Ung thư máu là một trong những loại ung thư nguy hiểm và có diễn biến phức tạp. Nếu không phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc các biến chứng nghiêm trọng. Do ung thư máu là một căn bệnh phức tạp, nên người bệnh thường rất lo lắng không biết bệnh ung thư máu có chữa được không?
Bạn đang đọc: Ung thư máu có chữa được không?
Để tìm lời giải đáp cho thắc mắc này, hãy cùng Kenshin.vn tham khảo bài viết sau đây nhé!
Nội Dung
Ung thư máu là gì?
Trước khi đi tìm lời giải đáp cho vấn đề ung thư máu có chữa được không, chúng ta cần biết rõ ung thư máu là gì? Ung thư máu xảy ra khi các tế bào máu bất thường tăng trưởng đột biến, ngoài tầm kiểm soát, làm gián đoạn các chức năng của tế bào máu bình thường. Hầu hết các bệnh ung thư máu xuất phát từ tủy xương – nơi sản xuất máu.
Các chuyên gia phân loại ung thư máu thành 3 loại:
- Bệnh bạch cầu (Leukaemia)
- Ung thư hạch bạch huyết (Lymphoma)
- Đa u tủy xương.
Dấu hiệu ung thư máu bạn không thể bỏ qua
Bệnh ung thư máu có chữa được không còn tùy thuộc vào việc bạn có nhận biết sớm dấu hiệu ung thư máu để kịp thời can thiệp nếu có thể hay không. Thông thường, bác sĩ rất khó để xác định ung thư máu giai đoạn đầu vì không có bất cứ biểu hiện nào rõ rệt. Ở các giai đoạn khác, triệu chứng ung thư máu dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác như cảm cúm.
Mặc dù các loại ung thư máu khác nhau có những triệu chứng đặc trưng khác nhau, nhưng chúng vẫn có các dấu hiệu chung, như:
- Mệt mỏi
- Ngứa da
- Sụt cân nhanh và không rõ lý do
- Thường xuyên và dễ bầm tím
- Sưng hoặc nổi khối u ở dạ dày, hàng hoặc cổ
- Đau khớp hoặc xương
- Đổ mồ hôi đêm
- Hội chứng thiếu máu: Xảy ra nhanh, nặng dần với các biểu hiện da xanh, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhịp tim nhanh.
- Hội chứng xuất huyết: Xuất huyết tự nhiên, hay gặp ở da và niêm mạc (dạng chấm, dạng nốt, dạng đám, dạng mảng, chảy máu mũi, chảy máu chân răng,…) hoặc có thể ở các tạng (đường tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục, não – màng não,…).
- Hội chứng nhiễm trùng: Sốt, viêm loét họng miệng, viêm phổi, nhiễm trùng da,…
- Nổi hạch ngoại vi ở cổ, nách, bẹn (đối với bệnh Lymphoma).
Bạn có thể quan tâm: Tất tần tật thông tin về xét nghiệm ung thư máu
Triệu chứng bệnh bạch cầu
Bệnh bạch cầu là một bệnh ung thư máu bắt đầu trong tủy xương. Một số dạng bệnh bạch cầu có biểu hiện cấp tính, do đó bệnh nhanh chóng chuyển biến xấu. Người bệnh có thể dễ dàng bị nhiễm trùng và mắc bệnh. Ngoài ra, dạng bệnh bạch cầu mạn tính phải mất nhiều năm để biểu hiện, do đó bạn sẽ không có triệu chứng trong một thời gian dài.
Khi cơ thể không tạo đủ hồng cầu hoặc khiến hồng cầu khiếm khuyết không thể hoạt động bình thường, bạn sẽ có các triệu chứng thiếu máu, bao gồm:
- Đau ngực
- Khó thở
- Da nhợt nhạt
- Chóng mặt
- Mệt mỏi
- Xanh xao
- Hội chứng nhiễm trùng: Sốt, viêm loét họng miệng, viêm phổi, nhiễm trùng da,…
Ung thư máu còn có thể ảnh hưởng đến các tiểu cầu tham gia vào quá trình đông máu, khiến bạn có các triệu chứng sau:
- Có xu hướng chảy nhiều máu
- Xuất hiện các vết chấm nhỏ và đỏ trên da
- Chảy máu nướu răng
- Bầm tím bất thường
- Phân có màu đỏ hoặc đen
- Kinh nguyệt ra nhiều.
- Chảy máu cam
Triệu chứng ung thư hạch bạch huyết
Một triệu chứng điển hình của ung thư hạch bạch huyết là sưng hạch bạch huyết ở háng, nách hoặc cổ. Các hạch bạch huyết sưng có thể đè lên các cơ quan khác, gây ra các tình trạng như đau ngực/khớp/xương, thở nông và ho.
Ngoài ra, bạn còn có thể mắc một số triệu chứng khác của ung thư hạch bạch huyết như:
- Đổ mồ hôi đêm
- Sốt
- Ngứa da
- Sụt cân không rõ lý do.
Triệu chứng đa u tủy
Loại ung thư máu này ảnh hưởng đến các tương bào có nhiệm vụ chống lại nhiễm trùng. Trong đa u tủy xương, số lượng tương bào trong tủy xương tăng đột biến. Các tế bào cũng có thể tiết ra một số protein gây hại cho các cơ quan khác của cơ thể. Những triệu chứng phổ biến liên quan đến tình trạng này bao gồm:
- Đau xương
- Tăng canxi máu hoặc tăng nồng độ canxi trong máu và các triệu chứng liên quan đến tình trạng này bao gồm yếu cơ, mất cảm giác ngon miệng và táo bón (ở một số người)
- Protein có thể làm tổn thương các dây thần kinh và gây đau, yếu và tê ở chân và cánh tay.
- Thiếu máu
- Suy thận
Bạn có thể quan tâm: Những điều cần biết về ung thư tủy xương
Tìm hiểu thêm: Phô mai dê: Giá trị dinh dưỡng, lợi ích và cách làm phô mai tại nhà
Ung thư máu có chữa được không tùy thuộc vào giai đoạn bệnh
Để biết bị ung thư máu có chữa được không, bác sĩ sẽ xác định giai đoạn ung thư máu để có thể đưa ra tiên lượng. Có rất nhiều cách để xác định giai đoạn ung thư, phụ thuộc vào triệu chứng và mức độ lan tràn. Tuy nhiên, các chuyên gia đã chia ung thư máu thành 4 giai đoạn chính sau:
- Ung thư máu giai đoạn đầu. Ung thư máu giai đoạn đầu có chữa được không? Trong ung thư máu giai đoạn đầu, các hạch bạch huyết phì đại do các tế bào bạch huyết tăng lên đột ngột. Mức độ nguy hiểm của giai đoạn này rất thấp do ung thư chưa di căn hay ảnh hưởng đến các cơ quan khác nên tiên lượng cũng khả quan hơn. Nhiều người bệnh sẽ đặt kỳ vọng khi xem xét ung thư máu chữa được không khi còn ở giai đoạn đầu.
- Ung thư máu giai đoạn 2. Ung thư máu giai đoạn 2 có chữa được không? Ở giai đoạn 2, lá lách, phổi và hạch bạch huyết sẽ phì đại. Mặc dù các vấn đề ở những cơ quan này có thể không xảy ra cùng lúc, nhưng chắc chắn bạn sẽ bị phì đại ở một trong những cơ quan trên. Cũng trong ung thư máu giai đoạn 2, số lượng tế bào bạch huyết tăng rất cao.
- Ung thư máu giai đoạn 3. Trong ung thư máu giai đoạn 3, các triệu chứng thiếu máu sẽ xuất hiện và các cơ quan gan, lá lách và hạch bạch huyết vẫn phì đại.
- Ung thư máu giai đoạn cuối. Ung thư máu giai đoạn cuối có chữa được không? Có thể nói ung thư máu giai đoạn cuối có mức độ nguy hiểm nhất và tiên lượng xấu nhất. Số lượng tiểu cầu giảm nhanh chóng. Đồng thời, các tế bào ung thư bắt đầu ảnh hưởng đến phổi và các cơ quan phổi, lá lách và hạch bạch huyết. Tình trạng thiếu máu trong giai đoạn này sẽ trở thành cấp tính.
Bệnh ung thư máu có chữa được không?
>>>>>Xem thêm: Mặt nạ dưỡng tóc bằng nguyên liệu nào an toàn, hiệu quả mà dễ làm?
Với mức độ nghiêm trọng của bệnh, nhiều người thường lo lắng không biết ung thư máu có chữa được không? Không có một câu trả lời chính xác cho vấn đề này, bởi có rất nhiều yếu tố có thể tác động đến khả năng ung thư máu có chữa khỏi được không. Trong đó bao gồm:
Ung thư máu có thể chữa khỏi được không? Thực tế, ngày nay chưa có một loại thuốc hay phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn ung thư, trong đó có ung thư máu. Các phương pháp điều trị ung thư máu chỉ giúp giảm nhẹ triệu chứng, hạn chế sự tiến triển của bệnh và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
Bạn có thể quan tâm: Giải đáp thắc mắc bệnh ung thư máu sống được bao lâu?
Ung thư máu có chữa được không và việc lựa chọn phương pháp điều trị ung thư máu sẽ phụ thuộc loại ung thư, tuổi tác, giai đoạn bệnh và các yếu tố khác. Một số phương pháp điều trị ung thư máu phổ biến như:
- Ghép tế bào gốc. Bác sĩ sẽ đưa các tế bào gốc tạo máu khỏe mạnh vào cơ thể. Các tế bào gốc khỏe mạnh có thể được lấy từ tủy xương, máu lưu thông và máu cuống rốn.
- Hóa trị. Bác sĩ sẽ sử dụng thuốc chống ung thư để can thiệp và ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư trong cơ thể. Hóa trị ung thư máu đôi khi liên quan đến việc dùng nhiều loại thuốc cùng nhau trong một phác đồ điều trị. Bạn cũng có thể làm hóa trị trước khi cấy ghép tế bào gốc.
- Xạ trị. Liệu pháp xạ trị có thể được sử dụng để tiêu diệt các tế bào ung thư hoặc để giảm đau hoặc khó chịu. Bạn cũng có thể làm xạ trị trước khi cấy ghép tế bào gốc.
- Phẫu thuật điều trị. Phẫu thuật để loại bỏ các hạch bạch huyết hoặc cơ quan bị u lympho ảnh hưởng.
- Liệu pháp nhắm trúng đích. Bác sĩ sẽ dùng thuốc đặc hiệu tiêu diệt trực tiếp tế bào ung thư mà không làm hại đến tế bào khác. Phương pháp này phù hợp để điều trị bệnh bạch cầu.
- Liệu pháp miễn dịch. Liệu pháp này kích hoạt hệ thống miễn dịch tiêu diệt tế bào ung thư.
Cách tốt nhất để bạn có thể phát hiện ung thư máu kịp thời và điều trị ngăn chặn các biến chứng nghiêm trọng là làm tầm soát ung thư định kỳ. Hi vọng với những thông tin hữu ích trên, bạn đã có cái nhìn toàn diện về căn bệnh nguy hiểm này và hiểu rõ vấn đề ung thư máu có chữa được không để bớt lo lắng nhé!