Vành tai bị sưng ngứa: Nguyên nhân do đâu và cách xử lý nhanh

Vành tai bị sưng ngứa: Nguyên nhân do đâu và cách xử lý nhanh

Vành tai bị sưng ngứa: Nguyên nhân do đâu và cách xử lý nhanh

Tình trạng vành tai bị sưng ngứa không hiếm gặp, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Tình trạng này gây khó chịu và đôi khi ảnh hưởng để khả năng nghe của bạn. Việc biết rõ nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa triệu chứng sưng ngứa vành tai sẽ giúp bạn hạn chế đáng kể những khó chịu do tình trạng này gây ra.

Bạn đang đọc: Vành tai bị sưng ngứa: Nguyên nhân do đâu và cách xử lý nhanh

Vành tai là một phần thuộc tai ngoài, cấu tạo lồi lõm và có chức năng thu nhận âm thanh từ bên ngoài để truyền vào tai trong. Vành tai trên được tạo thành từ sụn, dây chằng, cơ và da. Phần dưới của vành tai là dái tai, chỉ được cấu tạo từ mỡ và da. Tình trạng sưng ngứa có thể xảy ra ở vành tai trên và dái tai với nhiều nguyên nhân khác nhau. 

Trong bài viết dưới đây, mời bạn cùng Kenshin.vn tìm hiểu nguyên nhân khiến vành tai bị sưng ngứa và cách xử lý, phòng ngừa tình trạng này nhé.

Vành tai bị sưng ngứa: Nguyên nhân do đâu?

Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến khiến bạn bị sưng ngứa vành tai:

1. Xỏ khuyên tai

Việc xỏ khuyên tai có thể gây đau và sưng tấy ở vành tai tại thời điểm xỏ khuyên và thường hết sau vài ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng này có thể kéo dài lâu hơn hoặc xảy ra khi đeo khuyên do cơ thể “đào thải” khuyên hoặc do vị trí xỏ bị nhiễm trùng. Nếu vị trí xỏ khuyên và đeo khuyên tai bị sưng đau kéo dài, bạn cần đi khám với bác sĩ da liễu sớm.

2. Vành tai bị sưng ngứa do côn trùng cắn, đốt 

Côn trùng cắn là một trong những nguyên nhân thường gặp dễ khiến vành tai bị sưng ngứa. Các loại côn trùng như rệp, bọ chét, kiến, muỗi có thể đốt, cắn và gây nên tình trạng sưng, ngứa ở vành tai trên hoặc dái tai. 

Nếu bị các loại côn trùng thông thường cắn thì bạn không cần quá lo lắng. Tình trạng này thường không nghiêm trọng và có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, một số loại côn trùng nguy hiểm như kiến ba khoang, rết, nhện… khi cắn có thể gây dị ứng, độc và cần can thiệp y tế ngay.

3. Nhọt trong tai

Nhọt thường là kết quả của tình trạng nhiễm trùng phát triển sâu bên dưới bề mặt da ở vùng vành tai. Tình trạng nhiễm trùng này thường xảy ra ở nang lông, hình thành mủ và gây đau khi chạm vào. Ngoài triệu chứng sưng ngứa ở vành tai, bạn còn có thể thấy da ở vành tai đóng vảy hoặc rỉ dịch. Thêm vào đó, do ảnh hưởng của tình trạng nhiễm trùng, bạn cũng dễ cảm thấy mệt mỏi, đau nhức cơ thể hoặc bị sốt. 

Có thể bạn quan tâm

Nhọt trong tai là gì, có nguy hiểm không? Cách xử trí an toàn, hiệu quả

4. Vành tai bị sưng ngứa do viêm, nhiễm trùng

Vành tai bị sưng ngứa: Nguyên nhân do đâu và cách xử lý nhanh

Bạn có thể bị viêm nhiễm ở vùng tai ngoài, thường do bơi lội. Tình trạng này dễ gặp ở trẻ em từ 7 – 12 tuổi và những người thường xuyên đi bơi. Triệu chứng của viêm, nhiễm trùng ở vành tai là đau vành tai, ngứa, đỏ, ù tai hoặc nghe kém. Nếu không được điều trị thì tình trạng viêm có thể gây hình thành mủ, khiến da vành tai hoại tử, dẫn đến sẹo.

5. Dị ứng hoặc viêm da tiếp xúc

Cơ thể bạn có khả năng bị dị ứng với một số loại trang sức, đặc biệt là trang sức bằng niken. Phản ứng dị ứng có thể khiến vành tai của bạn bị viêm và sưng tấy. 

Ngoài ra, một số tác nhân từ môi trường bên ngoài như chất gây ô nhiễm, khói bụi, nước hoa, thuốc nhuộm tóc, phấn hoa… cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng trên da và trong một số trường hợp sẽ xảy ra ở vành tai. Lúc này, da ở vành tai sẽ bị kích ứng, nổi mẩn ngứa, đau rát hoặc nứt nẻ. 

Có thể bạn quan tâm

Hướng dẫn cách đeo bông tai không bị dị ứng, không sưng đau ngứa

6. Viêm sụn vành tai

Viêm sụn vành tai là tình trạng các tổ chức thuộc vành tai, đặc biệt là sụn và màng sụn bị viêm lan tỏa, dẫn đến đau, sưng tấy hoặc áp xe tại những vị trí này. Tình trạng viêm sụn vành tai có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như chấn thương, côn trùng đốt, vệ sinh vành tai kém, các bệnh hệ thống (như viêm đa sụn tái phát, u hạt Wegener…), phẫu thuật tai, chích rạch dẫn lưu ổ áp xe… 

Đặc biệt, tình trạng này dễ gặp phải do nhiễm khuẩn sau khi bạn xỏ khuyên hoặc do thói quen vệ sinh tai kém, đưa tay bẩn lên gãi tai. Các tác nhân gây viêm thường là vi khuẩn yếm khí, tụ cầu Staphylococcus, liên cầu Streptococcus, Pseudomonas aeruginosa…

Tình trạng viêm sụn vành tai nếu không được điều trị kịp thời có thể gây co rúm vành tai không phục hồi, từ đó ảnh hưởng đến hình dạng tai cũng như khả năng nghe.

Mách bạn cách xử lý và và phòng ngừa tình trạng vành tai bị sưng ngứa

Tìm hiểu thêm: Viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay

Vành tai bị sưng ngứa: Nguyên nhân do đâu và cách xử lý nhanh

Việc xử lý và phòng ngừa tình trạng vành tai bị sưng ngứa sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân. Dưới đây là một số cách bạn có thể làm để hạn chế tình trạng này theo từng nguyên nhân cụ thể:

1. Vành tai bị sưng ngứa do xỏ khuyên tai

Vành tai bị sưng ngứa sau khi xỏ khuyên là tình trạng bình thường và có thể hết sau khoảng vài ngày. Để giảm đau và ngứa vành tai, bạn có thể dùng một ít đá lạnh, cho vào khăn hoặc túi vải rồi chườm lên vị trí xỏ khuyên. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên vệ sinh lỗ xỏ khuyên mỗi ngày 3 – 4 lần để tránh nhiễm trùng. Nếu bị đau gây khó chịu, bạn có thể cân nhắc sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn.

Trong trường hợp bị đau và ngứa vành tai dữ dội hoặc kéo dài sau xỏ khuyên, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám vì đó có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng. Nếu bị nhiễm trùng, bạn sẽ cần dùng kháng sinh để điều trị.

2. Côn trùng cắn

Trong trường hợp vành tai bị sưng ngứa do côn trùng cắn, việc dùng các thuốc kháng histamine đường uống hoặc kem hydrocortisone bôi ngoài da có thể giúp làm giảm triệu chứng. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau và ngứa trở nên nghiêm trọng hơn hoặc lan rộng đến các vị trí khác thì bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện ngay vì đây có khả năng là dấu hiệu của phản ứng dị ứng.

Để phòng ngừa côn trùng cắn, bạn có thể thử áp dụng một số cách sau:

  • Dùng các sản phẩm chống côn trùng
  • Vệ sinh nhà cửa, nơi ở sạch sẽ
  • Giăng màn khi ngủ
  • Tránh đi vào những nơi nhiều cây cối rậm rạp, ao tù…

3. Vành tai bị sưng ngứa do nhọt trong tai

Vành tai bị sưng ngứa: Nguyên nhân do đâu và cách xử lý nhanh

>>>>>Xem thêm: Wonder week 26: Bí quyết cùng bé vượt qua tuần khủng hoảng nhẹ tênh!

Phương pháp điều trị tình trạng này sẽ khác nhau tùy thuộc vào kích thước của nhọt và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng mà bạn gặp phải. Nhiều mụn nhọt sẽ thuyên giảm mà không cần điều trị. Theo đó, với các trường hợp nhẹ, bạn cần tránh nặn, bóp hoặc tác động khiến nhọt bị vỡ. Để giảm triệu chứng và giúp nhọt trên tai mau lành, bạn có thể:

  • Chườm ấm lên nhọt
  • Che nhọt bằng băng gạc vô trùng
  • Vệ sinh mũ tắm, lược, khăn tắm, tai nghe hoặc bất kỳ vật dụng nào có tiếp xúc với nhọt thật kỹ lưỡng
  • Dùng thuốc giảm đau không kê đơn nếu cần thiết
  • Trong trường hợp nhọt to hoặc gây đau, ngứa nghiêm trọng, bạn cần đến bệnh viện thăm khám. Vì tình trạng này thường do nhiễm trùng gây ra nên bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh đường uống hoặc bôi tại chỗ để giúp tiêu diệt vi khuẩn bên trong nhọt và tránh tình trạng nhiễm trùng lan rộng. Đối với các nhọt lớn, bạn đôi khi cần tiểu phẫu để dẫn lưu nhọt. 

    Bên cạnh đó, để ngăn ngừa nhọt trên tai, bạn hãy áp dụng một số cách sau:

    • Vệ sinh vành tai thường xuyên 
    • Vệ sinh các vết thương, vết cắt hở trên vành tai một cách cẩn thận
    • Tránh dùng chung khăn lau mặt, tai nghe, vật dụng cá nhân với người khác
    • Thường xuyên vệ sinh các vật dụng tiếp xúc với tai. 

    4. Dị ứng hoặc viêm da tiếp xúc

    Dị ứng hoặc viêm da tiếp xúc không phải là trường hợp quá nguy hiểm và có thể được điều trị trong thời gian ngắn. Điều quan trọng nhất giúp bạn phòng ngừa cũng như cải thiện tình trạng dị ứng, viêm da tiếp xúc chính là xác định chính xác nguyên nhân gây dị ứng và tránh tiếp xúc với các tác nhân đó. Tiếp đó, bạn có thể thử áp dụng một số biện pháp cải thiện tại nhà như:

    • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị kích ứng, sau đó chườm lạnh khoảng 10 – 15 phút
    • Bôi thêm kem dưỡng ẩm lên vùng da bị ảnh hưởng
    • Hạn chế gãi hoặc tác động mạnh lên vùng vành tai bị sưng ngứa

    Nếu tình trạng sưng ngứa vành tai trở nên tồi tệ, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn sử dụng một số loại thuốc như thuốc kháng histamine, thuốc bôi chứa corticosteroid, kháng sinh… để làm giảm tình trạng dị ứng.

    5. Vành tai bị sưng ngứa do viêm, nhiễm trùng

    Đối với các tình trạng viêm, nhiễm trùng khiến vành tai bị sưng ngứa, tùy thuộc vào nguyên nhân mà bạn sẽ được điều trị bằng các phương pháp khác nhau. Đối với các trường hợp viêm không có nhiễm trùng, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm không steroids hoặc corticosteroids để giảm đau cũng như giảm tình trạng viêm. Đối với các trường hợp có nhiễm trùng, việc sử dụng kháng sinh là cần thiết.

    Ngoài ra, dưới đây là một số biện pháp có thể giúp bạn hạn chế tình trạng viêm nhiễm ở vành tai: 

    • Sử dụng mũ bơi và dùng khăn lau khô tai thật kỹ sau khi tắm hoặc đi bơi
    • Vệ sinh vành tai thường xuyên, đặc biệt khi có các vết thương, vết cắt hở trên tai
    • Vệ sinh các vật dụng thường xuyên tiếp xúc với tai và tránh dùng chung với người khác

    Như vậy, tình trạng vành tai bị sưng ngứa có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, từ thông thường đến nghiêm trọng. Một điều quan trọng bạn cần lưu ý khi gặp phải tình trạng này là theo dõi triệu chứng thường xuyên. Nếu bị sưng ngứa vành tai nghiêm trọng và kéo dài, bạn cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, tìm ra nguyên nhân và điều trị thích hợp.

    Bài viết được tham vấn y khoa bởi Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn. Được xây dựng theo mô hình bệnh viện – khách sạn hiện đại, quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu trong và ngoài nước, bệnh viện được khách hàng lựa chọn cho nhiều dịch vụ thăm khám như khám tổng quát, tầm soát ung thư, thai sản trọn gói,… vì chất lượng và sự tận tâm.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *