Vì sao nhất định không thể bỏ lỡ giai đoạn vàng phát triển trí não ở trẻ?

Vì sao nhất định không thể bỏ lỡ giai đoạn vàng phát triển trí não ở trẻ?

Vì sao nhất định không thể bỏ lỡ giai đoạn vàng phát triển trí não ở trẻ?

Thời gian từ khi thụ thai đến khi bé được 2 tuổi hay 1000 ngày đầu đời vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Bởi đây không chỉ là giai đoạn nền tảng giúp bé tăng trưởng vượt trội về thể chất mà còn là giai đoạn vàng phát triển trí não.

Bạn đang đọc: Vì sao nhất định không thể bỏ lỡ giai đoạn vàng phát triển trí não ở trẻ?

Giai đoạn vàng phát triển trí não: Những điều bố mẹ nên biết

1000 ngày đầu đời là thời điểm não bộ của trẻ phát triển nhanh hơn so với bất cứ giai đoạn nào khác trong cuộc đời [1]. Ở giai đoạn này, bộ não non nớt của bé được thiết lập để học được thật nhiều điều mới mẻ. Khi học được một điều gì đó, các kết nối vật lý giữa tế bào thần kinh trong não sẽ được hình thành. Theo nghiên cứu, từ khi sinh ra đến khi tầm 2-3 tuổi, mỗi giây, não bộ của trẻ có thể tạo ra khoảng 1 triệu kết nối thần kinh mới [2].

Không những vậy, giai đoạn từ 0 – 3 tuổi còn là thời điểm kích thước não bộ của trẻ có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Nếu như ở tuần thứ 2 – 3 sau sinh, bộ não của trẻ chỉ có kích thước bằng 35% não bộ người trưởng thành thì trong năm đầu tiên, nó đã tăng gấp đôi. Và khi được 1 tuổi, não bộ của trẻ đã đạt được 70% kích thước não bộ người trưởng thành [3].

Vì sao nhất định không thể bỏ lỡ giai đoạn vàng phát triển trí não ở trẻ?

Cùng với việc năng lực và cấu trúc não bộ được hình thành theo cấp số nhân, hệ thống cảm giác, thính giác, thị giác; chức năng học học tập, ghi nhớ và xử lý thông tin của trẻ cũng dần được hoàn thiện [4]. Do đó, không ngoa khi nói rằng 80% sự phát triển của não bộ đều được hình thành trong giai đoạn 1000 ngày đầu đời [4]. Nếu được chăm sóc đúng cách, trẻ lớn lên sẽ có sự vượt trội không chỉ về thể chất, trí não mà về mặt cảm xúc và giao tiếp cũng có nhiều sự thuận lợi hơn.

Nên làm gì để phát huy tốt nhất giai đoạn vàng phát triển trí não ở trẻ?

Tìm hiểu thêm: Cơ thể bạn thay đổi như thế nào khi quan hệ?

Vì sao nhất định không thể bỏ lỡ giai đoạn vàng phát triển trí não ở trẻ?

Sự phát triển não bộ của trẻ sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Việc hiểu rõ đâu là những yếu tố “then chốt” sẽ giúp ba mẹ biết mình nên “hành động” như thế nào để giúp con phát triển tốt nhất trong giai đoạn vàng phát triển trí não.

Dinh dưỡng – Yếu tố quan trọng hàng đầu

Dinh dưỡng là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển trí não của bé trong 1000 ngày đầu đời [5]. Trẻ cần được cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và cho đến khi được 2 tuổi [6]. Sữa mẹ không chỉ dễ tiêu, đầy đủ dưỡng chất phù hợp với sự phát triển của bé, giúp bé tăng cân mà còn các thành phần quan trọng giúp bé phát triển hệ miễn dịch và trí não [7]. Cụ thể, ngoài các dưỡng chất quen thuộc cần cho hệ miễn dịch như HMO – giúp cải thiện hệ miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp [8], [9]; nucleotides – giúp tăng sản xuất kháng thể, đáp ứng vaccine tốt hơn [10], [11], [12] và lợi khuẩn – giúp tăng cường sức khỏe đường ruột [13] thì sữa mẹ còn có thành phần giúp bé phát triển trí não như:

  • Gangliosides: Thành phần quan trọng của màng tế bào thần kinh và đóng góp nhiều vai trò khác nhau trong sự phát triển thần kinh và não bộ. Cụ thể, dưỡng chất này không chỉ có chức năng liên quan đến việc dẫn truyền thần kinh mà còn góp phần giúp hỗ trợ việc hình thành và ổn định các khớp nối và các mạch thần kinh cần thiết cho việc ghi nhớ và học tập. Ngoài ra, nhiều bằng chứng cũng cho thấy gangliosides còn có tác động tích cực đến chức năng nhận thức, nhất là trong giai đoạn sau sinh khi não của bé đang phát triển [14]. Đặc biệt, gangliosides còn được chứng minh lâm sàng giúp tăng chỉ số IQ cao hơn gần 5 điểm. [15].
  • DHA: Dưỡng chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển các chức năng ở não trẻ sơ sinh. Việc bổ sung DHA đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường khả năng học tập của trẻ [16].
  • Lutein và vitamin E: Lutein là dưỡng chất có vai trò quan trọng đối với sự phát triển thị giác và não bộ của bé [17]. Trong khi đó, vitamin E lại là một chất chống oxy hóa mạnh và có mối liên hệ chặt chẽ đến sự phát triển của hệ hô hấp, miễn dịch và nhận thức ở trẻ sơ sinh [18]. Bên cạnh đó, bổ sung Lutein và vitamin E đồng thời với DHA còn giúp bảo vệ dưỡng chất quan trọng này khỏi quá trình phân hủy. Điều này giúp não nhận được nhiều DHA hơn, giúp tăng kết nối và phát triển các tế bào thần kinh để bé tăng khả năng học hỏi và nhận thức [19], [20].

Với những trường hợp mẹ không thể cho bé bú do tình trạng sức khỏe không cho phép hoặc vì một nguyên nhân nào khác, mẹ có thể nhờ đến sự hỗ trợ từ các nhân viên y tế để tìm được giải pháp dinh dưỡng phù hợp cho bé.

Nền tảng gia đình và xã hội

Vì sao nhất định không thể bỏ lỡ giai đoạn vàng phát triển trí não ở trẻ?

>>>>>Xem thêm: Hoại tử Fournier: Căn bệnh gây hoại tử vùng sinh dục đáng sợ!

Từ 6 tháng đến 3 tuổi, việc phát triển ngôn ngữ và nhận thức đặc biệt quan trọng đối với trẻ [21]. Do đó, cha mẹ và những người chăm sóc hãy cố gắng “tận dụng” khoảng thời gian này để giúp bé phát triển tốt nhất về ngôn ngữ, nhận thức thông qua các phương pháp như:

  • Tạo cho bé nhiều hoạt động để bé có cơ hội được vui chơi, vận động, khám phá thế giới xung quanh và thông qua đó, bé sẽ được học các kỹ năng quan trọng như nói, nghe, di chuyển, suy nghĩ, giải quyết vấn đề và giao tiếp xã hội. [22]
  • Dành thời gian quan tâm, chăm sóc bé mỗi ngày thông qua các hoạt động như đọc sách, chơi trò chơi; trò chuyện về các hoạt động ngày; âu yếm, vỗ về bé. Đặc biệt, với các bé nhỏ, bạn hãy cố gắng “đáp” lại bé bằng cách vỗ về, âu yếm mỗi khi bé giao tiếp với bạn bằng cách bập bẹ, tạo ra âm thanh hoặc mỉm cười với bạn. [22], [23]
  • Cho trẻ tiếp xúc với sách, truyện, bài hát để giúp con củng cố ngôn ngữ và khả năng giao tiếp. Từ đó, tạo tiền đề cho việc học tập và khả năng thành công trong tương lai. [24]

Môi trường sống

Để đảm bảo trẻ có thể thuận lợi phát triển một cách tối ưu, bố mẹ nên chú ý đến sự an toàn của trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Hãy đảm bảo trẻ được chơi trong một không gian an toàn để có thể tự do khám phá và tương tác với thế giới xung quanh [24].

Bởi vì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vẫn chưa có khả năng tự chăm sóc bản thân mình, sự phát triển trí não trong những năm đầu đời của bé có được diễn ra thuận lợi hay không thường phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng và sự chăm sóc của người thân. Bố mẹ hãy cân nhắc những gợi ý trên để đảm bảo con được phát triển tốt nhất trong “giai đoạn vàng” nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *