Vì sao người Việt ngại hỏi?

Vì sao người Việt ngại hỏi?

Vì sao người Việt ngại hỏi?

Bạn đã từng bao giờ lúng túng khi nghe ai đó gợi ý: “Anh, chị có thắc mắc gì không?” và mặc dù có rất nhiều câu hỏi nhưng cuối cùng lại mỉm cười lắc đầu cho qua? Bạn không phải là trường hợp duy nhất đâu bởi có rất nhiều người Việt cũng mang tâm lý ngại hỏi này đấy. 

Bạn đang đọc: Vì sao người Việt ngại hỏi?

Lúc còn nhỏ, bạn hỏi nhiều thì sợ bị bố mẹ mắng hay khi đi học mà hỏi thì sợ cô giáo chẳng có thời gian. Đến lúc trưởng thành đi làm thì nhiều bạn vẫn mang tâm lý ngại hỏi vì sợ sếp đánh giá kém hay đi khám bệnh hỏi bác sĩ nhiều thì sợ phiền… Nhiều yếu tố khiến cho việc hỏi không thể trở thành một thói quen hay thậm chí là nỗi ám ảnh với nhiều người Việt. 

Thông qua những câu hỏi, bạn sẽ giải tỏa được thắc mắc dồn nén và tích lũy thêm nhiều kiến thức cho mình. Thực tế, thói quen đặt câu hỏi mang lại nhiều lợi ích tích cực nhưng tại sao nhiều người Việt chúng ta lại mang tâm lý ngại hỏi?

1. Ảnh hưởng văn hóa Á Đông

Văn hóa Á Đông truyền thống đề cao giá trị của cộng đồng nên cá nhân có thể bỏ qua quyền lợi của mình trong nhiều trường hợp. Việc đặt câu hỏi cũng là một cách cho thấy sự tự quan tâm đến những lợi ích mà bạn được hưởng. Trong khi đó, vì sợ phiền hà hay mất thời gian của người khác mà nhiều người lại e dè mặc dù đang rất muốn đặt câu hỏi.   

Bên cạnh đó, do đặc điểm văn hóa chú trọng đến sự tế nhị mà nhiều người Việt, đặc biệt là phụ nữ, cũng ngại đưa ra câu hỏi mà mình thắc mắc. Vì muốn giữ sự kín đáo hay chưa cởi mở về những vấn đề nhạy cảm nên nhiều người vẫn chưa thực sự thoải mái khi đề cập đến những câu hỏi tế nhị. 

Các bé gái khi bước vào độ tuổi dậy thì thường ngại nhắc đến những câu hỏi về kinh nguyệt, bệnh phụ khoa hay các biện pháp quan hệ tình dục an toàn. Hay nhiều phụ nữ đã ở tuổi trưởng thành cũng ngại hỏi về những vấn đề xung quanh “chuyện ấy” để chuẩn bị tâm lý tốt hơn. Không chỉ ở phụ nữ mà nam giới cũng gặp không ít trở ngại tâm lý mỗi lần đi khám nam khoa và cứ muốn nhanh chóng ra về vì xấu hổ. 

Người Việt vẫn còn bị ảnh hưởng nhiều bởi nét văn hóa truyền thống Á Đông, khiến việc tiếp cận thông tin bị hạn chế. Mỗi ngày, bạn nên tìm hiểu thêm những nét hay trong tính cởi mở của văn hóa phương Tây để bảo vệ quyền lợi cá nhân tốt hơn, đặc biệt là sức khỏe. Hãy nhớ sống vì mình cũng là vì người khác để hỏi nhiều hơn, hiểu nhiều hơn và sống khỏe hơn.

2. Trở ngại về mặt tâm lý

Thái độ ngại hỏi cũng có thể là do đặc điểm tính cách riêng của mỗi người. Trong khi người hướng ngoại thường dễ bày tỏ quan điểm của mình thì người có tính cách hướng nội lại tỏ ra thận trọng hơn mỗi khi đưa ra ý kiến. Người hướng nội có thể suy nghĩ rất nhiều và có vô số câu hỏi nhưng đến cuối cùng, vì một lý do nào đó, lại chẳng thể nói ra những thắc mắc của mình. 

Ngoài yếu tố tính cách, việc ngại hỏi cũng có thể xuất phát từ những nguyên nhân sâu xa hơn liên quan đến các bệnh tâm lý. Trong đó, chứng bệnh sợ xã hội (social phobia), một dạng trong nhóm bệnh rối loạn lo âu, cũng khiến bạn ngại đặt câu hỏi. Dưới đây là những dấu hiệu đặc trưng của chứng sợ xã hội mà có thể bạn đang mắc phải:

  • Né tránh tình huống dễ bị phán xét
  • Nghĩ rằng bản thân mình đáng xấu hổ
  • Chỉ thoải mái với một vài người nhất định 
  • Lo sợ người khác nhận thấy mình yếu đuối
  • Tự chỉ trích các kỹ năng xã hội của bản thân 

Việc đặt câu hỏi có thể khiến bạn e ngại vì người khác sẽ chú ý đến mình hay nếu đặt câu hỏi sai sẽ bị bẽ mặt. Bạn có thể chưa nhận thấy giá trị từ những câu hỏi giúp mình giải tỏa các thắc mắc, mà tâm lý lại chỉ bị tác động bởi sự sợ hãi và suy nghĩ tiêu cực về bản thân. 

Những rào cản xuất phát từ tâm lý rất khó để tự xác định và điều trị. Không chỉ là ngại hỏi mà nhiều người còn có những biểu hiện tiêu cực tránh né các vấn đề xã hội. Khi ấy, bạn nên nói chuyện với bác sĩ để tìm được hướng điều trị đúng đắn.

3. Bạn không biết hỏi gì

Tìm hiểu thêm: Trẻ tuổi nhưng thường xuyên đau cơ xương khớp: Nguyên nhân và cách chữa trị

Vì sao người Việt ngại hỏi?

>>>>>Xem thêm: Siêu mài mòn da: Chuẩn bị tâm lý trước khi thực hiện

Nhiều trường hợp bạn không đưa ra bất kỳ câu hỏi nào cả, chẳng phải do bạn ngại ngùng hay e sợ mà đơn giản vì bạn đã đặt trọn niềm tin vào đối phương. Bạn không có nhu cầu tìm hiểu thêm bởi bạn tin tuyệt đối vào những thông tin đã được cung cấp. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tìm hiểu thêm nhiều nguồn hay đặt ra thêm các câu hỏi để đảm bảo mình nhận được nguồn thông tin chính xác nhất. 

Một trường hợp nữa cũng có thể là do bạn chưa đặt sự quan tâm đúng mức cho vấn đề xảy đến với mình, đặc biệt là các vấn đề về sức khỏe. Như khi đến khám bệnh và nhận điều trị từ bác sĩ, bạn không muốn đặt câu hỏi vì nghĩ căn bệnh của mình không quá nghiêm trọng. Hoặc do chưa quan tâm đúng mức liệu loại thuốc nào hay giải pháp điều trị nào sẽ cho hiệu quả tối ưu nên bạn cũng không muốn đưa ra thắc mắc. 

Cuối cùng, rất nhiều người Việt ngại hỏi bác sĩ chỉ vì không biết phải hỏi gì. Câu hỏi cũng thể hiện góc nhìn của bạn về một vấn đề, nên nhiều khi nếu không chuẩn bị trước, bạn sẽ chẳng biết mình phải bắt đầu hỏi về nội dung gì. 

Khi đi khám bệnh, nhiều người cũng lựa chọn ở vào thế người nghe bị động thay vì làm người chủ động đặt câu hỏi cho bác sĩ. Gợi ý dành cho bạn chính là hãy tìm hiểu nhiều nguồn thông tin khác nhau để biết mình nên hỏi điều gì cần thiết cho bản thân. Hãy nhớ đi khám bệnh không chỉ là lúc bạn nhận được hướng điều trị một chiều từ phía bác sĩ về phương pháp điều trị hay thuốc uống. Đây chính là cơ hội để bạn có tương tác với bác sĩ nhiều hơn và hiểu rõ hơn về sức khỏe của mình.  

Hãy nhớ việc đặt câu hỏi cũng là một cách để bạn yêu thương bản thân hơn. Do đó, bạn đừng để đánh mất cơ hội chủ động tìm kiếm thông tin để hỏi nhiều hơn. Hãy chuẩn bị trước những gì nên hỏi trong những cuộc gặp quan trọng như khi đi khám bác sĩ để thu thập thêm những điều cần thiết cho bản thân.

Tâm lý ngại hỏi dù vì bất kỳ lý do nào cũng sẽ ngăn bạn tiếp cận với những thông tin có thể rất có lợi cho bản thân, đặc biệt là trong lĩnh vực sức khỏe. Do đó, hãy tận dụng cơ hội dành cho bạn khi khám bác sĩ để hỏi thêm về tình trạng bệnh tình, các giải pháp chữa trị, chất lượng thuốc, thời gian hồi phục,… Khi đã có thể chủ động đưa ra câu hỏi, bạn cũng sẽ chủ động hơn trong việc nắm bắt tình trạng sức khỏe và có cơ hội sống khỏe hơn.       

Tuyết Trinh Kenshin.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *