Viêm mủ màng phổi

Viêm mủ màng phổi

Viêm mủ màng phổi

Viêm mủ màng phổi là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị ra sao thì không phải ai cũng biết. Mời bạn cùng Kenshin tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này thông qua bài viết ngay sau đây.

Bạn đang đọc: Viêm mủ màng phổi

Tìm hiểu chung

Viêm mủ màng phổi là gì?

Viêm mủ màng phổi là hiện tượng tập hợp mủ trong khoang màng phổi. Nó có thể là dịch mủ thật nhưng cũng có khi chưa thành mủ hẳn mà mới chỉ là chất dịch đục hoặc màu nâu nhạt. Tuy nhiên chất dịch này bao giờ cũng chứa xác bạch cầu đa nhân – thành phần cơ bản của mủ.

Bệnh thường xảy ra như một biến chứng của các bệnh lý nhiễm khuẩn ở các nơi khác nhau trong cơ thể như màng phổi, phổi, trung thất, thành ngực, ổ bụng hoặc do nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu). Bệnh cũng có thể hình thành sau các tổn thương cơ học ở lồng ngực như thủ thuật mở lồng ngực, phẫu thuật phổi hoặc chấn thương ngực.

Viêm mủ màng phổi

Về mặt giải phẫu học, màng phổi là khu vực trong khoang ngực nằm giữa màng phổi nội tạng (màng bên ngoài phổi) và màng phổi thành (màng lót bên trong thành ngực). Thông thường, khu vực này chỉ chứa khoảng vài “muỗng cà phê” dịch màng phổi. Màng phổi có sức đề kháng rất tốt nên khi có vi khuẩn lọt vào, chưa hẳn đã gây viêm mủ màng phổi. Bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: số lượng vi khuẩn, độc tính của vi khuẩn cũng như tình trạng sức khoẻ chung, khả năng đề kháng và miễn dịch của cơ thể. Khi mắc viêm mủ màng phổi, dịch màng phổi bị nhiễm trùng giống như mủ sẽ nhiều lên. Nếu dịch hiện diện trong khoang màng phổi sẽ dẫn đến tràn dịch màng phổi.

Phân loại viêm mủ màng phổi

Dựa trên tổn thương cơ thể, có thể chia viêm mủ màng phổi thành lan tỏa và khu trú. Dựa trên diễn tiến bệnh lý lâm sàng, bệnh chia thành cấp tính và mạn tính. Dựa trên nguyên nhân bệnh sinh, bệnh phân loại thành nguyên phát và thứ phát. Viêm mủ màng phổi nguyên phát có nguồn gốc nhiễm trùng trực tiếp từ bệnh lý nội khoa, viêm phổi. Viêm mủ màng phổi thứ phát bao gồm tất cả các nguồn gốc ngoại khoa.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm mủ màng phổi là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện do sự hiện diện của nhiễm trùng cũng như áp lực lên phổi và ngực do sự gia tăng chất lỏng trong khoang màng phổi.

Viêm mủ màng phổi

Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của viêm mủ màng phổi bao gồm:

  • Sốt và ớn lạnh
  • Đổ mồ hôi ban đêm, có thể gây phiền toái đến mức bạn phải thay áo nhiều lần
  • Đau ngực, thường nặng hơn khi hít vào
  • Khó thở: Tùy thuộc vào lượng dịch và mức độ nghiêm trọng của căn nguyên bệnh mà tình trạng khó thở sẽ đến nhanh hay chậm
  • Ho khan
    • Nấc cụt do tích tụ chất lỏng ở màng phổi có thể kích thích cơ hoành và dây thần kinh cơ ở vùng này, dẫn đến nấc
    • Sụt cân không chủ đích – giảm 5% trọng lượng cơ thể trong khoảng thời gian 6 tháng hoặc ít hơn mà không cố ý giảm
    • Mệt mỏi, cảm giác không khỏe khoắn, thường xuyên thiếu năng lượng.

    Nguyên nhân

    Nguyên nhân của viêm mủ màng phổi là gì?

    Có một số tình trạng bệnh lý khác nhau có thể dẫn đến một viêm mủ màng phổi, chẳng hạn như:

    Đối với viêm mủ màng phổi tiên phát (hiếm gặp): Bệnh thường phát sinh sau vết thương thấu phổi từ chấn thương vùng ngực do ngã hay tai nạn hoặc từ phẫu thuật lồng ngực như trong điều trị ung thư phổi hoặc bệnh tim.

    Đối với viêm mủ màng phổi thứ phát:

    • Do các bệnh ở phổi như viêm phổi, áp xe phổi, giãn phế quản, ung thư phổi bội nhiễm.
    • Các bệnh trung thất như rò khí phế phản, rò thực quản, áp xe hạch trung thất.
    • Các bệnh thành ngực như viêm xương sườn, áp xe vú,…
    • Các bệnh dưới cơ hoành và trong ổ bụng: áp xe dưới cơ hoành, áp xe gan, viêm phúc mạc,…
    • Bệnh toàn thân như nhiễm khuẩn huyết.
    • Các vi khuẩn gây viêm mủ màng phổi: tụ cầu vàng, liên cầu, phế cầu, các vi khuẩn Gram âm như Pseudomonas, Klebsiella pneumoniae, Escherichia coli, Aerobacter aerogenes, Proteus, Bacteroides, Salmonella,… Ngoài ra, vi khuẩn lao cũng có thể gây viêm mủ màng phổi.

    Những ai có nguy cơ mắc viêm mủ màng phổi?

    Tìm hiểu thêm: Tiểu đường không phụ thuộc insulin là gì? Có nguy hiểm không?

    Viêm mủ màng phổi

    Những đối tượng với các tình trạng sức khỏe sau đây có nhiều nguy cơ mắc viêm mủ màng phổi:

    • Bệnh tiểu đường
    • Tiền sử nghiện rượu
    • Các bệnh tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp
    • Hệ thống miễn dịch bị ức chế (trong hóa trị liệu)
    • Các bệnh về phổi như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD và viêm phế quản mạn tính
    • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

    Chẩn đoán và điều trị

    Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán viêm mủ màng phổi?

    Để chẩn đoán bệnh này, trước tiên, các bác sĩ cần nắm tiền sử bệnh và kiểm tra lâm sàng. Tiền sử bệnh có thể giúp xác định các yếu tố rủi ro còn khám lâm sàng giúp củng cố kết quả khi người bệnh bị sốt, khó thở, đau ngực khu trú, hội chứng ba giảm (biểu hiện đau một bên ngực, khó thở, ho khan hoặc có đờm).

    Ngoài ra còn có các kỹ thuật như:

    • Chẩn đoán hình ảnh. Người bệnh có thể được chụp X-quang hoặc chụp CT ngực hay siêu âm có thể giúp gợi ý chẩn đoán viêm mủ màng phổi.
      • Chọc dò dịch màng phổi. Mặc dù thực hiện các chẩn đoán hình ảnh đã có thể xác định được bệnh, chọc dò dịch màng phổi cũng có thể được chỉ định. Kết quả là dương tính khi mẫu bệnh phẩm có mủ đặc hoặc vàng đục (thành phần chủ yếu là tế bào đa nhân), soi tươi có vi trùng hoặc cấy mủ thành công.

      Những phương pháp điều trị viêm mủ màng phổi

      Viêm mủ màng phổi

      >>>>>Xem thêm: Viêm amidan hốc mủ là gì? Có cắt được được không?

      Nguyên tắc điều trị bệnh này đòi hỏi cả 2 việc: làm sạch mủ trong khoang màng phổi và điều trị nhiễm trùng, triệu chứng cơ bản. Phải điều trị sớm, tích cực và toàn diện theo giai đoạn bệnh.

      Làm sạch mủ

      Có nhiều biện pháp để làm sạch mủ như chọc hút màng phổi, mở màng phổi dẫn lưu kín hoặc phẫu thuật bóc tách màng phổi. Kỹ thuật chọc hút màng phổi áp dụng với tất cả các trường hợp chẩn đoán nguyên nhân và cần hỗ trợ điều trị. Phẫu thuật bóc tách màng phổi và ổ mủ chỉ được thực hiện khi điều trị bằng kháng sinh và dẫn lưu sau 7 ngày không có kết quả khiến tình trạng toàn thân xấu đi, suy hô hấp, có hiện tượng rò khí – phế mạc (chỉ định mổ cấp cứu), cần giảm thời gian điều trị và hạn chế tối đa biến chứng của bệnh.

      Điều trị nhiễm trùng

      Các bác sĩ thường sẽ bắt đầu chỉ định dùng kháng sinh ngay khi mẫu bệnh phẩm của người bệnh cho thấy có khả năng bị nhiễm trùng. Việc chọn loại kháng sinh sẽ phụ thuộc vào kết quả xét nghiệm tìm ra chủng vi khuẩn gây bệnh, do đó sẽ không được tiến hành ngay lập tức. Sau khi bắt đầu dùng kháng sinh, các xét nghiệm đo độ nhạy sẽ được thực hiện nên người bệnh có thể cần thay đổi loại thuốc sau đó cho phù hợp nhất.

      Điều trị triệu chứng

      Ngoài ra, người bệnh có thể thực hiện liệu pháp oxy, liệu pháp bù dịch, thăng bằng kiềm toan, kiểm soát lượng albumin máu. Bên cạnh đó, cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng, năng lượng, nâng cao thể trạng bằng truyền đạm, truyền máu, các loại sinh tố, tập thở để phục hồi khả năng đàn hồi của nhu mô phổi, tránh xẹp phổi.

      Tiên lượng

      Tiên lượng sống của bệnh viêm mủ màng phổi

      Tiên lượng của viêm mủ màng phổi phụ thuộc phần lớn vào nguyên nhân, con đường hình thành bệnh. Do mức độ nghiêm trọng của bệnh sinh, tỷ lệ tử vong của bệnh có thể lên tới 30%. Số ca mắc bệnh đang gia tăng vì sự phổ biến của những loại vi khuẩn gây ra tình trạng này.

      Nếu được điều trị đúng và tích cực ngay từ giai đoạn cấp tính thì người bệnh có thể khỏi sau 2-4 tuần. Nếu điều trị không tốt hoặc không được điều trị kịp tời thì mủ màng phổi sẽ trở thành mãn tính và dẫn tới các biến chứng nặng.

      Biến chứng

      Viêm mủ màng phổi có thể gây ra những biến chứng gì?

      Bệnh có thể gây các biến chứng tại chỗ như vỡ gây rò mủ qua thành ngực, rò màng phổi – phế quản. Có trường hợp rò màng phổi – thực quản hoặc vỡ ổ mủ màng phổi qua cơ hoành vào ổ bụng. Bên cạnh đó, các biến chứng toàn thân có thể có là suy kiệt do nhiễm trùng nặng kéo dài, áp-xe các cơ quan khác (não, thận…), suy tim.

      Để lại một bình luận

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *