung thư nào cũng có thể di căn đến phổi và liên quan đến màng phổi.
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán ung thư màng phổi?
>>>>>Xem thêm: Làm đẹp sau sinh với nghệ là bí quyết của nhiều chị em
Bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe, nghe phổi bằng ống nghe và chỉ định các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán ung thư màng phổi, giai đoạn và vị trí chính xác của khối u. Trong một số trường hợp, bác sĩ cũng có thể xác định ung thư từ cơ quan nào trong cơ thể đã di căn đến màng phổi.
Các kỹ thuật y tế thường được sử dụng để chẩn đoán ung thư màng phổi có thể bao gồm:
- Chụp X-quang ngực: cung cấp hình ảnh và những bất thường trong màng phổi.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): cũng cung cấp hình ảnh màng phổi nhưng rõ ràng hơn X – quang và giúp bác sĩ hình dung chính xác vị trí, mức độ lan rộng của ung thư.
- Chụp cắt lớp phát xạ Positron (PET): Giúp chẩn đoán u, giai đoạn bệnh, đánh giá đáp ứng điều trị, đánh giá tái phát và di căn,…
- Siêu âm màng phổi: Cho phép đánh giá lượng dịch màng phổi, quan sát và phát hiện các tổn thương ngay trên màng phổi. Ngoài ra còn giúp đánh dấu vị trí chọc hút dịch màng phổi và sinh thiết màng phổi.
- Chọc dò màng phổi. Đây là xét nghiệm chẩn đoán ung thư màng phổi thường được ưu tiên nhất vì dễ thực hiện cho cả bác sĩ và bệnh nhân. Bác sẽ sẽ hút dịch từ khoang màng phổi bằng kim và phân tích mẫu này để tìm kiếm tế bào ung thư.
- Sinh thiết: Trong những trường hợp không chọc dò màng phổi được, sinh thiết được thực hiện để lấy một mẫu mô màng phổi và xác định sự hiện diện của ung thư.
- Các chất chỉ điểm u: CA 125, CA 15-3, CEA,…
- Các xét nghiệm khác: Công thức máu, sinh hóa máu, xạ hình,…
Những phương pháp điều trị ung thư màng phổi
Các lựa chọn điều trị cho ung thư màng phổi thường phụ thuộc vào vị trí và giai đoạn của bệnh ung thư, cũng như sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.
Có thể bao gồm:
- Phẫu thuật: Phẫu thuật thường được chỉ định trong trường hợp ung thư màng phổi nguyên phát giai đoạn đầu, nhằm loại bỏ hoàn toàn mô ung thư. Tuy nhiên, các khối u màng phổi do di căn thường không thể phẫu thuật cắt bỏ mà phải điều trị bệnh ung thư căn nguyên, hóa trị và/hoặc xạ trị.
- Dẫn lưu dịch màng phổi: Sử dụng khi có tràn dịch màng phổi nhằm giúp bệnh nhân dễ thở hơn.
- Xạ trị: Đây là phương pháp sử dụng tia xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư trong màng phổi.
- Xạ phẫu: Bằng dao gamma cổ điển, dao gamma quay, CyberKnife,…
- Cấy hạt phóng xạ: Vào khối u hoặc diện u trong các trường hợp không thể phẫu thuật triệt căn hoặc bệnh lý kèm theo không thể phẫu thuật hay bệnh nhân từ chối phẫu thuật.
- Hóa trị: Thuốc hóa trị được dùng bằng đường uống hoặc tiêm/truyền tĩnh mạch, có thể hướng tới và tiêu diệt các tế bào ung thư trong màng phổi. Hóa trị cũng có thể được sử dụng kết hợp với xạ trị trong một số trường hợp nhằm nâng cao hiệu quả.
- Kháng thể đơn dòng.
- Liệu pháp miễn dịch.
Tiên lượng
Ung thư màng phổi sống được bao lâu?
Tỷ lệ sống sót trên 5 năm sau khi chẩn đoán của những bệnh nhân mắc ung thư màng phổi do di căn từ các bộ phận khác của cơ thể chưa tới 25%. Tuy nhiên, việc chẩn đoán và điều trị sớm căn bệnh này có thể ngăn ngừa các khối u màng phổi di căn và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
Vì vậy, bạn nên duy trì lối sống lành mạnh, rèn luyện thể dục thể thao và tầm soát sức khỏe định kỳ mỗi sáu tháng một lần để sớm phát hiện tình trạng bất thường trong cơ thể.