Viêm màng ngoài tim

Viêm màng ngoài tim

Viêm màng ngoài tim

Viêm màng ngoài tim có thể xảy ra đột ngột và không kéo dài (cấp tính) hoặc nặng dần theo thời gian và cần điều trị lâu hơn (mạn tính). Cả hai loại này đều có thể gây ảnh hưởng tới chức năng bình thường của tim. Trong một số trường hợp hiếm gặp, viêm màng ngoài tim gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, dẫn đến loạn nhịp tim và gây tử vong.

Bạn đang đọc: Viêm màng ngoài tim

Cùng tìm hiểu về bệnh lý này qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu chung

Bệnh viêm màng ngoài tim là gì?

Màng ngoài tim có cấu trúc giống như một túi bao quanh tim, có hai lớp mỏng với chức năng giữ tim cố định và giúp tim hoạt động hiệu quả. Ở giữa hai lớp màng tim có một lượng nhỏ chất lỏng để giảm ma sát khi tim co bóp.

Viêm màng ngoài tim là bệnh lý trong đó màng ngoài tim bị viêm và sưng lên. Bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai nhưng phổ biến hơn ở nam giới.

Tình trạng màng ngoài tim bị viêm thường xuất hiện đột ngột, kéo dài từ vài tuần đến vài tháng và thường hết sau 3 tháng. Tuy nhiên, cũng có đôi khi tình trạng viêm màng ngoài tim tái phát nhiều lần trong nhiều năm. Một vài trường hợp có sự tăng lượng chất lỏng giữa hai màng tim, gọi là tràn dịch màng tim.

Có các loại viêm màng ngoài tim gồm:

  • Cấp tính: xuất hiện đột ngột
  • Mạn tính: kéo dài trên 3 tháng hoặc lâu hơn sau đợt cấp tính ban đầu
  • Co thắt: nghiêm trọng, trong đó các lớp màng ngoài của tim bị viêm cứng lại, tạo thành mô sẹo, dày lên và dính lại với nhau. Viêm màng ngoài tim co thắt cản trở chức năng tâm trương bình thường của tim. Tình trạng này thường xảy ra sau nhiều đợt viêm cấp tính.
  • Truyền nhiễm: xảy ra do nhiễm virus, vi khuẩn, nấm hoặc kí sinh trùng
  • Vô căn: không rõ nguyên nhân
  • Do chấn thương: viêm xảy ra sau một chấn thương vùng ngực, chẳng hạn như tai nạn xe hơi
  • Do ure huyết: viêm xảy ra do suy thận
  • Ác tính: viêm do ung thư.

Triệu chứng

Viêm màng ngoài tim

Những dấu hiệu và triệu chứng viêm màng ngoài tim là gì?

Triệu chứng thông thường của viêm màng ngoài tim là đau ngực. Cơn đau có thể đột ngột như dao đâm; nặng hơn khi ho, nuốt, hít thở sâu hoặc nằm thẳng và thuyên giảm nếu bạn ngồi dậy và nghiêng người về phía trước. Đôi khi, bạn phải cúi xuống hoặc ôm ngực để dễ thở hơn.

Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Đau lưng, cổ hoặc vai trái
  • Sốt
  • Tim đập nhanh hoặc không đều
  • Ho khan
  • Lo lắng hoặc mệt mỏi
  • Khó thở khi bạn nằm xuống
  • Sưng chân, bàn chân và mắt cá chân trong trường hợp nghiêm trọng.
  • Sưng phù ở chân hoặc khó thở mỗi khi gắng sức có thể là triệu chứng của viêm màng ngoài tim co thắt. Trường hợp này rất nghiêm trọng, màng tim bị cứng hoặc dày lên khiến tim không thể giãn nở khi bơm máu, làm máu ứ trệ tại phổi, gan và chân, dẫn đến phù nề và các triệu chứng khác của suy tim sung huyết. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể bị rối loạn nhịp tim.

    Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

    Gọi cấp cứu ngay lập tức nếu bạn có những triệu chứng đau ngực vì đây cũng có thể là triệu chứng của nhồi máu cơ tim.

    Nguyên nhân

    Viêm màng ngoài tim

    Nguyên nhân nào gây ra viêm màng ngoài tim?

    90% trường hợp không tìm được nguyên nhân rõ ràng, còn được gọi là viêm màng ngoài tim vô căn.

    10% còn lại có thể do:

    • Nhiễm vi-rút, thường là vi-rút đường tiêu hóa
    • Nhiễm trùng do vi khuẩn, bao gồm cả bệnh lao
    • Nhiễm nấm
    • Nhiễm ký sinh trùng
    • Một số bệnh tự miễn dịch, chẳng hạn như lupus, viêm khớp dạng thấp và xơ cứng bì
    • Chấn thương ở ngực, chẳng hạn như sau một tai nạn xe hơi
    • Suy thận gây viêm màng ngoài tim do urê huyết
    • Các khối u như u lympho
    • Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch (rất hiếm).

    Nguy cơ viêm màng ngoài tim của bạn cao hơn sau:

    • Một cơn nhồi máu cơ tim
    • Phẫu thuật tim hở (hội chứng sau phẫu thuật mở màng ngoài tim)
    • Xạ trị
    • Điều trị qua da, chẳng hạn như thông tim hoặc đốt sóng cao tần.

    Trong những trường hợp này, có thể viêm màng ngoài tim xảy ra do lỗi trong phản ứng của cơ thể đối với thủ thuật hoặc tình trạng sức khỏe. Đôi khi có thể mất vài tuần để các triệu chứng viêm màng ngoài tim phát triển sau phẫu thuật tim hở.

    Chẩn đoán và điều trị

    Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm màng ngoài tim?

    Tìm hiểu thêm: Bật mí các cách trị thở khò khè ở người lớn tại nhà đơn giản, hiệu quả

    Viêm màng ngoài tim

    Bác sĩ có thể chẩn đoán viêm màng ngoài tim thông qua bệnh sử, khám lâm sàng và một số xét nghiệm như:

    • Điện tâm đồ (ECG) xét nghiệm đơn giản này giúp phát hiện các thay đổi trong nhịp tim. Khoảng 50% bệnh nhân sẽ có thay đổi đặc trưng ở nhịp tim.
    • Chụp X-quang tim phổi để quan sát kích thước tim và dịch màng tim;
    • Siêu âm tim kiểm tra tràn dịch màng tim và cách hoạt động của tim. Siêu âm tim sẽ cho thấy các dấu hiệu điển hình của viêm màng ngoài tim co thắt
    • Chụp CT tìm canxi trong màng ngoài tim, chất lỏng, dấu hiệu viêm, khối u và những bất thường khác của các khu vực xung quanh tim
    • Chụp MRI kiểm tra tràn dịch màng tim, viêm hoặc dày màng ngoài tim hoặc dấu hiệu tim bị chèn ép
    • Thông tim để biết về áp lực làm đầy máu trong tim. Xét nghiệm này có thể xác nhận chẩn đoán viêm màng ngoài tim co thắt.
    • Xét nghiệm máu giúp bác sĩ biết chắc chắn bạn không bị nhồi máu cơ tim, kiểm tra hoạt động của tim có tốt hay không, kiểm tra dịch màng tim và giúp tìm ra nguyên nhân gây viêm. Thông thường, tốc độ máu lắng và nồng độ protein phản ứng C siêu nhạy cảm sẽ tăng.

    Ngoài ra, bác sĩ có thể làm các xét nghiệm khác để kiểm tra các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ hệ thống và viêm khớp dạng thấp.

    Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm màng ngoài tim?

    Hầu hết các trường hợp viêm màng ngoài tim đều nhẹ, chỉ cần nghỉ ngơi và điều trị đơn giản là có thể khỏi bệnh. Phương pháp điều trị chủ yếu là bằng thuốc. Một số trường hợp hiếm gặp có thể phải dẫn lưu dịch màng tim hoặc phẫu thuật.

    Thuốc

    Trong bước đầu tiên của quá trình điều trị, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc kháng viêm và giảm đau như ibuprofen hoặc aspirin liều cao. Nếu dùng ibuprofen liều cao, bạn có thể cần dùng thêm thuốc để bảo vệ đường tiêu hóa và cần tái khám thường xuyên để kiểm tra chức năng gan thận.

    Nếu triệu chứng nghiêm trọng kéo dài trên 2 tuần hoặc hết rồi tái phát, bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc chống viêm mạnh hơn như colchicine hoặc prednisone.

    Nếu bạn bị viêm màng ngoài tim mạn tính hoặc tái phát, bạn có thể cần dùng NSAID hoặc colchicine trong vài năm, ngay cả khi bạn cảm thấy bình thường. Thuốc lợi tiểu đôi khi được kê đơn nhằm điều trị nguyên nhân gây viêm màng ngoài tim co thắt do chất lỏng dư thừa trong hệ tuần hoàn. Nếu bạn có vấn đề về nhịp tim, bác sĩ cũng sẽ đưa ra cách điều trị cụ thể trong từng chẩn đoán.

    Viêm màng ngoài tim

    >>>>>Xem thêm: Chất kích thích liên quan đến rối loạn cương dương

    Bác sĩ cũng có thể xem xét điều trị bằng steroid hoặc các loại thuốc khác, chẳng hạn như azathioprine, globulin miễn dịch ở người IV, anakinra hoặc rilonacept.

    Nếu bị viêm màng ngoài tim do vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh, do nấm thì kê thuốc chống nấm. Trong trường hợp viêm màng tim do ung thư, cách tốt nhất là kiểm soát quá trình tân sinh của các tế bào ác tính.

    Thủ thuật và phẫu thuật

    Khi có tràn dịch màng tim lượng nhiều gây chèn ép tim, tim không hoạt động được bình thường và huyết áp có thể giảm sâu đến mức đe dọa tính mạng. Lúc này, bác sĩ sẽ chọc dịch màng ngoài tim. Trong đó, một kim tiêm hoặc ống dẫn (gọi là ống thông) được đưa vào giữa hai màng tim để dẫn lưu lượng dịch dư thừa, giảm áp lực cho tim.

    Cách chữa trị duy nhất của viêm màng ngoài tim co thắt mạn tính là phẫu thuật để loại bỏ màng tim. Điều này cần thiết cho những trường hợp có mô sẹo trong màng ngoài tim. Tuy nhiên, phẫu thuật thường không được sử dụng để điều trị cho những người bị viêm màng ngoài tim liên tục tái phát. Bởi vì, tình trạng viêm khiến quá trình lành vết thương sau phẫu thuật trở nên khó khăn hơn.

    Chế độ sinh hoạt phù hợp

    Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm màng ngoài tim?

    Bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh của mình tốt hơn nếu bạn lưu ý vài điều sau:

    • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi
    • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không nên tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc bỏ thuốc
    • Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh hoạt động mạnh.

    Hầu hết bệnh nhân có đáp ứng với thuốc điều trị trong vòng một tuần, nhưng cũng có thể tới hai tuần. Phục hồi sau phẫu thuật mất nhiều thời gian hơn, cần vài tuần hoặc vài tháng để khỏe mạnh hoàn toàn. Trong thời kì này, bạn nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về việc tập thể dục và hoạt động thể chất trở lại, bởi vì những hoạt động nặng có thể làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *