Khi bạn thở đúng cách, lượng dịch não tủy có thể tăng lên, giúp giảm thiểu căng thẳng cũng như xoa dịu chứng lo âu. Sức khỏe não từ đó cũng được cải thiện đáng kể.
Bạn đang đọc: “Vén màn” mối liên hệ giữa sức khỏe não và cách hít thở
Khi căng thẳng phát sinh, việc hít thở sâu và đều có thể giúp bạn xoa dịu cơn lo lắng, đồng thời đẩy lùi cảm giác căng thẳng. Để giải thích cho giả thiết này, các chuyên gia đã đề cập đến mối liên hệ mật thiết giữa bốn yếu tố như sau:
- Sự bình tĩnh
- Hít thở sâu
- Giấc ngủ ngon
- Sức khỏe não
Bên cạnh đó, họ cũng đề ra giả thiết động tác hít thở sâu có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến sức khỏe tổng thể, đặc biệt là ở não bộ.
Vậy, bạn đã biết cách thở ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe não chưa? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp nghi vấn này.
Nội Dung
Dịch não tủy: nguồn sống của tế bào não
Trước khi tìm hiểu về cơ chế ảnh hưởng của cách thở đối với sức khỏe não, bạn sẽ cần nắm rõ khái niệm dịch não tủy đầu tiên.
Các tế bào não được “nuôi dưỡng” bởi một loại chất lỏng gọi là dịch não tủy (cerebrospinal fluid hay CSF). Loại dịch này sinh ra bởi đám rối màng mạch ở não thất 3.
Nhiệm vụ của dịch não tủy bao gồm:
- Cung cấp dinh dưỡng và oxy cho tế bào não
- Loại bỏ các chất thải sinh ra từ quá trình chuyển hóa
- Bảo vệ não và tổ chức thần kinh
Mỗi ngày, toàn bộ lượng dịch não tủy trong cơ thể được thay đổi bốn lần. Trong thời gian bạn ngủ, hàng rào máu não (blood brain barrier hay BBB) sẽ “thả lỏng” và cho phép dịch não tủy thoát ra cùng với các chất thải gây hại. Đây cũng là lý do giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe não.
Trong vài năm trở lại đây, một số nghiên cứu đã sử dụng hình ảnh cộng hưởng từ (kết quả xét nghiệm MRI) để chứng minh mối liên hệ giữa việc thở và dịch CSF.
Hít thở sâu ảnh hưởng đến dịch não tủy và sức khỏe não như thế nào?
Một trong những cách nâng cao chất lượng giấc ngủ cho một người là hít thở sâu và đều. Nhịp thở đều đặn có thể ảnh hưởng tích cực đến lực chảy của dịch não tủy bằng cách thay đổi áp lực ở lồng ngực. Điều này giúp cho lượng dịch CSF đến não tăng lên nhiều nhất có thể.
Một người mắc chứng rối loạn giấc ngủ có thể bị hạn chế về nồng độ dịch não tủy ở não. Một số dấu hiệu đặc trưng gồm:
- Ngủ không ngon giấc
- Cảm thấy mệt mỏi hoặc bồn chồn, lo lắng khi thức dậy
Một số vấn đề trong lúc ngủ khác cũng có khả năng tác động đến dòng chảy của dịch não tủy, ví dụ như ngủ ngáy hay chứng ngưng thở khi ngủ.
Trước đây, các chuyên gia từng đặt ra giả thiết rằng sự thay đổi trong dòng chảy của dịch não tủy bắt nguồn từ tình trạng huyết áp thay đổi ở mao mạch trong quá trình “lấy không khí” (hít vào). Tuy nhiên, không ít nghiên cứu gần đây lại chứng minh rằng sự thay đổi áp lực ở lồng ngực mới là tác nhân trực tiếp gây ra điều này.
Vậy áp lực ở lồng ngực gây ảnh hưởng gì đến lượng dịch CSF ở não?
Trong quá trình hít thở sâu bằng cơ hoành, huyết áp tại các tĩnh mạch xung quanh đốt sống ngực (giữa lưng) sẽ có sự thay đổi. Lúc này, để phản ứng với tình trạng trên, những tĩnh mạch trong lồng ngực sẽ bắt đầu có xu hướng đẩy nhiều dịch não tủy hơn đi vào tủy sống.
Hít thở sâu ảnh hưởng đến sức khỏe não ra sao?
Đa số tĩnh mạch trong cơ thể đều có van để ngăn máu chảy ngược. Tuy nhiên, đám rối tĩnh mạch ở ngực lại không có van, dẫn đến tình trạng bất kỳ áp lực nào phát sinh cũng có thể gây thay đổi dòng chảy dịch não tủy.
Một nghiên cứu vào năm 2013 đã chứng minh rằng mức độ hít thở sâu thậm chí có thể thay đổi tốc độ di chuyển của dịch não tủy qua não. Cụ thể hơn, động tác hít thở sâu không chỉ làm tăng lượng dịch CSF đến não mà còn đưa nó đi sâu vào trong cơ quan này.
Như vậy, các tế bào não sẽ nhận được nhiều dinh dưỡng cũng như oxy để hoạt động hiệu quả. Nhờ đó, sức khỏe não cũng được nâng cao đáng kể.
Mách bạn mẹo hít thở sâu giúp cải thiện chất lượng ngủ và giảm thiểu căng thẳng
Sau khi tìm hiểu mối liên hệ giữa sức khỏe não và việc hít thở sâu, điều quan trọng tiếp theo bạn cần nắm rõ là làm thế nào để thở đúng cách, kể cả khi đang thức hay ngủ. Điều này giúp cho tế bào não sẽ tiếp tục được nuôi dưỡng bởi dịch não tủy trong tám tiếng bạn nghỉ ngơi.
Tìm hiểu thêm: Khi nào nên dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ? 6 loại thuốc hạ sốt có hoạt chất paracetamol cho tủ thuốc ngày tết
>>>>>Xem thêm: 16 cách hết buồn ngủ giúp bạn tỉnh táo ngay lập tức
Để nâng cao chất lượng giấc ngủ cũng như sức khỏe não, một số chuyên gia đã đề xuất bài tập hít thở như sau:
Bước 1: Hít thở sâu để giảm căng thẳng
- Nằm ngửa trên giường và đặt hai tay lên bụng. Lưu ý thả lỏng cơ thể cũng như tinh thần.
- Áp dụng quy tắc hít thở bằng bụng trong yoga: phình bụng khi hít vào – hóp bụng khi thở ra. Đồng thời:
- Hít vào trong vòng bốn giây.
- Thở ra chậm rãi trong tám giây.
- Bạn có thể dùng tay để cảm nhận sự thay đổi của cơ bụng.
- Thực hiện liên tục với 30 nhịp thở rồi tạm nghỉ. Sau đó lặp lại bài tập ba lần.
Bước 2: Tăng dung tích thở
- Lặp lại các thao tác ở bước một cho tới khi cảm thấy đang chạm đến mức giới hạn của bản thân.
- Hãy cố gắng hít nhiều hơi nhất có thể.
- Sau đó, kéo dài thời gian thở ra trong 10–12 giây.
Lúc này, bạn có thể cảm thấy thoải mái hơn khi thở chậm, vì các tế bào não đang nhận một lượng lớn oxy từ nồng độ dịch não tủy tăng lên.
Bước 3: Cải thiện tư thế cột sống
Vì dịch não tủy di chuyển đến não thông qua cột sống khi bạn hít thở, nên tư thế của đoạn xương này cũng sẽ ảnh hưởng đến lượng dịch CSF. Hãy giữ nguyên tư thế sau trong hai phút và cảm nhận kết quả nó đem lại:
- Cân bằng trọng lượng cơ thể ở giữa bàn chân, tốt nhất là nên ở vị trí gần gót chân.
- Đưa hai tay về phía trước.
- Với mỗi nhịp thở, khi lồng ngực căng lên, hãy nghiêng trọng tâm cơ thể về phía trước. Lưu ý không nhấc gót chân lên.
- Nhằm giữ thăng bằng cho cơ thể, cột sống bắt buộc phải thẳng.
Như vậy, có thể kết luận rằng sức khỏe não phụ thuộc vào cách bạn thở nhằm cải thiện lưu lượng của dịch não tủy. Do đó, bạn nên nắm rõ làm thế nào để thở đúng cách.