Vị giác dần phát triển cùng sự tò mò thiên bẩm sẽ giúp bé khám phá thế giới vĩ đại và rộng lớn xung quanh. Ngay cả trước khi bắt đầu ăn dặm, các chồi vị giác phát triển để có thể giúp bé biết được liệu bé thích hay không thích món ăn hoặc hương vị nào.
Bạn đang đọc: Vị giác của trẻ trước 6 tháng tuổi phát triển ra sao?
Trẻ đã có thể nếm được hương và mùi vị từ khi còn trong bụng mẹ. Nước ối bao quanh bé trong bụng mẹ luôn bị ảnh hưởng bởi các loại thực phẩm mà người mẹ ăn vào. Vì vậy khi nuốt chất lỏng này, bé đã được tiếp xúc với những hương vị khác nhau. Trong thực tế, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ có thể thích những hương vị mà chúng đã tiếp xúc ngay trước khi được sinh ra.
Vị giác và khứu giác được liên kết với nhau, vì vậy tại thời điểm này, khứu giác của bé cũng dần phát triển. Bé có thể ngửi được thức ăn, và thậm chí nhận ra sự khác biệt giữa sữa mẹ và sữa của một người mẹ khác.
Nội Dung
Những cột mốc phát triển vị giác của trẻ
Trong 6 tháng đầu, bé có thể:
Bé có thể có khả năng:
- Sử dụng lưỡi của mình để phân biệt các kết cấu thức ăn khác nhau và các hương vị khác nhau.
- Thích vị mặn. Bạn không nên cho bé ăn nhiều muối ở giai đoạn này vì điều này sẽ không tốt cho sức khỏe bé.
Bạn nên làm gì để giúp bé phát triển vị giác?
Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến vị giác của bé, một ít trong số đó là do di truyền. Bé sẽ có xu hướng thích các loại thực phẩm mà bé đã tiếp xúc trong bụng mẹ và các loại thực phẩm mà bé đã quen thuộc. Nếu bạn cho bé ăn đa dạng các loại thực phẩm, bé sẽ có thể tiếp tục thói quen ăn như vậy khi lớn lên.
Bé cũng sẽ bắt chước bạn và những phản ứng của bạn khi ăn. Vì vậy, hãy tỏ thái độ tích cực với những thực phẩm tốt cho sức khỏe mà bạn đang cố gắng khuyến khích bé ăn.
Việc bé ăn đa dạng các loại thực phẩm khi lớn lên cũng có thể phụ thuộc vào việc bạn cho bé bú trong bao lâu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hương vị khác nhau trong sữa mẹ có thể tác động tích cực đến vị giác của bé và làm cho bé cởi mở hơn với việc ăn đa dạng các loại thực phẩm khi lớn lên.
Hơn hết, nếu bạn cho bé thử ăn nhiều loại thực phẩm với các hương vị khác nhau, bé có thể có ăn tất cả các loại thực phẩm này một cách dễ dàng trong tương lai. Nguyên nhân cho hiện tượng này là bởi vì bé có xu hướng thích các loại thực phẩm mà bé đã quen thuộc khi còn bé.
Khi cho bé ăn dặm lần đầu tiên, bạn hãy chọn trái cây hoặc rau xay nhuyễn. Sau đó dần dần cho bé ăn những hương vị mới.
Hãy để bé khám phá thực phẩm theo tiến trình của riêng mình. Lần nếm thử đầu tiên có thể chỉ là sự thăm dò thức ăn bằng lưỡi, và rồi bé sẽ nhả thức ăn ra ngoài. Bạn nên khuyến khích và hỗ trợ bé quen với những hương vị khác nhau và cảm thấy tự tin trong việc thử những món ăn mới.
Hãy tránh các loại thực phẩm chế biến và không thêm muối hoặc đường vào thức ăn của bé. Thận của bé vẫn còn rất non nớt nên không thể hấp thụ được quá nhiều muối còn đường thì có thể sẽ gây sâu răng cho bé.
Những điều bạn cần lưu ý
Bé sử dụng miệng như một phương thức để khám phá, học hỏi và hiểu thế giới xung quanh. Tuy vậy, bạn cần lưu ý rằng bé có thể sẽ ngậm và nuốt bất cứ thứ gì. Hãy luôn quan sát bé thật cẩn thận để bé không bỏ những thứ không phù hợp, những vật sắc bén, dơ bẩn hoặc dễ gây nguy hiểm vào miệng. Bạn có thể giúp bé tìm hiểu bằng cách cho bé chơi các món đồ chơi thú vị và phù hợp với lứa tuổi để bé khám phá bằng miệng. Đồ chơi làm từ những chất liệu khác nhau hoặc có màu sắc thú vị, có đèn nhấp nháy hoặc phát ra âm thanh có thể phù hợp với bé.
>>>>>Xem thêm: Cách ngâm gừng với mật ong bổ sức khỏe, tăng đề kháng cho trẻ