Vùng kín bị thâm thường là một dấu hiệu của quá trình lão hóa. Thế nhưng, có không ít trường hợp vùng kín bị thâm đen ở tuổi dậy thì.
Bạn đang đọc: Vì sao vùng kín bị thâm đen ở tuổi dậy thì? Cách vệ sinh tránh thâm “cô bé”
Tình trạng thâm vùng kín tuổi dậy thì không chỉ khiến các bé gái hoang mang, lo lắng mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề sức khỏe cần đặc biệt quan tâm. Hãy cùng Kenshin.vn tìm hiểu nguyên nhân vùng kín bị thâm đen ở tuổi dậy thì và cách vệ sinh vùng kín tránh bị thâm trong bài viết này nhé!
Nội Dung
Những thay đổi ở vùng kín của bé gái tuổi dậy thì
Khi bước vào độ tuổi dậy thì, cơ thể của bé gái sẽ trải qua nhiều sự thay đổi. Đặc biệt, sự thay đổi ở vùng kín là minh chứng cho thấy nữ giới đã bắt đầu trưởng thành về mặt sinh dục.
Dưới đây là những thay đổi điển hình ở vùng kín của bé gái trong độ tuổi dậy thì:
- Vùng kín bắt đầu mọc lông mu xung quanh để bảo vệ âm đạo.
- Kinh nguyệt xuất hiện lần đầu tiên và lặp lại theo chu kỳ, nhưng thường chưa ổn định.
- Vùng kín thường ẩm ướt do tiết nhiều dịch âm đạo trong suốt hoặc màu trắng, nhất là trước kỳ kinh.
- Buồng trứng phát triển kích thước và gia tăng sản xuất hormone.
- Tử cung phát triển kích thước từ hình giọt nước thành hình quả lê; thân tử cung ngày càng dài và dày.
- Môi lớn và môi bé phát triển to hơn.
- Âm hộ cũng có thể thay đổi màu sắc.
- Kể từ thời điểm này, nếu nữ giới quan hệ tình dục mà không sử dụng biện pháp tránh thai an toàn thì có thể mang thai.
Trước những thay đổi rõ rệt ở vùng kín, nếu bé gái không biết cách chăm sóc “cô bé” đúng cách, nguy cơ mắc phải các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung… là rất cao.
Đọc thêm
9 dấu hiệu dậy thì ở bé gái: Mẹ nắm rõ, chăm sóc con không âu lo
Giải đáp thắc mắc: Vì sao vùng kín bị thâm đen ở tuổi dậy thì?
Thông thường, da vùng kín và xung quanh hậu môn sẫm màu hơn da ở những vị trí khác trên cơ thể. Do đó, nếu bạn nữ thấy “cô bé” bị thâm ở tuổi dậy thì, thì đây có thể là tình trạng bình thường, chưa hẳn là dấu hiệu của bệnh lý phụ khoa.
Tuy nhiên, cũng không thể vì vậy mà chủ quan, không quan tâm đến những nguyên nhân gây thâm vùng kín tuổi dậy thì, bao gồm:
- Thay đổi nội tiết tố: Đây là lý do phổ biến khiến vùng kín bị thâm đen ở tuổi dậy thì. Sự thay đổi hormone estrogen trong quá trình dậy thì ảnh hưởng đến tế bào hắc tố, khiến mô da ở vùng kín trở nên sẫm màu hơn.
- Vùng kín bị ma sát hoặc tổn thương: Ma sát và tổn thương có thể khiến vùng kín bị thâm đen ở tuổi dậy thì. Có rất nhiều điều có thể gây ra sự ma sát này, chẳng hạn như mặc quần chật, bó sát, cạo lông vùng kín sai cách, quan hệ tình dục thường xuyên hoặc các hoạt động hàng ngày như đi bộ, đạp xe, tập thể dục…
- Mắc bệnh phụ khoa: Những bệnh phụ khoa như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), viêm âm đạo, nhiễm nấm âm đạo… cũng có thể khiến vùng kín thâm đen ở tuổi dậy thì.
Đọc thêm
Cảnh giác với những dấu hiệu vô sinh ở tuổi dậy thì nữ
“Cô bé” bị thâm ở tuổi dậy thì có sao không?
Vùng kín có màu sậm hơn những vùng da khác trên cơ thể là điều tự nhiên. Do đó, trong phần lớn các trường hợp, tình trạng vùng kín bị thâm đen ở tuổi dậy thì là bình thường.
Tuy nhiên, nếu sự thay đổi màu sắc quá rõ rệt, khác thường, đột ngột, cũng như nếu đi kèm các triệu chứng sau, thì bé gái nên đi khám phụ khoa để được hỗ trợ kịp thời:
Đây có thể là dấu hiệu của phản ứng dị ứng, nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục hoặc một số tình trạng bệnh lý khác.
Đọc thêm
Các giai đoạn dậy thì: Sự thay đổi cơ thể của bé khi đến tuổi dậy thì
Hướng dẫn vệ sinh vùng kín tránh bị thâm đen cho bé gái ở tuổi dậy thì
Tìm hiểu thêm: Thuốc ngừa thai khẩn cấp có tác dụng bao lâu?
>>>>>Xem thêm: Ăn trứng ung có tốt không? Tìm hiểu ngay!
Không ít các bạn gái tuổi dậy thì thắc mắc: “Vùng kín bị thâm đen ở tuổi dậy thì phải làm sao?”. Mặc dù không thể ngăn chặn tất cả các nguyên nhân khiến “cô bé” sẫm màu, nhưng có một số biện pháp giúp hạn chế tình trạng này, chẳng hạn như:
- Vệ sinh vùng kín hàng ngày: Bé gái tuổi dậy thì nên học cách vệ sinh vùng kín thường xuyên, đúng cách bằng nước sạch hoặc nước rửa phụ khoa.
- Không dùng chất tẩy rửa khác để vệ sinh vùng kín: Để tránh làm mất cân bằng độ pH của vùng kín, tuyệt đối không dùng sữa tắm, dầu gội, xà phòng… để vệ sinh vùng nhạy cảm này.
- Chú ý chăm sóc “cô bé” kỹ càng trong ngày đèn đỏ: Băng vệ sinh cần được thay mới sau tối đa mỗi 4 giờ hoặc ngay khi băng có dấu hiệu đầy. Đồng thời, trước khi thay băng, cần rửa sạch và lau khô vùng kín.
- Không tự cạo, tẩy lông vùng kín nếu chưa có kiến thức và sự chuẩn bị kỹ lưỡng: Việc làm sạch lông vùng kín sai cách có thể gây viêm nang lông, lông mọc ngược, thậm chí viêm nhiễm âm đạo.
- Đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường: Nếu “cô bé” có những triệu chứng bất thường như nổi mụn, mủ, có mùi hôi, ngứa, đỏ rát… thì cần đi khám phụ khoa ngay để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
- Không mặc quần áo, đồ lót bó sát: Ưu tiên lựa chọn quần lót và quần áo có chất liệu cotton, mỏng mịn, thoáng mát, mềm mại, rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt.
Tóm lại
Vùng kín bị thâm đen ở tuổi dậy thì có thể là tình trạng bình thường, nhưng cũng có thể là dấu hiệu bất thường cảnh báo các bệnh phụ khoa. Do đó, cần nắm rõ cách vệ sinh vùng kín đúng đắn để hạn chế thâm vùng kín trong độ tuổi dậy thì.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ về tình trạng vùng kín bị thâm đen ở tuổi dậy thì, từ đó “bỏ túi” được những biện pháp phòng ngừa vấn đề này.