Viêm bờ mi mắt ở trẻ nhỏ: Bạn đã biết xử lý đúng cách, hiệu quả?

Viêm bờ mi mắt ở trẻ nhỏ: Bạn đã biết xử lý đúng cách, hiệu quả?

Viêm bờ mi mắt ở trẻ nhỏ: Bạn đã biết xử lý đúng cách, hiệu quả?

Viêm bờ mi mắt ở trẻ nhỏ có thể là một trong những vấn đề sức khỏe khiến bạn lo lắng. Tình trạng này thường khiến mí mắt của trẻ sưng đỏ, kích ứng, đóng vảy. Tuy nhiên, viêm bờ mi ở trẻ có thể thuyên giảm nếu bạn biết chăm sóc tại nhà đúng cách.

Bạn đang đọc: Viêm bờ mi mắt ở trẻ nhỏ: Bạn đã biết xử lý đúng cách, hiệu quả?

Trong bài viết sau, bạn có thể tham khảo thông tin từ Kenshin để hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả khi trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ bị viêm bờ mi.

Tìm hiểu chung về viêm bờ mi mắt ở trẻ nhỏ

Viêm bờ mi là tình trạng viêm ở các tuyến bã nhờn (tuyến sản xuất dầu) của mí mắt. Điều này dẫn đến sưng mí mắt và đóng vảy xung quanh lông mi. Viêm bờ mi là một bệnh về mắt phổ biến, gồm 2 dạng chính sau đây:

  • Viêm bờ mi trước: Tình trạng viêm xảy ra ở xung quanh chân lông mi, mép ngoài phía trước của mắt.
  • Viêm bờ mi sau: Tình trang viêm xảy ra ở mép trong của mí mắt, đây là phần tiếp xúc với bề mặt nhãn cầu mắt.

Viêm bờ mi mắt ở trẻ nhỏ có thể được điều trị khỏi. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn có thể tái phát trở lại sau đó. Trong một số trường hợp, viêm bờ mi có thể dẫn đến nhiễm trùng mắt và rụng lông mi.

Triệu chứng viêm bờ mi ở trẻ

Viêm bờ mi mắt ở trẻ nhỏ: Bạn đã biết xử lý đúng cách, hiệu quả?

Thông thường, triệu chứng viêm bờ mi có thể khác nhau ở mỗi trẻ. Tuy nhiên, các triệu chứng phổ biến nhất của viêm bờ mi mà bạn cần quan tâm bao gồm:

  • Mí mắt sưng đỏ, khu vực kích ứng có thể ngứa
  • Cảm giác nóng rát, châm chích bên trong và xung quanh mắt
  • Đóng vảy dày ở mí mắt, có thể bao gồm cả lông mi. Điều này thường dễ nhận thấy sau khi trẻ ngủ dậy
  • Viêm bờ mi mắt ở trẻ nhỏ có thể gây chảy nước mắt hoặc ngược lại là khiến mắt trẻ bị khô
  • Một số trẻ bị viêm bờ mi có thể trở nên nhạy cảm với ánh sáng hoặc bị mờ mắt
  • Nhìn chung, các triệu chứng của viêm bờ mi có thể khiến trẻ trở nên cáu kỉnh, hay dụi mắt.

Nguyên nhân phổ biến gây viêm bờ mi mắt ở trẻ nhỏ

Viêm bờ mi ở trẻ xảy ra có thể do một trong những nguyên nhân sau:

  • Nhiễm trùng do vi khuẩn
  • Tắc tuyến dầu ở mí mắt hoặc tăng sản xuất dầu ở các tuyến này
  • Trẻ bị viêm da tiết bã; đặc trưng bởi các triệu chứng như da đỏ, ngứa và bong vảy; thường có nguy cơ cao mắc bệnh viêm bờ mi mắt
  • Các nguyên nhân khác gây viêm bờ mi bao gồm trẻ bị mụn trứng cá đỏ, rận mu ký sinh ở mi mắt, dị ứng với thuốc bôi hoặc kem bôi ngoài da…

Viêm bờ mi mắt ở trẻ nhỏ được điều trị như thế nào?

Tìm hiểu thêm: Quan hệ bao lâu thì biết có thai? Dấu hiệu nhận biết mang thai sớm là gì?

Viêm bờ mi mắt ở trẻ nhỏ: Bạn đã biết xử lý đúng cách, hiệu quả?

Theo các chuyên gia sức khỏe, việc điều trị viêm bờ mi sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân, các triệu chứng, độ tuổi và tình trạng sức khỏe của trẻ. Đồng thời, việc điều trị hoặc xử lý như thế nào cũng phụ thuộc vào mức độ của bệnh. Các trường hợp trẻ bị viêm bờ mi nặng có thể cần được điều trị tại bệnh viện. Ngược lại, nếu viêm bờ mi mắt ở trẻ nhỏ không nghiêm trọng, bạn có thể chăm sóc trẻ tại nhà theo hướng dẫn sau.

Cách chăm sóc mắt cho trẻ tại nhà

  • Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây. Bạn cần thực hiện điều này trước và sau khi chăm sóc vùng mắt cho trẻ.
  • Đắp gạc ấm hoặc khăn lên mí mắt của trẻ để chườm ấm trong ít nhất 1 phút, lặp lại điều này từ 2 đến 4 lần mỗi ngày.
  • Sau khi chườm ấm, bạn dùng khăn sạch, ướt, có thể dùng thêm dầu gội dịu nhẹ dành cho trẻ sơ sinh, để làm sạch mí mắt của trẻ. Lưu ý là bạn nên thực hiện điều này trong khi trẻ đang nhắm mắt. Hãy sử dụng khăn sạch hoặc tăm bông để chà nhẹ khu vực gần lông mi của trẻ trong khoảng 15 giây cho mỗi mí mắt để loại bỏ lớp vảy.

Bạn cần chú ý không nên dùng chung khăn, gạc hoặc tăm bông cho cả hai mắt. Thay vào đó, mỗi bên mí mắt cần được vệ sinh bằng một chiếc khăn sạch và mới. Sau khi làm sạch xong, bạn nên giặt lại khăn đã sử dụng với nước nóng và phơi ngoài nắng. Thêm vào đó, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Với trẻ lớn, bạn cần dặn dò trẻ hoặc cố gắng nhắc nhở con không nên dụi mắt
  • Khuyến khích trẻ rửa tay thường xuyên và dạy trẻ rửa tay đúng cách. Điều này nhằm ngăn bụi bẩn và vi khuẩn tiếp xúc với mí mắt khi trẻ đưa tay chạm lên mặt hoặc dụi mắt.
  • Trẻ bị viêm bờ mi không nên đeo kính áp tròng hoặc trang điểm vùng mắt cho đến khi khỏi bệnh.

Cách chữa viêm bờ mi ở trẻ nhỏ: Những lưu ý khi cho trẻ dùng thuốc

Viêm bờ mi mắt ở trẻ nhỏ: Bạn đã biết xử lý đúng cách, hiệu quả?

>>>>>Xem thêm: 7 lợi ích khi bạn tập thể dục dưới nước

Thuốc nhỏ mắt, thuốc mỡ kháng sinh, thuốc nhỏ nước mắt nhân tạo hoặc thuốc nhỏ mắt kháng viêm steroid là những thuốc thường dùng để điều trị viêm bờ mi. Khi điều trị bằng thuốc, bao gồm cả thuốc nhỏ mắt, thuốc bôi hoặc thuốc giảm đau, điều quan trọng nhất là bạn cần thực hiện theo đúng hướng dẫn từ đơn thuốc của bác sĩ. Trong đó:

  • Đối với thuốc nhỏ mắt: Bạn nhỏ thuốc vào khóe mắt của trẻ. Khi trẻ chớp mắt hoặc mở mắt, những giọt thuốc sẽ chảy vào mắt. Lưu ý rằng bạn nên nhỏ đúng số giọt được khuyến nghị và cẩn thận để đầu chai thuốc không chạm vào mắt hoặc lông mi của trẻ.
  • Đối với thuốc mỡ kháng sinh: Nếu bác sĩ kê đơn thuốc nhỏ mắt và thuốc mỡ, bạn hãy nhỏ thuốc nhỏ mắt cho trẻ trước. Sau đó, đợi khoảng 3 phút rồi hãy bôi thuốc mỡ để mỗi loại thuốc đều có thời gian phát huy tác dụng. Bạn cần biết rằng, việc dùng thuốc mỡ không làm viêm bờ mi mắt ở trẻ nhỏ khỏi nhanh hơn. Tuy nhiên, thuốc có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan sang bộ phận khác của mắt hoặc điều trị nhiễm trùng thứ cấp.

Nhìn chung, ban đầu thì bạn có thể xử lý tình trạng viêm bờ mi mắt ở trẻ nhỏ tại nhà. Tuy nhiên, nếu trẻ có những triệu chứng nghiêm trọng hơn như đau mắt dữ dội, đỏ mắt, mí mắt chảy mủ hoặc máu, thay đổi về thị lực như khó nhìn hoặc nhìn mờ thì cần được nhập viện để bác sĩ xử lý, điều trị kịp thời.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *