Vì sao mẹ bầu nhóm máu O lại có thể gây nguy hiểm cho con?

Vì sao mẹ bầu nhóm máu O lại có thể gây nguy hiểm cho con?

Bạn có biết mình mang nhóm máu gì không? Nếu là mẹ bầu nhóm máu O, bạn cần thận trọng khi con chào đời vì có thể sau khi sinh con bạn bị vàng da. Tại sao lại xảy ra điều này? Kenshin.vn sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Bạn đang đọc: Vì sao mẹ bầu nhóm máu O lại có thể gây nguy hiểm cho con?

Có đến 90% phụ nữ mang thai không biết mình thuộc nhóm máu nào. Thực tế, khi biết được bản thân mang nhóm máu gì, bạn có thể ngăn ngừa được những nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra cho con, nhất là khi bạn mang nhóm máu O, bác sĩ sẽ thận trọng hơn sau khi em bé chào đời.

Vì sao mẹ bầu nhóm máu O lại gây nguy hiểm cho bé nếu bé mang nhóm máu khác mẹ?

Nhóm máu O thường là nhóm máu không hòa hợp với những nhóm máu khác. Trong suốt quá trình mang thai, máu của người mẹ sẽ vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy đến thai nhi thông qua dây rốn. Nếu có sự khác nhau về nhóm máu giữa người mẹ có nhóm máu O và thai nhi, máu người mẹ sẽ hình thành kháng thể để trung hòa nhóm máu của con, như vậy phản ứng kháng nguyên kháng thể có thể phá hủy hồng cầu thai nhi.

Nếu không được điều trị đúng cách, vàng da ở trẻ sơ sinh có thể đưa đến nhiều biến chứng, trong đó nghiêm trọng nhất là phá hủy tế bào thần kinh em bé vĩnh viễn. Vì thế, bác sĩ khuyên mẹ bầu nên biết mình thuộc nhóm máu nào khi mang thai và cần cẩn thận hơn nếu mẹ bầu nhóm máu O.

Những điều nên và không nên làm khi bé bị vàng da

1. Không nên

Dưới đây là một vài biện pháp điều trị nhưng không đem lại hiệu quả:

  • Cho bé uống nước hay nước đường: Điều này không làm giảm vàng da cho trẻ mà còn có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ hơn.
  • Phơi nắng: Ánh nắng mặt trời không thể giúp bé giảm vàng da mà ngược lại, làn da trẻ sơ sinh khá mỏng manh nên có thể bị cháy nắng và mất nước khi phơi nắng.

2. Nên

Bí quyết giúp bạn xử lý vàng da ở trẻ sơ sinh vì sự khác biệt của nhóm máu

Hiện tượng vàng da do sự khác biệt về nhóm máu của trẻ và nhóm máu O của mẹ thường xuất hiện trong khoảng 3 ngày sau sinh. Trước khi xuất viện, bạn hãy cho bé được kiểm tra đầy đủ và bạn cũng cần được bác sĩ tư vấn về việc chăm sóc trẻ bị vàng da.

Bạn nên đưa bé đến bác sĩ ngay nếu bé có những biểu hiện

  • Vàng da xuất hiện trong 2 ngày đầu sau sinh
  • Vàng da lan nhanh đến bụng dưới và hai chân
  • Vàng da còn tồn tại sau khi bé được 14 ngày tuổi
  • Trẻ không chịu bú hay bỏ bú, không đi cầu hay đi tiểu như bình thường hay vàng da nhiều hơn
  • Phân màu beige hay trắng, còn nước tiểu có màu vàng sậm.

>>>>>Xem thêm: Chấy rận (chí rận) và những điều cần biết và cách phòng tránh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *