Vì sao bé sinh mổ hay bị các bệnh về đường hô hấp?

Vì sao bé sinh mổ hay bị các bệnh về đường hô hấp?

Vì sao bé sinh mổ hay bị các bệnh về đường hô hấp?

Trong năm 2020 – 2021, sinh mổ chiếm đến 34.4% tổng số ca sinh ở Việt Nam và tăng 6.9% so với kết quả điều tra năm 2014 [1]. Khi tỷ lệ sinh mổ tăng lên, tỷ lệ trẻ mắc một số bệnh mãn tính và bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch cũng tăng theo, bao gồm cả các bệnh về hô hấp [2]. Vậy liệu điều này có liên quan đến việc trẻ sinh mổ có hệ miễn dịch yếu hơn trẻ sinh thường?

Bạn đang đọc: Vì sao bé sinh mổ hay bị các bệnh về đường hô hấp?

Vì sao trẻ sinh mổ hay bị các bệnh về đường hô hấp?

Vì sao bé sinh mổ hay bị các bệnh về đường hô hấp?

Các bệnh lý về hô hấp, điển hình như viêm phổi, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi. Theo nghiên cứu, các bệnh lý về hô hấp thường phổ biến nhất vào những tháng giao mùa và trẻ em thường có nguy cơ mắc bệnh nặng hơn so với người lớn. Nguyên nhân của việc này được cho là do sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng mặt trời trong thời điểm giao mùa làm tăng khả năng sống sót của mầm bệnh và giảm đi khả năng miễn dịch của cơ thể [3]. Ngoài ra, ở trẻ nhỏ, do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên nguy cơ mắc bệnh cũng gia tăng [4]. Bên cạnh đó, với bé sinh mổ, mẹ sẽ cần lưu tâm nhiều hơn bởi nghiên cứu cho thấy trẻ sinh mổ có nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cao hơn 1,3 lần trẻ sinh thường [8] do:

Trẻ sinh mổ có nguy cơ miễn dịch kém

Hệ miễn dịch kém và chưa hoàn thiện là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh hô hấp hơn, thậm chí là dễ mắc bệnh nặng [4]. Đối với trẻ sinh mổ, bé còn có nguy cơ miễn dịch kém hơn so với trẻ sinh thường nên nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là bệnh về hô hấp càng cao hơn [20], [21]. Về nguyên nhân, trẻ sinh mổ có hệ miễn dịch kém có thể là do:

  • Trẻ không tiếp xúc với lợi khuẩn có trong âm đạo của mẹ khiến các chủng lợi khuẩn ở đường ruột bị thiếu hụt và mất cân bằng [2]. Điều này có thể gây nhiều bất lợi vì có đến 70 – 80% tế bào miễn dịch hiện diện ở đường tiêu hóa và hệ vi sinh vật đường ruột cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sức đề kháng của trẻ [5]. Khi sinh mổ, hại khuẩn từ bệnh viện phòng sinh, bệnh viện thường chiếm ưu thế ở trẻ. Vì vậy, trẻ sinh mổ thường gặp khó khăn trong việc chống lại bệnh tật và dễ mắc bệnh hơn [6].
  • Sinh mổ thường khiến việc da kề da giữa mẹ và bé bị trì hoãn. Trong khi da kề da là hoạt động giúp vi khuẩn có lợi từ mẹ được truyền sang trẻ sơ sinh và giúp bé điều hòa thân nhiệt. Vì vậy, nếu không tiến hành da kề da sớm sau sinh cũng đồng nghĩa rằng hệ miễn dịch của trẻ chậm kích hoạt hơn [6], [7].
  • Ngoài ra, nhiều mẹ sau sinh mổ cũng gặp khó khăn trong việc cho con bú vì vết mổ bị đau hoặc sữa mẹ về chậm, về ít. Điều này sẽ ngăn trẻ nhận được các kháng thể có trong sữa mẹ để tăng cường miễn dịch từ những ngày đầu sau sinh [6], [7].
  • Ảnh hưởng của dịch ối còn sót trong phổi

    Khi sinh thường, lồng ngực của trẻ bị ép trong thời gian dài, cùng với đó là các cơn co thắt khi bé đi qua ống sinh sẽ giúp đẩy chất lỏng ra khỏi phổi, giúp trẻ thở dễ dàng hơn sau sinh. Đối với sinh mổ, trẻ sẽ không trải qua quá trình này nên dẫn đến còn sót dịch ối trong phổi. Điều này có thể khiến trẻ dễ gặp các vấn đề về hô hấp như thở khò khè, khó thở, ho ra dịch đờm nhầy, biểu hiện các cơn thở nhanh thoáng qua, về lâu dài tăng nguy cơ mắc hen suyễn… [2], [6]

    Cách chăm sóc trẻ sinh mổ để hạn chế nguy cơ trẻ nhiễm trùng hô hấp

    “Chìa khóa” giúp trẻ sinh mổ hạn chế nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng hô hấp đó là cần tăng cường miễn dịch cho bé từ những ngày đầu tiên sau sinh. Dưới đây là những giải pháp được khuyến cáo để giúp bé sinh mổ phát triển khỏe mạnh.

    Cho trẻ sớm da kề da với mẹ sau sinh

    Tìm hiểu thêm: Xài serum không dùng kem dưỡng và những sai lầm gây hại cho da

    Vì sao bé sinh mổ hay bị các bệnh về đường hô hấp?

    Trẻ sinh mổ sẽ không được tiếp xúc với lợi khuẩn trong âm đạo của mẹ như trẻ sinh thường. Vì vậy, cho trẻ được da kề da sớm với mẹ sau khi chào đời là điều rất quan trọng để giúp trẻ nhận được các vi khuẩn có lợi từ da của mẹ nhằm cải thiện hệ vi sinh đường ruột và khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, hoạt động da kề da còn giúp trẻ sơ sinh nhận được các lợi ích như ngăn ngừa hạ thân nhiệt, ít khóc hơn, nhịp tim và hơi thở ổn định hơn, kích thích trẻ ngậm bắt vú sớm để mẹ cho con bú dễ dàng… [9]

    Cho con bú mẹ càng sớm càng tốt

    Theo khuyến cáo, bạn nên nuôi con bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời [10]. Bởi sữa mẹ rất giàu kháng thể và các dưỡng chất như lactose, chất béo, HMO (Human milk oligosaccharides), protein, nucleotides, lợi khuẩn, các loại vitamin, khoáng chất… [11] quan trọng giúp trẻ phát triển và được bảo vệ tốt nhất, đặc biệt là trẻ sinh mổ.

    Chọn cho con công thức sữa dành riêng cho trẻ sinh mổ

    Nhiều mẹ sinh mổ không tránh khỏi khó khăn trong việc cho con bú do vết mổ bị đau hoặc sữa về chậm. Trong trường hợp này, mẹ có thể cân nhắc cho con dùng sữa công thức dành riêng cho trẻ sinh mổ, có thành phần gần với tiêu chuẩn vàng của sữa mẹ, đặc biệt là có chứa 3 lớp bảo vệ tối ưu sau đây:

    • HMO: Dưỡng chất với hàm lượng nhiều thứ ba trong sữa mẹ, chỉ sau chất béo và lactose. Với 5 loại HMOs nổi bật nhất là 2’-FL, 3-FL, 6’-SL, LNT và 3’-SL sẽ giúp cải thiện hệ vi sinh đường ruột, tăng cường miễn dịch, chống lại mầm bệnh hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, 2’FL HMO cũng được chứng minh là thành phần giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng hô hấp ở trẻ đến 66%. [12], [13]
    • Nucleotides: Thành phần có vai trò tăng cường sản sinh tế bào miễn dịch và hỗ trợ tăng sản xuất kháng thể nhiều hơn 86% sau 6 tháng tiêm vaccine (HIB) [14]
    • Lợi khuẩn BB-12: Lợi khuẩn được nghiên cứu nhiều nhất về độ hiệu quả, giúp tăng lợi khuẩn và giảm hại khuẩn trong đường ruột [19]
    • Cho trẻ tiêm phòng theo lịch chủng ngừa được khuyến cáo

      Vì sao bé sinh mổ hay bị các bệnh về đường hô hấp?

      >>>>>Xem thêm: Hội chứng chèn ép khoang

      Vì hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh nói chung và trẻ sinh mổ nói riêng chưa hoàn thiện trong những năm đầu đời nên việc tiêm phòng cho trẻ là rất quan trọng. Chủng ngừa bằng vaccine giúp xây dựng khả năng phòng vệ tự nhiên của trẻ, giúp trẻ được bảo vệ hiệu quả khỏi nguy cơ nhiễm trùng và mắc bệnh nặng [17]. Do đó, bạn sẽ cần hỏi bác sĩ cụ thể về lịch tiêm chủng và đưa bé đi tiêm đúng lịch. Một số mũi tiêm quan trọng có thể kể đến là [22]:

      • Vaccine Viêm gan B mũi 0 trong 24 giờ đầu sau sinh
      • Vaccine BCG phòng bệnh lao ở giai đoạn sơ sinh
      • Vaccine bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib mũi 1 mũi 1 ở giai đoạn trẻ được 2 tháng và 3 tháng
      • Uống vaccine bại liệt khi trẻ được 2 tháng, 3 tháng và 4 tháng
      • Vaccine viêm não Nhật Bản khi trẻ được 12 tháng tuổi.

      Chú ý đến việc giữ gìn vệ sinh khi chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

      Các bệnh hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm, viêm phổi… thường dễ lây lan và phát triển theo mùa. Vì vậy, bên cạnh việc nuôi con bằng sữa mẹ và cho trẻ tiêm phòng đầy đủ, bạn cũng cần chú ý đến việc đảm bảo vệ sinh để ngăn ngừa mầm bệnh lây lan. Các biện pháp được khuyến khích bao gồm [14], [18]:

      • Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi chạm vào trẻ sơ sinh.
      • Không để bé tiếp xúc với đám đông, khói bụi, thuốc lá.
      • Không để người bệnh đến gần trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
      • Người chăm sóc trẻ cũng nên tránh xa đám đông, nên đeo khẩu trang khi nghi ngờ hoặc được chẩn đoán nhiễm bệnh nào đó về hô hấp.

      Mặc dù trẻ sinh mổ thường dễ mắc bệnh về hô hấp hơn so với trẻ sinh thường nhưng nếu chăm sóc đúng cách thì em bé vẫn có thể phát triển khỏe mạnh. Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn có giải pháp bảo vệ, tăng cường miễn dịch hiệu quả cho bé yêu ngay từ những ngày đầu đời nhé!

      Để lại một bình luận

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *