Là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau ung thư phổi, bệnh ung thư vú đang ngày càng trở thành nỗi lo lắng ám ảnh phụ nữ hiện đại.
Bạn đang đọc: Ung thư vú ở phụ nữ: Hãy ngăn ngừa trước khi quá muộn!
Hiện nay, bệnh ung thư vú chiếm đến 21% trong các loại ung thư xảy ra ở phái nữ. Mỗi năm, tại Việt Nam có 11.000 trường hợp mắc mới ung thư vú. Theo Hội thảo khoa học Bước tiến trong điều trị ung thư vú di căn HER2 dương tính diễn ra tại TP.HCM ngày 4–11–2017 vừa qua, tỷ lệ mắc ung thư vú có xu hướng gia tăng và ngày càng trẻ; lứa tuổi gặp nhiều từ 45 – 55. Tỷ lệ điều trị thành công ở giai đoạn sớm là trên 80%, còn lại 40% người bệnh vào viện ở giai đoạn muộn. Nếu bạn không phát hiện sớm, việc điều trị sẽ càng trở nên khó khăn, tốn kém và dễ tái phát bệnh hơn.
Nội Dung
Phát hiện bệnh ung thư vú để điều trị sớm
Các triệu chứng của bệnh ung thư vú
Triệu chứng đầu tiên của bệnh thường là khi bạn phát hiện một vùng mô dày bất thường hay khối u trong vú hoặc vùng nách. Những triệu chứng khác có thể gồm:
- Tụt núm vú
- Rỉ dịch ở núm vú, có thể có máu
- Đỏ vùng da ở vú, như sần da cam
- Bong tróc da vùng mô vú hay núm vú
- Thay đổi hình dạng hay kích thước của vú
- Cảm giác đau ở nách hay ở vú không thay đổi theo chu kỳ kinh
Không phải khối u nào cũng là dấu hiệu của bệnh ung thư, nhưng phụ nữ nên khám và kiểm tra để được chẩn đoán chính xác.
Nguyên nhân gây bệnh ung thư vú
Trong ung thư, những tế bào sẽ phân chia một cách bất thường và không chịu sự kiểm soát của cơ thể bạn. Ung thư vú thường bắt đầu ở lớp niêm mạc trong ống dẫn sữa hay các tiểu thùy tạo sữa. Từ đó, những tế bào ung thư có thể lan rộng ra các mô xung quanh cơ thể hay di căn xa hơn.
Nguyên nhân thực sự gây ra ung thư vẫn còn chưa rõ ràng, nhưng những yếu tố nguy cơ dưới đây góp phần hình thành ung thư, và một số chúng có thể phòng ngừa được như: độ tuổi, yếu tố di truyền, khối u ở vú, mô vú đặc, phơi nhiễm với estrogen, cân nặng, phơi nhiễm với tia xạ, liệu pháp hormone, hay tiếp xúc với hóa chất sinh ung thư.
Làm thế nào để phòng ngừa ung thư vú?
Nghiên cứu cho thấy những thay đổi lối sống sau đây có thể phòng ngừa ung thư vú cho phụ nữ có nguy cơ cao:
1. Hạn chế rượu bia: Bạn uống càng nhiều rượu bia, nguy cơ mắc ung thư càng cao. Khuyến cáo chung cho bạn là nên uống ít hơn 1 ly mỗi ngày để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
2. Đừng hút thuốc lá: Nhiều bằng chứng cho thấy mối liên quan giữa nguy cơ ung thư vú và hút thuốc lá, đặc biệt là phụ nữ trước mãn kinh. Bên cạnh đó, không hút thuốc lá cũng là biện pháp tốt để có được sức khỏe toàn diện cho bản thân bạn.
3. Duy trì cân nặng hợp lý: Thừa cân hay béo phì gia tăng nguy cơ ung thư vú, đặc biệt là béo phì khi bạn lớn tuổi, hay sau kỳ mãn kinh. Vì thế, bạn nên theo dõi cân nặng thường xuyên để có sự điều chỉnh phù hợp với chỉ số BMI.
4. Hoạt động thể lực: Bộ Y tế và dịch vụ nhân sinh Hoa Kỳ khuyến cáo bạn nên tập thể thao ít nhất 150 phút mỗi tuần hay 75 phút với những hoạt động thể thao mạnh, và ít nhất hai lần huấn luyện tăng cường thể chất.
5. Cho con bú bằng sữa mẹ: Cho con bú bằng sữa mẹ không những tốt cho con mà còn có thể giúp bạn ngăn ngừa ung thư vú. Bạn càng cho bú lâu, khả năng bảo vệ cho bạn càng cao.
6. Cân nhắc khi thực hiện liệu pháp hormone: Việc thực hiện liệu pháp hormone nhiều hơn 3 – 5 năm sẽ gia tăng nguy cơ ung thư vú. Nếu bạn sử dụng liệu pháp thay thế hormone cho các triệu chứng thời kỳ mãn kinh, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ.
7. Tránh phơi nhiễm với tia xạ và ô nhiễm môi trường: Một số chuyên gia cho rằng có mối liên hệ giữa nguy cơ ung thư vú và phơi nhiễm tia xạ gồm những phương pháp cận lâm sàng hình ảnh học như chụp CT scan, sử dụng liều cao xạ trị. Bạn chỉ nên thực hiện các phương pháp cận lâm sàng trên khi có chỉ định cần thiết.
Vai trò của dinh dưỡng trong phòng ngừa ung thư vú
Khi điều chỉnh lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, cũng như đái tháo đường, bệnh tim mạch và đột quỵ. Đặc biệt, phụ nữ có chế độ ăn vùng Địa Trung Hải với nhiều dầu ô liu, các loại hạt có thể giảm nguy cơ ung thư vú.
Chế độ ăn Địa Trung Hải chủ yếu gồm thực vật như rau củ và trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và quả hạch. Những người có chế độ ăn trên thường sử dụng chất béo có lợi như dầu ô liu, thay vì bơ, cá hay các loại thịt đỏ.
Một bài báo xuất bản năm 2015 của American Society of Clinical Oncology ước tính thay đổi thói quen ăn uống và tập thể dục có thể ngăn ngừa 25 – 30% trường hợp mắc ung thư vú. Vì thế, bạn nên bổ sung vào thực đơn những thực phẩm sau đây vừa giàu dinh dưỡng vừa tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể và giảm nguy cơ ung thư:
- Nghệ có tác dụng chống viêm. Loại gia vị màu vàng này có chứa một chất hóa học gọi là curcumin có thể đóng vai trò chống lại khối u trong ung thư vú khi kết hợp với các biện pháp điều trị dùng thuốc khác.
- Tỏi và hành có tác dụng đến sự sinh sôi tế bào. Tỏi và hành có chất allyl sulfide, có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển bất thường của tế bào ung thư và ngăn ngừa ung thư vú.
Tìm hiểu thêm: Chữa viêm tai giữa bằng tinh dầu
- Táo giúp bạn khỏe mạnh. Bạn nên ăn táo nguyên vỏ để bổ sung nguồn chất chống oxy hóa dồi dào, chất xơ và nhiều chất chống ung thư khác nữa. Đây là món ăn vặt tiện lợi lại rất tốt cho sức khỏe của bạn!
- Lựu cung cấp một nguồn năng lượng tuyệt vời. Nghiên cứu công bố năm 2015 trên báo Oxidative Medicine and Cellular Longevity, cho rằng lựu chứa chất có thể giúp chống ung thư phát triển, đặc biệt là ung thư phụ thuộc vào estrogen.
- Óc chó giúp kiểm soát phần nào khối u. Quả óc chó chứa nhiều chất dinh dưỡng và omega-3, giúp cơ thể kháng viêm. Các nhà nghiên cứu cho biết óc chó có thể giảm sự phát triển của tế bào ung thư vú trên chuột.
- Cá là nguồn đạm ít mỡ. Cá chứa nhiều chất béo omega 3, có thể ngăn ngừa ung thư vú. Mỗi tuần bạn nên ăn ít nhất 3 bữa cá để làm phong phú thực đơn và phòng bệnh một cách tự nhiên.
- Hạt lanh có thể đẩy lùi ung thư. Hạt lạnh chứa chất lignan, có khả năng giảm sự phát triển của ung thư. Bạn có thể rang chín và nghiền thành bột để làm các món bánh, súp, hầm…
- Đậu nành nguyên chất cũng ngăn ngừa ung thư. Phụ nữ trẻ nên ăn ít nhất một loại thực phẩm từ đậu nành mỗi ngày để có thể ngăn ngừa bệnh ung thư vú. Lưu ý là bạn nên chọn đậu nành nguyên chất nhé.
- Trái cây sáng màu và rau củ là thực phẩm không thể thiếu. Bạn nên ăn nhiều cà rốt, dưa lưới và khoai lang. Đây là những thực phẩm giàu carotenoid, có thể giảm nguy cơ ung thư vú theo tạp chí The American Journal of Clinical Nutrition.
- Quả mọng là khắc tinh của ung thư. Các loại trái cây như việt quất, mâm xôi, dâu tằm… là những chất chống viêm và chống oxy hóa có thể ngăn ngừa ung thư vú, giảm sự phát triển của khối u và tế bào ung thư.
- Tảo biển nâu Mozuku: Bạn có thể hấp thu tảo biển nâu Mozuku (đảo Okinawa, Nhật Bản) từ viên nang Fucoidan JP 295 mg giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ miễn dịch, tăng cường khả năng chống oxy hóa và hỗ trợ phòng ngừa bệnh ung thư. Nhờ thành phần chủ yếu là U-Fucoidan, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Fucoidan JP khiến người dùng cảm thấy an tâm hơn trước nguy cơ ung thư đang ngày càng lan rộng hiện nay.
Hãy tập một lối sống lành mạnh và có chế độ dinh dưỡng hợp lý để bảo vệ bản thân không chỉ bệnh ung thư mà còn nhiều bệnh nguy hiểm khác bạn nhé!
Thông tin cho bạn
THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE VIÊN NANG FUCOIDAN JP
Với thành phần Fucoidan được chiết xuất từ 100% tảo biển Mozuku sinh trưởng tại đảo Okinawa Nhật Bản, thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nang Fucoidan JP giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ miễn dịch, tăng cường khả năng chống oxy hóa, giúp giảm tác hại của hóa trị và xạ trị.
>>>>>Xem thêm: VỠ BÀNG QUANG
Sản xuất bởi: Okinawa Ukondo Co.,Ltd.4-4-7 Isa, Ginowan City, Okinawa, 901-2221, Nhật Bản
NK & PP: Công ty Dược Phẩm Phan Nam: 99 Trần Đình Xu, quận 1, TP. HCM
Tìm hiểu thông tin sản phẩm tại đây
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc
Để được tư vấn thông tin sức khỏe miễn phí, bạn hãy liên hệ qua điện thoại (028) 39207 110 – Ext: 12
Sản phẩm này không phải là thuốc và không thay thế thuốc chữa bệnh.
Giấy Xác nhận công bố sản phẩm: 32895/2015/ATTP-XNCB.
Giấy Xác nhận nội dung QC: 01479/2016/XNQC-ATTP.