Chắc hẳn bạn đã nghe rất nhiều về tiêm phòng bệnh cho trẻ em, cho phụ nữ, nhưng tuyệt nhiên chưa hề nghe đến tiêm vắc-xin cho nam giới? Thật ra, tiêm vắc-xin cho nam giới là việc rất cần thiết.
Bạn đang đọc: Vắc-xin cho nam giới: Lạ nhưng không thể bỏ qua
Nam giới cũng cần tiêm vắc-xin để bảo vệ sức khỏe. Bạn không nên bỏ qua 8 loại vắc-xin sau: vắc-xin Tdap; ngừa bệnh HPV; ngừa bệnh viêm gan A; B; viêm màng não, vắc-xin ngừa sởi, quai bị và rubella; phế cầu khuẩn, zona.
Nội Dung
Vắc-xin Tdap
Vắc-xin cho nam giới hàng đầu phải kể đến Tdap. Tdap là vắc-xin phòng bệnh uốn ván, bạch hầu và ho gà. Trong nhiều năm qua, những căn bệnh đã hoành hành và gây ra không ít hậu quả cho nhiều gia đình. Do đó, không chỉ phụ nữ, trẻ em cần mà đây cũng là vắc-xin cho nam giới.
Nếu chưa được tiêm phòng vắc-xin uốn ván từ nhỏ, bạn nên tiêm 3 lần: lần đầu tiên là ngay khi bạn biết mình chưa tiêm, lần thứ 2 là 4 tuần sau đó, lần cuối cùng là từ 6–12 tháng sau đó. Ngày trước, bạn chỉ thường được tiêm vắc-xin uốn ván, vì vậy rất có thể bạn chưa được tiêm vắc-xin chống lại bệnh bạch hầu và ho gà. Nếu trong tình trạng đó, bạn nên hỏi bác sĩ để tiêm thêm liều Tdap kết hợp để phòng ngừa bệnh bạch hầu và ho gà, sau đó chỉ được tiêm phòng uốn ván mỗi 10 năm một lần.
Vắc-xin ngừa bệnh HPV
Mặc dù các bác sĩ khuyến cáo rằng tất cả mọi người đều nên tiêm vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung HPV nhưng trên thực tế chỉ có 2,1% nam giới thực hiện vì nhiều người nghĩ rằng đây không phải là vắc-xin cho nam giới.
Nếu bạn dưới 21 tuổi, hãy nhanh chóng sắp xếp lịch hẹn với bác sĩ để được tiêm vắc-xin này. Vắc-xin HPV phát huy tác dụng cao nhất ở nhóm người chưa quan hệ tình dục và chưa bị nhiễm virus HPV, vì vậy bạn nên tiêm càng sớm càng tốt. Bạn cần tiêm 3 liều vắc-xin:
- Liều đầu tiên: bất kỳ lúc nào bạn dưới 26 tuổi;
- Liều thứ 2: 2 tháng sau khi tiêm liều đầu tiên;
- Liều thứ 3: 6 tháng sau khi tiêm liều đầu tiên.
Vắc-xin phòng bệnh viêm gan B
Bệnh viêm gan B gây ra nhiều hiểm họa lâu dài về sức khỏe con người và cũng ảnh hưởng nhất đến hoạt động tình dục. Bệnh này lây truyền qua các chất dịch người bệnh tiết ra. Nếu bạn đang có quan hệ tình dục với người mắc bệnh viêm gan B mạn tính hoặc bạn từ 59 tuổi trở xuống bị mắc một trong hai loại bệnh tiểu đường (vì những người mắc bệnh tiểu đường thường dễ bị nhiễm bệnh), bạn nên kết hợp tiêm vắc-xin ngừa bệnh HPV.
Bác sĩ không khuyến cáo tiêm vắc-xin này ở những người lớn hơn 59 tuổi bởi vì nguy cơ bị nhiễm virus HPV giảm dần theo tuổi tác. Khi tiêm, bạn cần tiêm 3 liều:
- Liều 1: nhanh nhất có thể;
- Liều 2: sau liều 1 một tháng;
- Liều 3: sau liều 1 bốn tháng.
Vắc-xin ngừa bệnh viêm gan A
Đây là căn bệnh có quan hệ mật thiết với bệnh viêm gan B và có thể gây ra những hậu quả tương tự như: viêm gan, ung thư gan hoặc xơ gan… Không giống như bệnh viêm gan B, viêm gan A thường lây qua đường thức ăn, nước uống, do đó những người đi du lịch rất dễ mắc bệnh này.
Nếu bạn đi du lịch đến một trong các nước có tỷ lệ người mắc bệnh viêm gan A cao như Nam hoặc Trung Mỹ, châu Phi, Trung Đông hoặc Ấn Độ, bạn nên tiêm loại vắc-xin này nhanh nhất có thể.
Bạn cần tiêm 2 liều vắc-xin theo lịch:
Liều 1: bất cứ lúc nào bạn muốn tiêm;
Liều 2: sau khi tiêm liều 1 ít nhất 6 tháng.
Nếu bạn đi du lịch, hãy tiêm phòng ít nhất 1 tháng trước khi đi.
Trên đây là thông tin về những vắc-xin cho nam giới. Tiêm vắc-xin là một trong những cách tốt nhất giúp bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa bệnh. Là nam giới, nhưng bạn tuyệt nhiên đừng chủ quan về sức khỏe của mình. Hãy xem xét và sắp xếp lịch để tiêm các loại vắc-xin cần thiết, bảo vệ sức khỏe về lâu dài.
>>>>>Xem thêm: Fetish là gì? Khi đôi chân bạn tình làm bạn hưng phấn!