Ung thư tiền liệt tuyến giai đoạn cuối

Ung thư tiền liệt tuyến giai đoạn cuối

Ung thư tiền liệt tuyến giai đoạn cuối

Theo thống kê của GLOBOCAN, ung thư tuyến tiền liệt xếp hàng thứ 8 và lấy đi tính mạng của hàng ngàn người mỗi năm. Đáng nói là có nhiều trường hợp bị ung thư tiền liệt tuyến giai đoạn cuối mới được chẩn đoán, khiến bệnh nhân mất đi cơ hội chữa triệt để. Tuy nhiên, vẫn có biện pháp tốt giúp họ kìm hãm sự tiến triển của bệnh và kéo dài tuổi thọ.

Bạn đang đọc: Ung thư tiền liệt tuyến giai đoạn cuối

Cùng tìm hiểu cụ thể hơn về ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối và cách làm thế nào để sống lâu hơn với bệnh!

Ung thư tiền liệt tuyến giai đoạn cuối là gì?

Đây là tình trạng khối u ác tính phát triển ở tuyến tiền liệt đã di căn đến các cơ quan xa, thường gặp nhất là xương, các hạch bạch huyết ổ bụng, phổi và gan; hiếm khi nào di căn tới não.

Triệu chứng ung thư tuyến tiền liệt ở từng vị trí di căn

Triệu chứng ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối phụ thuộc vào nơi di căn và kích thước của khối u mới. Chúng có thể bao gồm:

  • Ung thư tuyến tiền liệt di căn xương: Triệu chứng phổ biến nhất là đau nhức xương, âm ỉ hoặc đau nhói từng cơn. Cơn đau xuất hiện vào ban đêm ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ của bệnh nhân. Đồng thời, xương trở nên giòn và dễ gãy hơn. Nếu là di căn tới xương cột sống, tủy bị chèn ép sẽ gây yếu liệt chi dưới, rối loạn cơ tròn, hạn chế vận động và cần được điều trị nhanh chóng.
  • Ung thư tiền liệt tuyến di căn hạch bạch huyết: Các tế bào ung thư cản trở quá trình thoát dịch bạch huyết ra ngoài, khiến chất lỏng ứ đọng và gây sưng phù, đau đớn.
  • Khối u tấn công vào gan: Tình trạng này khiến bệnh nhân bị đau tức ở hạ sườn phải, cơ thể mệt mỏi thường xuyên, sụt cân, chán ăn; nặng hơn sẽ có hiện tượng cổ trướng do tích tụ dịch ở bụng, vàng da và mắt, ngứa da.
  • Ung thư tuyến tiền liệt di căn phổi: Tình trạng này gây ho liên tục và trầm trọng hơn về đêm, thậm chí ho ra máu, khó thở, nặng ngực, viêm phổi hay tràn dịch màng phổi.
  • Ung thư tuyến tiền liệt di căn não: Bệnh nhân sẽ gặp phải các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn ói, yếu liệt, thậm chí co giật,…
  • Bên cạnh đó, ung thư tiền liệt tuyến giai đoạn cuối còn có thể gây ra những triệu chứng toàn thân như đau; mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, khô miệng, táo bón, rối loạn cương dương và thay đổi tâm lý do suy nghĩ nhiều về bệnh tật.

    Ung thư tiền liệt tuyến giai đoạn cuối

    Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối sống được bao lâu?

    Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối sống được bao lâu? Rất khó để đưa ra được thời gian sống còn lại chính xác của người bệnh ung thư tiền liệt tuyến di căn. Vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nơi di căn, tốc độ di căn, ảnh hưởng của nó tới cơ quan mới cũng như mức độ đáp ứng với điều trị.

    Thông thường, tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối khá xấu. Theo đó, tỷ lệ sống sót sau 5 năm ở giai đoạn này chỉ còn khoảng 30%. Tuy nhiên, những triển vọng trong điều trị ngày nay có thể kéo dài tuổi thọ và giúp bệnh nhân sống lâu hơn. Điều quan trọng là bệnh nhân cần duy trì tâm lý tích cực, tin tưởng vào bác sĩ để có kết quả tốt nhất.

    Cách điều trị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối giúp kéo dài tuổi thọ

    Mục tiêu chính khi chữa trị cho bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến lúc này là giảm triệu chứng, trì hoãn sự gia tăng của khối u, kiểm soát di căn, nâng cao chất lượng sống và kéo dài tuổi thọ.

    Khởi đầu bằng liệu pháp cắt tinh hoàn

    Testosterone là yếu tố chính giúp phát triển kích thước tuyến tiền liệt. Và, tinh hoàn là nơi sản xuất testosterone chủ yếu trong cơ thể nam giới.

    Ban đầu, bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến di căn xa được cắt tinh hoàn bằng phẫu thuật hoặc bằng thuốc nhằm giảm nhanh chóng lượng testosterone. Trong đó, hai loại thuốc có thể được sử dụng là đồng vận GnRH (goserelin, leuprorelin acetate, triptorelin) và đối vận GnRH (degarelix). 

    Cắt tinh hoàn bằng thuốc nội tiết có thể sử dụng đồng thời với thuốc kháng androgen (thuốc ngăn chặn testosterone tác động lên tế bào ung thư tuyến tiền liệt) để tăng hiện quả điều trị. Riêng những trường hợp điều trị bằng thuốc đồng vận GnRH mà có nguy cơ bùng phát triệu chứng thì phải dùng thuốc kháng androgen trước đó 1 tuần.

    Bên cạnh đó, bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt di căn xương ít nhất 4 vị trí (trong đó tối thiểu có 1 vị trí nằm ngoài xương chậu, cột sống) hoặc di căn nội tạng sẽ cần điều trị kết hợp với thuốc đối kháng androgen, hóa trị (docetaxel) hoặc thuốc ức chế tổng hợp androgen thế hệ mới (abiraterone acetate).

    Tìm hiểu thêm: Cẩn thận khi sử dụng khăn ướt để bảo vệ làn da

    Ung thư tiền liệt tuyến giai đoạn cuối

    >>>>>Xem thêm: Củ cải trắng: Công dụng và cách dùng

    Điều trị ung thư tuyến tiền liệt khi kháng liệu pháp cắt tinh hoàn

    Cắt tinh hoàn thường chỉ giúp ích cho bệnh nhân trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó ung thư tiền liệt tuyến giai đoạn cuối lại tiếp tục tiến triển. Ở thời kỳ này có thể điều trị bằng một số cách sau:

    • Sử dụng thêm thuốc kháng androgen (như bicalutamide, flutamide, nilutamide) hay thuốc ức chế tổng hợp androgen thế hệ mới (như abiraterone acetate hoặc enzalutamide).
    • Hóa trị
    • Xạ trị
    • Điều trị miễn dịch
    • Thuốc ức chế PARP
    • Dược chất phóng xạ

    Cùng với đó là thuốc giảm đau để bệnh nhân dễ chịu hơn trong giai đoạn này. Kết hợp thêm thuốc chống hủy xương khi có di căn xương.

    Hướng dẫn người nhà chăm sóc bệnh nhân

    Một số mẹo nhỏ khi chăm sóc có thể giúp cho người bị ung thư tiền liệt tuyến giai đoạn cuối cảm thấy dễ chịu hơn.

    • Đặt bệnh nhân nằm nghiêng nếu đau nhiều và/hoặc thở mệt
    • Ăn đồ lỏng, dễ tiêu kết hợp với thuốc nhuận tràng giúp giảm tình trạng táo bón
    • Nhỏ giọt nước vào miệng để giữ ẩm môi đồng thời cấp nước cho cơ thể trong trường hợp người bệnh không chịu ăn uống
    • Giữ môi trường xung quanh yên tĩnh để bệnh nhân được nghỉ ngơi, tránh để bệnh nhân kích động, bồn chồn lo lắng
    • An ủi giúp người bệnh duy trì tinh thần lạc quan hơn, bớt đau đớn và sợ hãi

    Không dễ dàng khi phải đối diện với căn bệnh ung thư tiền liệt tuyến giai đoạn cuối, nhưng vẫn có những trường hợp điều trị tốt và triển vọng sống lâu dài. Vì vậy, đừng quá lo lắng mà nên kết hợp với bác sĩ và người thân trong gia đình để việc điều trị đạt kết quả tốt nhất nhé!

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *