Khi tai trong nhiễm trùng và viêm có thể gây ra các rối loạn về giữ thăng bằng, hay còn gọi là viêm mê đạo tai. Vậy tình trạng viêm này là gì? Bệnh có nguy hiểm không? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Viêm mê đạo tai
Nội Dung
Viêm mê đạo tai là gì?
Viêm mê đạo tai là một chứng rối loạn tai trong. Hai dây thần kinh tiền đình ở tai trong có nhiệm vụ gửi thông tin về não bộ để giúp điều hướng không gian và kiểm soát cân bằng của cơ thể. Khi một trong những dây thần kinh này bị viêm sẽ gây ra viêm mê đạo.
Tình trạng viêm này gồm có hai dạng:
Viêm mê đạo tai do virus
Dạng nhiễm trùng này phổ biến hơn nguyên nhân vi khuẩn, nhưng các bác sĩ không có nhiều thông tin về bệnh này. Một số virus dường như có liên quan đến viêm mê đạo, bao gồm virus gây bệnh sởi, quai bị, viêm gan và các loại virus gây ra mụn rộp, thủy đậu hoặc bệnh zona.
Nếu bạn bị viêm mê đạo do virus, bạn chỉ bị ảnh hưởng ở một bên tai và thường sẽ nhanh chóng hồi phục. Tuy nhiên, bệnh có thể tái phát mà không cần báo trước.
Viêm mê đạo tai do vi khuẩn
Vi khuẩn gây viêm mê đạo theo hai cách:
- Vi khuẩn gây viêm tai giữa tạo ra chất độc xâm nhập vào tai trong và gây viêm, sưng.
- Nhiễm trùng ở xương xung quanh tai trong tạo ra độc tố gây ra các triệu chứng tương tự.
Ngoài ra, bệnh viêm tai giữa mạn tính cũng có thể dẫn đến tình trạng này.
Triệu chứng viêm mê đạo tai là gì?
Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến thính giác mà còn khiến người bệnh choáng. Đôi khi, bạn có thể gặp phải dấu hiệu nghiêm trọng hơn của bệnh, chẳng hạn như chóng mặt khiến bạn cảm thấy mọi thứ xung quanh quay tròn.
Các dấu hiệu khác của viêm mê đạo gồm:
- Mờ mắt
- Cảm thấy mất thăng bằng, giống như sắp ngã
- Cảm thấy cơ thể lâng lâng hoặc như đang lơ lửng
- Buồn nôn và ói mửa
- Ù tai hoặc mất thính giác
Các triệu chứng bệnh thường xuất hiện mà không báo trước. Ví dụ, bạn có thể nhận thấy các dấu hiệu bất thường khi mới thức dậy. Điều này có thể khiến bạn hoang mang và lo lắng. Nếu gặp khó khăn với khả năng giữ thăng bằng hoặc thị lực, bạn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ ngay.
Nguyên nhân gây viêm mê đạo
Viêm mê đạo có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể gây ra bệnh này như:
- Bệnh đường hô hấp, chẳng hạn như viêm phế quản
- Nhiễm virus ở tai trong
- Virus dạ dày
- Virus herpes
- Nhiễm trùng do vi khuẩn, bao gồm viêm tai giữa do vi khuẩn
- Sinh vật lây nhiễm, chẳng hạn như sinh vật gây bệnh Lyme
Bạn có nhiều nguy cơ phát triển bệnh viêm mê đạo nếu:
- Hút thuốc lá
- Uống nhiều rượu
- Có tiền sử dị ứng
- Thường mệt mỏi
- Đang bị căng thẳng tột độ
- Uống một số loại thuốc theo toa
- Dùng thuốc không kê đơn (đặc biệt là aspirin)
Làm thế nào để chẩn đoán viêm mê đạo tai?
Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây chóng mặt. Do đó, sẽ rất khó để chẩn đoán viêm mê đạo nếu chỉ dựa vào triệu chứng này.
Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng, tiền sử bệnh và kết quả khám sức khỏe của người bệnh.
Một số xét nghiệm giúp chẩn đoán viêm mê đạo như:
- Khám sức khỏe – bác sĩ có thể yêu cầu cử động đầu hoặc cơ thể và tai để kiểm tra các dấu hiệu viêm và nhiễm trùng
- Kiểm tra thính giác – bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu bị mất thính lực
Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra mắt của bạn. Nếu chúng nhấp nháy không kiểm soát được, đó thường là dấu hiệu cho thấy hệ thống tiền đình hoạt động không bình thường.
Những phương pháp nào giúp điều trị viêm mê đạo tai?
Tìm hiểu thêm: Cường giáp và suy giáp khác nhau thế nào?
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân viêm mũi dị ứng đến từ những thứ tưởng như vô hại
Một số thuốc có thể giúp thuyên giảm các triệu chứng bệnh, như:
- Thuốc kháng histamine theo toa, chẳng hạn như desloratadine
- Thuốc có thể giảm chóng mặt và buồn nôn, chẳng hạn như meclizine
- Thuốc an thần, chẳng hạn như diazepam
- Corticosteroid, chẳng hạn như prednisone
- Thuốc kháng histamine không kê đơn, chẳng hạn như fexofenadine, diphenhydramine hoặc loratadine.
Nếu bạn bị nhiễm trùng, bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc kháng sinh. Hãy dùng thuốc kháng sinh theo đúng chỉ định bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn nhé.
Ngoài việc dùng thuốc, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau để giảm chóng mặt:
- Tránh thay đổi nhanh vị trí hoặc chuyển động đột ngột.
- Ngồi yên khi bị chóng mặt.
- Từ từ đứng dậy từ tư thế nằm hoặc ngồi.
- Tránh nhìn ti vi, màn hình máy tính có đèn sáng hoặc nhấp nháy trong thời gian bị chóng mặt.
- Nếu chóng mặt xảy ra khi bạn đang ở trên giường, hãy thử ngồi dậy và giữ yên đầu. Ánh sáng yếu sẽ tốt hơn cho các triệu chứng của bạn hơn là bóng tối hoặc đèn sáng.
Nếu tình trạng chóng mặt tiếp tục kéo dài, bạn cần được trị liệu thể chất và nghề nghiệp để giúp cải thiện sự cân bằng.
Chóng mặt có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe hoặc điều khiển thiết bị máy móc của người bệnh. Do đó, bạn nên nhờ người đón đưa trước khi tình trạng bệnh cải thiện.
Phục hồi
Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng sẽ hết trong vòng 1-3 tuần và bạn sẽ hồi phục hoàn toàn trong vài tháng. Trong thời gian đó, các triệu chứng như chóng mặt và nôn mửa có thể cản trở bạn làm việc, lái xe hoặc tham gia các hoạt động xã hội.
Nếu các triệu chứng của bạn không được cải thiện sau vài tháng, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm bổ sung để loại trừ các bệnh lý khác.
Hầu hết mọi người chỉ bị một đợt viêm mê đạo, hiếm khi bệnh trở thành một tình trạng mãn tính.