Viêm cầu thận có nguy hiểm không và 4 biến chứng không nên xem nhẹ!

Viêm cầu thận có nguy hiểm không và 4 biến chứng không nên xem nhẹ!

Viêm cầu thận có nguy hiểm không và 4 biến chứng không nên xem nhẹ!

Viêm cầu thận có nguy hiểm không có lẽ là nỗi băn khoăn của tất cả những người bị mắc bệnh này. Trên thực tế, đây là một tình trạng viêm tại thận ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách. 

Bạn đang đọc: Viêm cầu thận có nguy hiểm không và 4 biến chứng không nên xem nhẹ!

Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo qua bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc bệnh viêm cầu thận có nguy hiểm không cũng như hiểu thêm về các biến chứng phức tạp của bệnh nhé!

Viêm cầu thận có nguy hiểm không – 4 biến chứng mà bạn không nên bỏ qua

Viêm cầu thận đôi lúc là một bệnh lý tạm thời và có thể hồi phục nhanh chóng nếu được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó tiếp tục kéo dài và trở nên tồi tệ hơn.

Viêm cầu thận có thể làm thận bị tổn thương và mất đi khả năng lọc máu. Kết quả là chất lỏng, chất điện giải và các chất độc hại tích tụ trong cơ thể, khiến bạn gặp nguy hiểm.

Vậy bệnh viêm cầu thận có nguy hiểm không thì câu trả lời chắc chắn là , nếu như không được phát hiện sớm, điều trị đúng cách.

Những biến chứng nguy hiểm của viêm cầu thận gồm:

1. Suy thận cấp

Biến chứng viêm cầu thận nên kể đến đầu tiên là suy thận cấp. Điều này là do viêm phá hủy cầu thận – bộ phận lọc máu của thận, khiến nó mất chức năng lọc máu. Lúc này, lượng chất thải, chất lỏng tích tụ trong máu có thể khiến bạn phải lọc máu nhân tạo khẩn cấp.

Suy thận cấp thường phát triển nhanh chóng, chỉ trong vòng chưa tới một ngày và có thể gây tử vong. Chỉ như vậy thôi đã đủ lý giải bệnh viêm cầu thận có nguy hiểm không nếu có biến chứng suy thận cấp. 

Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá hoang mang vì suy thận cấp phục hồi được. Nếu có sức khoẻ tốt và điều trị tích cực, bạn hoàn toàn có thể lấy lại chức năng thận bình thường hoặc ở gần mức bình thường. 

2. Suy thận mạn tính

Suy thận mạn là tình trạng chức năng lọc của thận giảm dần và không thể đảo ngược, thường xảy ra khi suy thận cấp tiến triển hoặc trong viêm cầu thận mãn tính kéo dài. Đến khi mức lọc cầu thận xuống dưới 10%, người bệnh cần phải tiến hành chạy thận nhân tạo định kỳ hoặc phẫu thuật ghép thận nhằm duy trì sự sống. 

3. Tăng huyết áp

Tăng huyết áp là một trong những biến chứng viêm cầu thận phổ biến ở nhiều người. Nguyên nhân là do thận bị tổn thương khiến việc lọc máu trở nên kém hiệu quả, dẫn đến tích tụ nhiều chất thải trong máu và hậu quả là huyết áp tăng lên.

Viêm cầu thận có nguy hiểm không và 4 biến chứng không nên xem nhẹ!

4. Viêm cầu thận có nguy hiểm không với biến chứng suy tim? 

Suy tim là hậu quả của tăng huyết áp ác tính trong viêm cầu thận cấp. 

Thận bị tổn thương khiến dịch dư thừa và các chất thải tích lũy trong máu, khiến huyết áp tăng lên. Tình trạng này gặp phải ở 50% bệnh nhân viêm cầu thận cấp. Trong đó có một số người bị tăng huyết áp kịch phát liên tục trong nhiều ngày với chỉ số huyết áp dao động ở khoảng 180/100mmHg. Khối lượng tuần hoàn tăng đột ngột do tăng huyết áp kịch phát thường dẫn tới suy tim rất nguy hiểm.

Người bệnh có triệu chứng khó thở đến mức không thể nằm xuống, thậm chí dẫn tới phù phổi. Nếu không được cấp cứu kịp thời, họ sẽ tử vong nhanh chóng.

Điều trị viêm cầu thận như thế nào? 

Bên cạnh viêm cầu thận có nguy hiểm không thì điều trị bệnh như thế nào cũng rất quan trọng, quyết định khả năng phục hồi của bạn.

Một số trường hợp viêm cầu thận có thể tự khỏi. Chẳng hạn như viêm cầu thận do viêm họng, sau khi điều trị nhiễm trùng liên cầu bằng kháng sinh thì cầu thận cũng tự phục hồi.

Còn nếu như có một tình trạng khác mắc kèm hoặc gây ra viêm cầu thận, bác sĩ sẽ chỉ định một hoặc một số phương pháp dưới đây để giải quyết:

  • Dùng thuốc corticosteroid như prednisolon với tác dụng chống viêm
  • Dùng thuốc hạ huyết áp nếu có huyết áp cao
  • Lọc máu để giúp người bệnh làm sạch máu, loại bỏ chất lỏng, chất thải dư thừa và kiểm soát huyết áp
  • Dùng thuốc lợi tiểu để giảm phù
  • Dùng thuốc ức chế miễn dịch nếu tự miễn (hệ miễn dịch tự tấn công cơ thể) là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm cầu thận
  • Lọc huyết tương để loại bỏ các tự kháng thể, các phức hợp miễn dịch lưu hành trong máu, giúp điều trị những trường hợp viêm cầu thận do cơ chế tự miễn dịch hoặc tự kháng thể. 

Bên cạnh đó, bạn được khuyên nên ăn ít protein và kali hơn nhằm làm chậm quá trình tích tụ chất thải trong máu; ăn nhạt giúp giảm phù và hạn chế tăng huyết áp.

Tìm hiểu thêm: Bệnh hen suyễn có lây không? Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

Viêm cầu thận có nguy hiểm không và 4 biến chứng không nên xem nhẹ!

>>>>>Xem thêm: Định lượng protein niệu

Cách ngăn ngừa viêm cầu thận tái phát

Hiện nay vẫn chưa có một biện pháp cụ thể để ngăn ngừa viêm cầu thận. Song, sau khi điều trị khỏi bệnh, bạn có thể áp dụng một số cách sau đây để hạn chế bệnh tái phát:

  • Chọn nguồn thực phẩm sạch, ăn nhạt
  • Tập thể dục thường xuyên và dùng thuốc điều trị cao huyết áp
  • Tránh thừa cân, béo phì thông qua chế độ ăn uống và tập luyện
  • Kiểm soát lượng đường trong máu để ngăn ngừa bệnh thận do tiểu đường
  • Ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách vệ sinh cá nhân tốt và quan hệ tình dục an toàn
  • Điều trị kịp thời khi bị viêm họng do liên cầu hoặc chốc lở.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp câu hỏi bệnh viêm cầu thận có nguy hiểm không. Viêm cầu thận tuy có thể tự hồi phục nhưng đôi khi chuyển nặng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Do đó, bạn nên điều trị thận trọng, đúng phác đồ của bác sĩ cho tới khi khỏi hoàn toàn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *