Bệnh viêm âm đạo là tình trạng nhiễm trùng ở cơ quan sinh dục nữ. Nguyên nhân gây ra tình trạng viêm nhiễm vùng kín này chủ yếu là do những hiểu biết sai lầm về cách vệ sinh âm đạo (sử dụng xà phòng có tính tẩy rửa mạnh, các chất khử trùng, tạo mùi…) làm mất cân bằng độ pH, tạo điều kiện cho hại khuẩn sinh sôi hay lây nhiễm khi quan hệ tình dục.
Bạn đang đọc: Viêm âm đạo: Bạn cần biết gì về bệnh phụ khoa phổ biến này?
Tuy là căn bệnh khá phổ biến ở nữ giới nhưng chưa có nhiều chị em hiểu biết cụ thể về viêm âm đạo. Hơn nữa, với tâm lý ngại ngùng, ít chia sẻ, phụ nữ thường cố gắng chịu đựng hoặc áp dụng các cách chữa viêm phụ khoa tại nhà theo kiểu “truyền tai’ khiến bệnh không thuyên giảm mà còn tiến triển phức tạp hơn, để lại những hậu quả đáng tiếc. Triệu chứng viêm âm đạo dễ nhận biết nhất là gì? Cách điều trị ra sao? Mời bạn cùng tìm hiểu những thông tin mà Kenshin.vn tổng hợp được trong bài viết sau!
Nội Dung
Bệnh viêm âm đạo là gì?
Viêm âm đạo là tình trạng âm đạo bị viêm nhiễm phụ khoa dẫn đến tiết dịch, ngứa và đau. Nguyên nhân thường do sự mất cân bằng của vi khuẩn âm đạo hoặc bị nhiễm trùng. Ngoài ra, tình trạng giảm nồng độ estrogen sau mãn kinh cũng có thể gây ra viêm âm đạo. Các loại viêm âm đạo phổ biến nhất là:
- Nhiễm khuẩn âm đạo: do mất cân bằng môi trường vi khuẩn thường trú của âm đạo dẫn đến sự phát triển quá mức của các loại vi khuẩn khác.
- Nhiễm nấm: thường do nấm Candida albicans gây ra.
- Trichomonasis: do ký sinh trùng gây ra và thường lây truyền qua quan hệ tình dục.
Triệu chứng viêm âm đạo thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng viêm âm đạo là gì?
Một số triệu chứng khi bị viêm âm đạo thường gặp bao gồm:
- Thay đổi màu sắc, mùi hoặc lượng dịch trong âm đạo
- Ngứa hoặc kích ứng âm đạo
- Đau trong quá trình giao hợp
- Tiểu đau
- Xuất huyết âm đạo nhẹ.
Nếu bạn bị tiết dịch âm đạo, đặc điểm của chất dịch có thể giúp bạn phát hiện ra loại bệnh viêm âm đạo, bao gồm:
- Viêm âm đạo do vi khuẩn: Bạn có thể tiết dịch màu trắng xám, mùi hôi hoặc tanh và những dấu hiệu này có thể rõ ràng hơn sau khi quan hệ tình dục.
- Nhiễm nấm: Triệu chứng chính là ngứa nhưng âm đạo có thể tiết dịch trắng, đặc giống phô mai làm từ sữa gạo kem.
- Trichomonas: Có thể gây ra tiết dịch màu xanh và đôi khi có bọt.
Bạn có thể gặp các dấu hiệu viêm âm đạo khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ nếu thấy triệu chứng viêm âm đạo?
Việc được chẩn đoán và điều trị sớm bệnh viêm âm đạo có thể ngăn ngừa tình trạng này diễn tiến nặng hơn và tránh các tình huống xấu, vì vậy hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm âm đạo là gì?
Một số nguyên nhân phổ biến có thể gây ra viêm âm đạo, bao gồm:
1. Viêm âm đạo do vi khuẩn
Nguyên nhân thường gặp nhất của viêm âm đạo là do sự thay đổi của vi khuẩn thường trú trong âm đạo dẫn đến sự phát triển quá mức của một vài vi khuẩn khác. Ở điều kiện bình thường, vi khuẩn lactobacilli (là loại vi khuẩn bảo vệ có lợi) chiếm ưu thế trong âm đạo so với vi khuẩn kỵ khí. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, vi khuẩn kỵ khí phát triển quá mức sẽ gây mất cân bằng hệ vi khuẩn âm đạo, gây ra viêm âm đạo.
Loại viêm âm đạo này liên quan đến quan hệ tình dục, đặc biệt nếu bạn có nhiều bạn tình hoặc có bạn tình mới, nhưng đôi khi bệnh cũng xảy ra ở những phụ nữ không hoạt động tình dục.
2. Nhiễm nấm âm đạo
Bệnh xuất hiện khi có sự tăng sinh nấm trong âm đạo quá nhiều. Albicans cũng gây nhiễm trùng ở những vùng ẩm ướt khác trong cơ thể, chẳng hạn như trong miệng (tưa miệng), nếp gấp da.
3. Nhiễm trichomonas
Loại nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục thường gặp này là do ký sinh trùng trichomonas vaginalis gây ra, lây nhiễm khi quan hệ tình dục với người bị bệnh.
4. Các tác nhân khác ít gặp hơn
Gonorrhea, chlamydia, mycoplasma, herpes, campylobacter hoặc một số loại ký sinh trùng khác cũng lây nhiễm qua đường tình dục do vệ sinh kém hay tình dục không an toàn, đôi khi có thể gặp viêm âm đạo do vi khuẩn lây lan từ đường hậu môn qua âm đạo.
5. Viêm âm đạo không nhiễm trùng
Thuốc xịt, thuốc tẩy mùi hôi âm đạo, xà phòng thơm và các sản phẩm diệt tinh trùng có thể gây phản ứng dị ứng hoặc gây khó chịu cho âm hộ và âm đạo. Các dị vật chẳng hạn như giấy lụa hoặc tampon vệ sinh bị bỏ quên trong âm đạo cũng có thể gây kích thích lớp niêm mạc âm đạo.
6. Hội chứng viêm teo đường niệu dục ở người già
Tình trạng suy giảm lượng estrogen trong cơ thể sau mãn kinh hoặc sau khi phẫu thuật cắt bỏ 2 buồng trứng có thể làm cho lớp lót niêm mạc âm đạo mỏng hơn, gây cảm giác kích ứng, bỏng rát và khô âm đạo.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Những ai thường mắc bệnh này?
Tìm hiểu thêm: Uống gì để chống lão hóa? 10 thức uống giúp bạn luôn trẻ trung
Bệnh viêm âm đạo rất phổ biến. Theo nghiên cứu, đa số phụ nữ sẽ mắc bệnh này ít nhất một lần trong đời.
Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm âm đạo (cũng như bệnh viêm nhiễm phụ khoa nói chung), chẳng hạn như:
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán bệnh viêm âm đạo là gì?
Nếu xuất hiện triệu chứng viêm âm đạo, bác sĩ sẽ thực hiện khám âm đạo để xác định tình trạng này. Sau đó, bác sĩ có thể đề nghị bạn một số xét nghiệm như:
- Lấy mẫu làm xét nghiệm: Bác sĩ có thể lấy mẫu dịch tiết tử cung hoặc âm đạo để xét nghiệm chẩn đoán xác định viêm âm đạo loại nào bằng cách soi tươi dịch âm đạo và cấy dịch âm đạo.
- Thực hiện xét nghiệm pH: Bác sĩ có thể kiểm tra độ pH âm đạo bằng cách sử dụng que thử pH hoặc giấy thử pH. pH tăng cao có thể cho thấy nhiễm vi khuẩn âm đạo hoặc trichomonas. Tuy nhiên, chỉ kiểm tra pH thì chưa thể đưa ra quyết định chắc chắn.
Những phương pháp dùng để điều trị bệnh viêm âm đạo là gì?
Nếu bạn thắc mắc có “cách chữa viêm âm đạo tại nhà nào không?’, các bác sĩ có thể khuyên bạn một số lựa chọn điều trị. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra viêm âm đạo, bác sĩ sẽ có cách điều trị khác nhau, chẳng hạn như:
- Viêm âm đạo do vi khuẩn: Đối với loại viêm vùng kín này, bác sĩ thường có thể kê thuốc metronidazole hoặc clindamycin cho bạn.
- Nhiễm nấm: Nhiễm nấm thường được điều trị bằng kháng nấm hoặc thuốc viên đặt âm đạo như miconazole, clotrimazole, butoconazole hoặc tioconazole.
- Nhiễm trichomonas: Bác sĩ có thể kê toa viên nén metronidazole hoặc tinidazole.
- Viêm âm đạo không do nhiễm trùng: Để điều trị loại viêm âm đạo này, bạn cần phải xác định nguồn gốc của các kích ứng và tránh xa nó. Các tác nhân có thể bao gồm xà phòng, chất tẩy giặt, băng vệ sinh hoặc tampon vệ sinh. Một số loại thuốc có thể sử dụng như cream cortisone, kháng histamin, hormon estrogen… tùy nguyên nhân gây bệnh.
Tìm hiểu thêm 10 cách chữa viêm âm đạo tại nhà hiệu quả và an toàn
Chế độ sinh hoạt giúp ngăn ngừa viêm âm đạo
>>>>>Xem thêm: Trà hoa hòe tốt cho sức khỏe thế nào?
Lưu ý để phòng ngừa viêm âm đạo
Ngoài việc tìm hiểu các cách chữa viêm phụ khoa tại nhà hay cách chữa viêm âm đạo tại nhà, bạn cũng nên biết cách để phòng ngừa viêm âm đạo là gì. Dưới đây là một số điều cần lưu ý để bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ bị viêm âm đạo:
- Tránh tắm bồn tắm, bồn nước nóng và bồn tạo sóng
- Tránh các tác nhân có tính chất gây kích ứng, bao gồm tampon vệ sinh, miếng đệm, vòi hoa sen và xà phòng có mùi thơm. Bạn nên rửa sạch vùng sinh dục ngoài sau khi tắm và làm khô vùng này để ngăn ngừa kích ứng. Không nên sử dụng xà phòng mạnh cùng các loại thuốc có tác dụng khử mùi hoặc kháng khuẩn hoặc bông tắm.
- Sau khi đi vệ sinh, lau vùng kín từ trước ra sau để tránh lây lan vi khuẩn từ hậu môn đến âm đạo của bạn
- Sử dụng xà phòng vệ sinh dịu nhẹ và không mùi thơm
- Không thụt rửa âm đạo
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
- Mặc quần áo lót khô thoáng chất liệu cotton.
Một số lưu ý quan trọng khác
Viêm âm đạo nếu không được chữa trị kịp thời có thể lan rộng vào tử cung, các cơ quan vùng chậu khác và nhiều khi phải điều trị phẫu thuật cấp cứu. Các trường hợp viêm âm đạo do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng trichomonas khi điều trị trễ có thể dẫn đến viêm tắc vòi trứng, làm giảm khả năng thụ thai sau này.
Một số trường hợp trẻ sinh non và nhẹ cân khi người mẹ bị viêm âm đạo do vi khuẩn và trichomonas không có triệu chứng trước đó. Do đó, các chị em đừng ngại ngùng và cố gắng tự tìm cách chữa bệnh mà hãy đến khám để được bác sĩ phụ khoa điều trị. Nếu điều trị đúng cách, bệnh sẽ giảm triệu chứng nhanh chóng.
Cuối cùng, chú ý khi đến khám bệnh nên đi cùng với đối tượng đã quan hệ tình dục với bạn, vì đôi khi cả hai người phải cùng được điều trị để tránh tái lây nhiễm nấm hay trichomonas.
- Viêm âm đạo có thể do nhiều nguyên nhân (đặc hiệu và không đặc hiệu): do nhiễm khuẩn, nấm men hoặc do chế độ vệ sinh kém, những yếu tố về tuổi tác, bẩm sinh khác.
- Chẩn đoán viêm âm đạo chủ yếu dựa trên triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm dịch âm đạo, pH âm đạo.
- Điều trị bệnh viêm âm đạo được chỉ định dựa trên nguyên nhân, thường là điều trị loại trừ tác nhân nhiễm khuẩn và cải thiện thói quen sinh hoạt, vệ sinh vùng kín.
- Viêm âm đạo có thể phòng ngừa bằng cách xây dựng thói quen vệ sinh, chăm sóc vùng kín đúng cách. Thường xuyên thăm khám phụ khoa.