Ung thư phổi là loại ung thư có tỷ lệ tử vong hàng đầu thế giới hiện nay. Bởi các triệu chứng ban đầu của bệnh rất giống với viêm đường hô hấp cấp nên thường bị ngó lơ và tiến triển thành ung thư nặng hơn. Đặc biệt khi bước vào ung thư giai đoạn cuối, người bệnh ho dữ dội và liên tục làm nhiều người thắc mắc ung thư phổi có lây không nếu sinh hoạt chung hằng ngày với người bệnh? Làm thế nào để phòng ngừa ung thư phổi cho cả gia đình?
Bạn đang đọc: Ung thư phổi có lây không? Hãy khám phá sự thật!
Hãy cùng tìm hiểu ngay với Kenshin.vn qua những thông tin sau đây nhé!
Nội Dung
I. Nguyên nhân gây ung thư phổi là gì?
Trước khi giải đáp được thắc mắc ung thư phổi có lây không, bạn nên biết được đâu là nguyên nhân gây nên bệnh ung thư phổi. Để từ đó, xác định được thực ra bệnh này có thể lây được không. Ung thư phổi là khi xuất hiện khối u ác tính ở các tế bào bên trong mô phổi. Nguyên nhân hình thành nên các tế bào ác tình này bao gồm:
1. Hút thuốc lá
Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi. Ước tính có khoảng 80% người mắc ung thư phổi tử vong là do hút thuốc hoặc có tiếp xúc với khói thuốc.
Các thành phần hóa chất trong khói thuốc đã được chứng minh có hại cho phổi. Và không chỉ người hút thuốc lá, mà cả người xung quanh khi hít phải khói thuốc thụ động đều tăng nguy cơ mắc các bệnh về phổi.
2. Tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại
Khi bạn làm việc, sinh sống trong môi trường nhiễm phóng xạ hoặc nhiều hóa chất độc hại như niken, amiăng, crom,…, bạn cũng có nguy cơ ung thư phổi rất cao.
Dù không phổ biến như nguyên nhân kể trên, những người phải làm việc với môi trường nguy cơ cao cần cảnh giác với dấu hiệu nghi ngờ ung thư phổi.
3. Ung thư phổi có di truyền không?
Những người sống trong gia đình có tiền sử bị ung thư phổi thì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Không chỉ liên quan đến yếu tố gen di truyền, với người thân và gia đình cùng chung sống còn thói quen ăn uống, sinh hoạt tương tự nhau hay tiếp xúc với cùng với tác nhân ung thư.
Đây cũng là lý do mà nhiều người có băn khoăn liệu ung thư phổi có lây không vì đôi khi có nhiều người trong cùng một gia đình cùng mắc bệnh này.
II. Bệnh ung thư phổi có lây không?
Nhiều người vẫn luôn nghi ngờ liệu bệnh ung thư phổi có lây không vì khi mắc phải bệnh, nhất là ung thư phổi giai đoạn cuối, bệnh nhân ho rất dữ dội. Đồng thời, hầu hết các bệnh đường hô hấp khác đều lây truyền bằng cách này, tức là những giọt nhỏ khi ho, hắt hơi. Nhưng tế bào ung thư thì khác, chúng không thể bị lây lan khi tiếp xúc gần, thậm chí khi hôn, quan hệ tình dục, ăn uống chung. Mỗi khi có tế bào lạ đi vào cơ thể khỏe mạnh, bao gồm cả tế bào ung thư từ người khác, hệ thống miễn dịch sẽ tìm ra và tiêu diệt chúng.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng ung thư phổ biến hơn ở những người cấy ghép nội tạng. Người nhận tạng từ người hiến tặng từng bị ung thư (dù đã trị khỏi) sẽ có nguy cơ phát triển bệnh ung thư trong tương lai. Dù vậy trường hợp này vô cùng hiếm, người hiến tạng đã được sàng lọc rất kỹ để giảm nguy cơ này. Bên cạnh đó, thuốc chống thải ghép mà người bệnh sử dụng đã làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể khó tìm ra và tiêu diệt những tế bào bị tổn thương cũng như virus, vi khuẩn xâm nhập.
Vì vậy, câu trả lời cho vấn đề “Ung thư phổi có lây không” thì câu trả lời là hầu như không, và sống cùng người bị ung thư phổi sẽ không bị lây bệnh.
III. Cách phòng ngừa ung thư phổi
Bệnh ung thư phổi có lây không khi tiếp xúc gần hoặc chung sống với người bệnh thì chắc chắn là không. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh lại rất cao. Và đáng buồn rằng không có cách nào để bạn ngăn ngừa triệt để bệnh này. Nhưng hãy làm giảm nguy cơ mắc phải bệnh với một số lưu ý sau:
1. Không hút thuốc lá và tránh khói thuốc lá
Ngay từ khi còn là trẻ vị thành niên, hãy khuyến cáo con của bạn không nên hút thuốc lá vì bất cứ lý do nào, bởi khói thuốc lá rất có hại cho phổi. Mặt khác, dù đã bỏ hút thuốc thời gian dài nhưng trước đó bạn có nhiều năm hút thuốc thì nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi vẫn còn cao.
Bên cạnh đó, ung thư phổi có thể không lây lan bởi tế bào ung thư nhưng nếu người thân và gia đình bạn hít khói thuốc lá thụ động lâu dài từ bạn cũng có nguy cơ mắc ung thư phổi cao không kém. Do đó, đừng nên hút thuốc lá, vì sức khỏe của gia đình bạn. Nếu bạn gặp khó khăn với việc cai nghiện thuốc, nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn dùng các thuốc hay các chế phẩm thay thế nicotine.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn chọn mua bảo hiểm sức khỏe cho người lớn tuổi đầy đủ nhất
>>>>>Xem thêm: Biết trẻ bệnh chàm kiêng ăn gì để tránh không cho bé ăn nữa
2. Xây dựng thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh
Câu hỏi bệnh ung thư phổi có lây không thường được đặt ra nhiều hơn các bệnh ung thư khác bởi vì rất nhiều trường hợp người thân gia đình cùng bị mắc ung thư phổi. Điều này chủ yếu xuất phát từ dinh dưỡng, sinh hoạt và môi trường sống như nhau. Vì vậy, bạn và cả gia đình nên cùng nhau xây dựng một thói quen sống lành mạnh để giảm nguy cơ:
- Thực hành chế độ dinh dưỡng cân đối, ưu tiên nhiều rau xanh và trái cây giàu vitamin, khoáng chất trong khẩu phần ăn hằng ngày.
- Hạn chế dùng các viên uống bổ sung vitamin thay thế cho các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Vì đôi lúc, các viên uống này sẽ gây nên tác dụng phụ thậm chí là đẩy mạnh tiến trình ung thư.
- Tập thể dục thường xuyên, tốt nhất là mỗi ngày.
- Cân nhắc đến việc đổi nơi sinh sống khác nếu khu bạn ở đã nhiễm phóng xạ hoặc các hóa chất độc hại.
3. Hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây ung thư ở nơi làm việc
Nếu bạn bắt buộc phải làm việc tại môi trường có nguy cơ cao hít phải các loại hóa chất gây ung thư, hãy đảm bảo tuân thủ nguyên tắc bảo hộ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Ví dụ: luôn mang khẩu trang và dụng cụ bảo hộ khi làm việc theo đúng quy định.
4. Tầm soát ung thư phổi định kỳ
Ung thư phổi giai đoạn đầu thường không biểu hiện rõ ràng, rất khó để phát hiện sớm. Cách tốt nhất để phòng ngừa ung thư phổi, đặc biệt là ở những người có yếu tố nguy cơ cao, là hãy tầm soát ung thư phổi định kỳ. Điều này giúp phát hiện sớm sự phát triển của khối u và kiểm soát chúng dễ dàng hơn.
Hi vọng các thông tin trên đây có thể giúp bạn có được lời giải đáp cho câu hỏi ung thư phổi có lây không khi sinh hoạt và chung sống với người bệnh. Người bệnh ung thư phổi luôn cần sự chăm sóc và động viên tinh thần đến từ gia đình, người thân và bạn bè. Vì thế đừng vì những định kiến sai lầm mà xa lánh họ nhé!